Kiến thức:
- Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Phân biệt được lời của các nhân vật.
Kỹ năng:
- Hiểu nghĩa của các từ mới: hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ.
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở, học hành của các cháu. Bác luôn khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà, dũng cảm.
11 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1007 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt 2 Tuần 30 Trường Tiểu học Tây Đô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu:
Từ ngữ về Bác Hồ.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài
Bài 1 Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Chia lớp thành 4 nhóm phát cho mỗi nhóm nhận 1 tờ giấy và bút dạ và yêu cầu:
+ Nhóm 1, 2 tìm từ theo yêu cầu a.
+ Nhóm 3, 4 tìm từ theo yêu cầu b.
Sau 5 phút thảo luận, gọi các nhóm lên trình bày kết quả hoạt động.
Nhận xét, chốt lại các từ đúng. Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng, hay.
Bài 2
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi HS đặt câu dựa vào các từ trên bảng. Không nhất thiết phải là Bác Hồ với thiếu nhi mà có thể đặt câu nói về các mối quan hệ khác.
Tuyên dương HS đặt câu hay.
Bài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Cho HS quan sát và tự đặt câu.
Gọi HS trình bày bài làm của mình. .
Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt.
3. Củng cố – Dặn dò
Cho HS tự viết lên cảmxúc của mình về Bác trong 5 phút.
Gọi một số HS xung phong đọc.
Nhận xét, cho điểm HS.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
Nhận đồ dùng và hoạt động nhóm.
Đại diện các nhóm lên dán giấy trên bảng, sau đó đọc to các từ tìm được.
Đặt câu ới mỗi từ em tìm được ở bài tập 1.
HS nối tiếp nhau đọc câu của mình (Khoảng 20 HS). Ví dụ:
Em rất yêu thương các em nhỏ.
Bà em săn sóc chúng em rất chu đáo.
yêu cầu trong SGK.
HS làm bài cá nhân.
CHíNH Tả
CHáU NHớ BáC Hồ
I. Mục tiêu
Kiến thức:
Nghe và viết lại đúng, đẹp 6 dòng thơ cuối trong bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ.
Kỹ năng:
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/tr; êt/êch.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng viết sẵn bài tập 2.
HS: Vở.
III. Các hoạt độngdạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. . Bài cũ..
Gọi 3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào nháp theo yêu cầu.
Gọi HS đọc các tiếng tìm được.
Nhận xét các tiếng HS tìm được.
2. Bài mới
Giới thiệu:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
A) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
GV đọc 6 dòng thơ cuối.
Đoạn thơ nói lên tình cảm của ai với ai?
Những chi tiết nào nói lên bạn nhỏ rất nhớ và kính yêu Bác Hồ?
B) Hướng dẫn cách trình bày
Đoạn thơ có mấy dòng?
Dòng thơ thứ nhất có mấy tiếng?
Dòng thơ thứ hai có mấy tiếng?
Bài thơ thuộc thể thơ nào? Khi viết cần chú ý điều gì?
Đoạn thơ có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
C) Hướng dẫn viết từ khó
Hướng dẫn HS viết các từ sau:
+ bâng khuâng, vầng trán, ngẩn ngơ.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu 2 HS lên bảng làm.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Trò chơi (GV chọn 1 trong 2 yêu cầu của bài)
GV chia lớp thành 2 nhóm. Tổ chức cho hai nhóm bốc thăm giành quyền nói trước. Sau khi nhóm 1 nói được 1 câu theo yêu cầu thì nhóm 2 phải đáp lại bằng 1 câu khác. Nói chậm sẽ mất quyền nói. Mỗi câu nói nhanh, nói đúng được tính 1 điểm. Nhóm nào được nhiều điểm hơn là nhóm thắng cuộc. Cử 2 thi kí ghi lại câu của từng nhóm.
Yêu cầu HS đọc các câu vừa đặt được.
Tổng kết trò chơi
3 Củng cố – Dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết lại các câu vừa tìm được và chuẩn bị bài sau: Việt Nam có Bác.
Tìm tiếng có chứa vần êt/êch.
Theo dõi.
Đoạn thơ nói lên tình cảm của bạn nhỏ miền Nam đối với Bác Hồ.
Đêm đêm bạn mang ảnh Bác ra ngắm, bạn hôn ảnh Bác mà ngỡ được Bác hôn.
Đoạn thơ có 6 dòng.
Dòng thơ thứ nhất có 6 tiếng.
Dòng thơ thứ hai có 8 tiếng.
Bài thơ thuộc thể thơ lục bát, dòng thơ thứ nhất viết lùi vào một ô, dòng thơ thứ hai viết sát lề.
Viết hoa các chữ đầu câu: Đêm, Giở, Nhìn, Càng, Om.
Viết hoa chữ Bác để tỏ lòng tôn kính với Bác Hồ.
HS đọc cá nhân, đồng thanh và viết các từ bên bảng con.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi và cùng suy nghĩ.
2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở Bài tập Tiếng Việt.
a) chăm sóc, một trăm, va chạm, trạm y tế.
b) ngày Tết, dấu vết, chênh lệch, dệt vải.
HS 2 nhóm thi nhau đặt câu.
TậP LàM VĂN
NGHE – TRả LờI CÂU HỏI
I. Mục tiêu
Kiến thức:
Nghe kể và nhớ được nội dung câu chuyện Qua suối.
Trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện.
Kỹ năng:
Viết được câi trả lời theo ý hiểu của mình.
Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người. Bác lo kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người đi sau khỏi ngã.
Thái độ:
Biết nghe, đánh giá câu trả lời của bạn.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ câu chuyện.
HS: SGK, Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ. Gọi HS kể lại và trả lời câu hỏi về câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương.
Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
Cây hoa xin Trời điều gì?
Vì sao Trời lại cho hoa toả hương thơm vào ban đêm?
Nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới
Giới thiệu:
Bác Hồ muôn vàn kính yêu không quan tâm đến thiếu nhi mà Bác còn rất quan tâm đến cuộc sống của mọi người. Câu chuyện Qua suối hôm nay các con sẽ hiểu thêm về điều đó.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài
Bài 1
GV treo bức tranh.
GV kể chuyện lần 1.
Gọi HS đọc câu hỏi dưới bức tranh.
GV kể chuyện lần 2: vừa kể vừa giới thiệu tranh.
GV kể chuyện lần 3. Đặt câu hỏi:
a) Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu?
b) Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ?
c) Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì?
d) Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ?
Yêu cầu HS thực hiện hỏi đáp theo cặp.
Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
v Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 2
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 2 HS thực hiện hỏi đáp.
Yêu cầu HS tự viết vào vở.
Gọi HS đọc phần bài làm của mình.
Cho điểm HS.
3. Củng cố – Dặn dò
Qua câu chuyện Qua suối em tự rút ra được bài học gì?
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.
3 HS kể lại truyện và trả lời câu hỏi về câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương. Bạn nhận xét
Quan sát.
Lắng nghe nội dung truyện.
Bác và các chiến sĩ đi công tác.
Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ bị sẩy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh.
Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa.
Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người. Bác quan tâm đến anh chiến sĩ xem anh ngã có đau không. Bác còn cho kê lại hòn đá để người sau không bị ngã nữa.
8 cặp HS thực hiện hỏi đáp.
HS 1: Đọc câu hỏi.
HS 2: Trả lời câu hỏi.
1 HS kể lại.
Đọc đề bài trong SGK.
HS 1: Đọc câu hỏi.
HS 2: Trả lời câu hỏi.
HS tự làm.
5 HS trình bày.
Phải biết quan tâm đến người khác./ Cần quan tâm tới mọi người xung quanh./ Làm việc gì cũng phải nghĩ đến người khác.
Ôn :TậP ĐọC- chính tả
Mục tiêu
Đọc lưu loát được toàn bàixem truyền hình đọc đúng các từ khó, dễ lẫn .
Đọc ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
Viết đượcđúng đẹp đoạn2 bài tập đọc.
Hiểu ý nghĩa các từ mới: chật ních, phát thanh viên, háo hức, bình phẩm.
Có ý thức xem truyền hình để bồi dưỡng kiến thức.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. Các hoạt độngdạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ.
Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng.
Nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới
Giới thiệu:
v Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng đọc:
+ Giọng người kể: vui, nhẹ nhàng.
+ Giọng Liên: tỏ ra hiểu biết.
+ Giọng cô phát thanh viên: rõ ràng, thong thả.
+ Giọng bà con xem ti vi: ngạc nhiên, vui thích.
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài.
Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm).
Yêu cầu HS đọc từng câu.
c) Luyện đọc đoạn. bài thành 3 đoạn.
Gọi 1 HS đọc đoạn 1. Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi, nếu có.
Gọi HS đọc đoạn 2.
Hướng dẫn HS ngắt giọng và đọc diễn cảm đoạn 2.
Gọi HS đọc lại đoạn 2.
Gọi HS đọc đoạn 3. Nghe và chỉnh cách ngắt câu, giọng đọc của HS cho đúng.
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Cả lớp đọc đồng thanh
v Hoạt động 2: Ôn chính tả
Giáo viên đọc mẫu đoạn 2 bài xem truyền hình cho h/s nghe viết bài vào vở.
Yêu cầu h/s viết bài vào vở
Đọc lại bài cho h/s soát lỗi
Thu chấm 1 số vở của học sinh
Nhận xét bài viết của h/s
3/ Củng cố - Dăn dò.
Nhận xét tiết học.
3 HS đọc bài, mỗi HS đọc một đoạn và trả lời câu hỏi cuối bài.
Theo dõi và đọc thầm theo.
+ Các từ : truyền hình, vô tuyến, chật ních, háo hức, bình phẩm, ăn bắp nướng.
Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
Đoạn 1: Nhà chú La … về xã nhà.
Đoạn 2: Chưa đến … trẻ quá.
Đoạn 3: Phần còn lại.
1 HS đọc bài.
1 HS khá đọc bài.
Luyện đọc các câu:
+ Chưa đến 7 giờ,/ nhà chú La đã chật ních người.// Ai cũng háo hức chờ xem/ cái máy phát hình xã mình thế nào.//
+ Đây rồi!// Giọng cô phát thanh viên trong trẻo: // “Vừa qua,/ xã Hoa Ban đã tổ chức lễ kỉ niệm sinh nhật Bác/ và phát động trồng 1000 gốc thông phủ kín đồi trọc.”//
+ Những tiếng reo vui, bình phẩm nổi lên: “A,/ núi hồng//! Kìa,/ Chú La,/ đúng không? Chú La trẻ quá!”//
1 HS đọc lại đoạn 2.
1 HS đọc đoạn 3.
Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng).
Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Viết bài theo yêu cầu.
I
Luyện chữ
I/Mục tiêu.
Rèn cho h/s kỹ năng ;
- Viết chữ M kiểu 2
- Viết đúng cỡ chữ , kiểu chữ và các câu ứng dụng
II/ đồ dùng day – học:
Bảng phụ viết sẵn các câu ứng dụng.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1// Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng viết câu: Mắt sáng như sao
- Yêu cầu học sinh viết chữ Mắt
- Nhận xét
2/ Dạybài mới
a/ Giới thiệu bài.
b/ Luyện viết.
-Gọi học sinh nêu quy trình viết chữ M
- Giáo viên nhận xét và nêu lại quy trình viết chữ M
-Yêu cầu học sinh viết chữ M vào bảng con
- Nhận xét
- Treo bảng phụ viết sẵn câu ứng dụng
- Gọi học sinh đọc các câu ứng dụng.
- Yêu cầu học sing nhận xét về độ cao và cách viết , khoảng cách các con chữ và các chữ trong câu úng dụng.
- Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
- Thu và chấm một số bài của học sinh.
- Nhận xét bài viết của học sinh.
3/ Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- tuan30.doc