Kiến thức:
- Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Biết thể hiện lời đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn truyện.
Kỹ năng:
- Hiểu ý nghĩa các từ mới: con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên.
- Hiểu nội dung bài: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương quý trọng nòi giống cho HS.
11 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt 2 Tuần 32 Trường Tiểu học Tây Đô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân, đọc theo nhóm đọc đồng thanh các từ bên
Mỗi HS đọc 1 dòng theo hình thức tiếp nối.
Chú ý luyện ngắt giọng các câu
Những đêm hè/
Khi ve ve/
Đã ngủ//
Tôi lắng nghe/
Trên đường Trần Phú//
Tiếng chổi tre/
Xao xác/
Hàng me//
Tiếng chổi tre/
Đêm hè
Quét rác //
Tiếp nối nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng)
Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Vào những đêm hè rất muộn và những đêm đông lạnh giá.
Khi ve ve đã ngủ; khi cơn giông vừa tắt, đường lạnh ngắt.
Chị lao công/ như sắt/ như đồng.
Chị lao công làm việc rất vất vả, công việc của chị rất có ích, chúng ta phải biết ơn chị.
Chúng ta phải luôn giữ gìn vệ sinh chung.
HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh, thuộc lòng từng đoạn.
HS học thuộc lòng.
5 HS đọc.
LUYệN Từ
Từ TRáI NGHĩA.
I. Mục tiêu
.Kiến thức:
Mở rộng và hệ thống hóa các từ trái nghĩa.
Hiểu ý nghĩa của các từ.
.Kỹ năng:
Biết cách đặt dấu chấm, dấu phẩy.
Thái độ:
Ham thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học
GV: Thẻ từ ghi các từ ở bài tập 1. Bảng ghi sẵn bài tập 1, 2.
HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ
Gọi 3 đến 5 HS lên bảng. Mỗi HS viết 1 câu ca ngợi Bác Hồ.
Chữa, nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới
Giới thiệu: .
v Hướng dẫn làmbài
Bài 1
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 1 HS đọc phần a.
Gọi 2 HS lên bảng nhận thẻ từ và làm bằng cách gắn các từ trái nghĩa xuống phía dưới của mỗi từ.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Các câu b, c yêu cầu làm tương tư.
Cho điểm HS.
Bài 2
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Chia lớp thành 2 nhóm, cho HS lên bảng điền dấu tiếp sức. Nhóm nào nhanh, đúng sẽ thắng cuộc.
Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố – Dặn dò
Trò chơi: Ô chữ.
GV chuẩn bị các chữ viết vào giấy úp xuống: đen; no, khen, béo, thông minh, nặng, dày.
Gọi HS xung phong lên lật chữ. HS lật chữ nào phải đọc to cho cả lớp nghe và phải tìm được từ trái nghĩa với từ đó. Nếu không tìm được phải hát một bài.
Nhận xét trò chơi.
Nhận xét tiết học.
Mở SGK trang 120.
Đọc, theo dõi.
Đọc, theo dõi.
2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Đẹp – xấu; ngắn – dài
Nóng – lạnh; thấp – cao.
Lên – xuống; yêu – ghét; chê – khen
Trời – đất; trên – dưới; ngày - đêm
HS chữa bài vào vở.
Đọc đề bài trong SGK.
2 nhóm HS lên thi làm bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc ít người khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”.
CHíNH Tả
TIếNG CHổI TRE
I. Mục tiêu
.Kiến thức:
Nghe viết đúng, đẹp đoạn từ Những đêm đông ...Em nghe.
Kỹ năng:
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/n; it/ich.
Thái độ:
Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2.
HS: Vở.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ
Gọi 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp theo GV đọc.
Nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới
Giới thiệu:
Giờ Chính tả hôm nay lớp mình sẽ viết bài tập đọc Tiếng chổi tre và làm các bài tập.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết
Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn cần viết.
Đoạn thơ nói về ai?
Công việc của chị lao công vất vả ntn?
Qua đoạn thơ, em hiểu điều gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Bài thơ thuộc thể thơ gì?
Những chữ đầu dòng thơ viết ntn?
Nên bắt đầu dòng thơ từ ô thứ 3 trong vở.
c) Hướng dẫn viết từ khó
Hướng dẫn HS viết các từ sau:
+ lặng ngắt, quét rác, gió rét, như đồng, đi về.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 1
Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm.
Gọi HS làm bài trên bảng lớp, nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
Bài 2
Gọi HS đọc yêu cầu.
Chia lớp mình 2 nhóm. Yêu cầu HS tìm các từ theo hình thức tiếp sức.
Nhận xét, tuyên dương các nhóm tìm nhanh và đúng.
3. Củng cố – Dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm lại bài tập vào vở.
3 HS lên bảng viết các từ sau:
vội vàng, vất vả, ra vào, ngắn dài, quàng dây, nguệch ngoạc.
3 đến 5 HS đọc.
Chị lao công.
Chị phải làm việc vào những đêm hè, những đêm đông giá rét.
Chị lao công làm công việc có ích cho xã hội, chúng ta phải biết yêu quý, giúp đỡ chị.
Thuộc thể thơ tự do.
Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa.
HS đọc và viết các từ bên.
Tự làm bài theo yêu cầu:
2 HS đọc yêu cầu.
HS lên làm theo hình thức tiếp sức.
a) lo lắng – no nê
lâu la – cà phê nâu
con la – quả na
cái lá – ná thun
lề đường – thợ nề…
b) bịt mắt – bịch thóc
thít chặt – thích quá
chít tay – chim chích
khụt khịt – khúc khích
TậP LàM VĂN
ĐáP LờI Từ CHốI.
I. Mục tiêu
Kiến thức:
Biết đáp lời từ chối của người khác trong các tình huống giao tiếp với thái độ lịch sự, nhã nhặn.
Kỹ năng:
Biết kể lại chính xác nội dung một trang trong sổ liên lạc của mình.
Thái độ:
Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Sổ liên lạc
HS: Vở.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ Gọi HS đọc bài văn viết về Bác Hồ.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Bài mới
Giới thiệu:
Tuần trước các con đã biết đáp lại lời khen ngợi. Giờ học hôm nay các con sẽ học cách đáp lời từ chối sao cho lịch sự. Sau đó, các em sẽ kể lại một trang trong sổ liên lạc của mình.
Hướng dẫn làm bài
Bài 1
Gọi HS đọc yêu cầu.
Bạn nam áo tím nói gì với bạn nam áo xanh?
Bạn kia trả lời thế nào?
Lúc đó, bạn áo tím đáp lại thế nào?
Khi bạn áo tím hỏi mượn bạn áo xanh quyển truyện thì bạn áo xanh nói Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong.
Đây là một lời từ chối, bạn áo tím đã đáp lại lời từ chối một cách rất lịch sự Thế thì tớ mượn sau vậy.
Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm lời đáp khác cho bạn HS áo tím.
Gọi HS thực hành đóng lại tình huống trên trước lớp.
Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt.
Bài 2
Gọi HS đọc yêu cầu và đọc các tình huống của bài.
Gọi 2 HS lên làm mẫu với tình huống 1.
Với mỗi tình huống GV gọi từ 3 đến 5 HS lên thực hành.
Bài 3
Gọi HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS tự tìm một trang sổ liên lạc mà mình thích nhất, đọc thầm và nói lại theo nội dung:
+ Lời ghi nhận xét của thầy cô.
+ Ngày tháng ghi.
+ Suy nghĩ của con, việc con sẽ làm sau khi đọc xong trang sổ đó.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố – Dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn HS luôn tỏ ra lịch sự, văn minh trong mọi tình huống giao tiếp.
3 đến 5 HS đọc bài làm của mình.
Đọc yêu cầu của bài.
Bạn nói: Cho tớ mượn truyện với!
Bạn trả lời: Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong.
Bạn nói: Thế thì tớ mượn sau vậy.
Suy nghĩ và tiếp nối nhau phát biểu ý kiến:
3 cặp HS thực hành.
1 HS đọc yêu cầu, 3 HS đọc tình huống.
Đọc yêu cầu trong SGK.
HS tự làm việc.
5 đến 7 HS được nói theo nội dung và suy nghĩ của mình.
ôn tập đọc- chính tả
I. Mục tiêu
Đọc lưu loát được cả bài quyển sổ liên lạc. Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
Giọng đọc nhẹ nhàng, cảm động, phân biệt được lời của từng nhân vật.
Hiểu ý nghĩa các từ mới: lắm hoa tay, lời phê, hy sinh.
Viết được đoạn 2 bài tập đọc vào vở chính tả chữ đẹp không sai lỗi chính tả
II. Chuẩn bị
Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ
Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài tiếng chổi tre
Nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới
Giới thiệu:
v Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu toàn bài.
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức tiếp nối, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài.
Hỏi: Trong bài có những từ nào khó đọc?
Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn
Nêu yêu cầu đọc đoạn và hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Ai cũng bảo … viết thêm ở nhà.
+ Đoạn 2: Một hôm … nhiều hơn.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
Yêu cầu HS luyện đọc từng đoạn.
Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo đoạn trước lớp, Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Cả lớp đọc đồng thanh
v Hoạt động 2: Viết chính tả
Đọc cho học sinh viết đoạn 2 bài chính tả vào vở
Thu chấm bài viết của học sinh
Nhận xét bài viết
3.Củng cố- Dặn dò : Nhận xét tiết học
3 HS tiếp nối nhau, mỗi HS đọc 1 đoạn, 1 HS đọc cả bài. HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 5 của bài.
HS theo dõi và đọc thầm theo.
Từ: sổ liên lạc, lắm hoa tay, lời thầy, nguệch ngoạc, luyện viết.
HS đọc bài tiếp nối, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc một câu.
Đọc từng đoạn kết hợp luyện ngắt giọng câu:
Trung băn khoăn://
Sao chữ bố đẹp thế mà thầy còn chê?// Bố bảo://
Đấy là do sau này bố tập viết rất nhiều./ Chữ mới được như vậy.//
Thế bố có được khen không?// Giọng bố buồn hẳn://
HS tiếp nối nhau đọc các đoạn 1, 2, 3
Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
-Nghe viết bài vào vở
Ôn : tập làm văn
I. Mục tiêu: Rèn cho học sinh kỹ năng:
- Đáp lời từ chối của người khác một cách lịch sự
- Viết đoạn văn ngắn kể về loài chim hoặc một loài gia cầm mà em biết
II.Các hoạt động dạy- học
Giới thiệu bài.
Luyện tập
Chép bài lên bảng yêu cầu học sinh làm bài
Bài 1. Hãy nói lời đáp của em trong các trường hợp sau:
Cậu vào nhà mình chơi đi
Thôi bây giờ muộn rồi, để lúc khác mình vào
..............................................
Lan ơi cho mình mượn tờ báo một chút
Mình đang đọc mà
-...............................................................
Thanh ơi đi hoc đi
-Cậu cứ đi trước đi mình còn đang chuẩn bị sách vở
.............................................................
Bạn cho mình mượn chiếc bút để viết bài
-Nhưng mình cũng chỉ có một chiếc bút
-...................................................................
Bài 2. Hãy viết đoạn đối thoại theo yêu cầu sau:
a.Lời chúc mừng.
Đáp lời chúc mừng
Lời cảm ơn
Đáp lời cảm ơn
Lời khẳng định
- Đáp lời khẳng định
Bài 3. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một loài chim hoặc một loài gia cầm mà em biết
Học sinh làm bài xong GV thu vở chấm của một số học sinh
Nhận xét bài làm của học sinh
3. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học
File đính kèm:
- tuan 32.doc