I. MỤC TIÊU
- HS hiểu thêm cách pha màu.
- HS pha được các màu theo hướng dẫn.
- HS yêu thích và ham thích vẽ.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên
- Vở Thực hành mĩ thuật 4.
- Hình giới thiệu ba màu cơ bản, bảng màu giới thiệu các màu nóng, màu lạnh và màu bổ túc.
Học sinh
- Vở thực hành mĩ thuật 4.
- Màu vẽ các loại.
7 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thực hành mĩ thuật Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 200
Thực hành mĩ thuật
Bài 1: vẽ trang trí
Màu sắc
I. Mục tiêu
- HS hiểu thêm cách pha màu.
- HS pha được các màu theo hướng dẫn.
- HS yêu thích và ham thích vẽ.
II. Chuẩn bị
Giáo viên
- Vở Thực hành mĩ thuật 4.
- Hình giới thiệu ba màu cơ bản, bảng màu giới thiệu các màu nóng, màu lạnh và màu bổ túc.
Học sinh
- Vở thực hành mĩ thuật 4.
- Màu vẽ các loại.
III. các hoạt động dạy học - chủ yếu
Hoạt động của học sinh
TG
Hoạt động của giáo viên
* ổn định tổ chức lớp
1’
Kiểm tra đồ dùng học tập
* Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
3’
- Yêu cầu HS nhắc lại 3 màu cơ bản (đỏ, vang, xanh lam).
+ Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi.
- Từ ba màu cơ có thể pha được các màu:
+ Màu đỏ pha với màu vàng được màu da cam.
+ Màu xanh lam pha với màu vàng được màu xanh lục.
+ Màu đỏ pha với xanh lam được màu tím.
+ Đỏ bổ túc với xanh lục và ngược lại.
+ Lam bổ túc với da cam và ngược lại.
+ Vàng bổ túc cho tím và ngược lại.
Hoạt động 2: Cách vẽ
3
- Yêu cầu HS
+ Quan sát hình vẽ trong Vở Thực hành mĩ thuật 4. bài1.
- Gợi ý HS
+ Quan sát bài vẽ màu mẫu để vẽ bài tốt hơn.
Hoạt động 3: Thực hành
24’
- Yêu cầu HS
- Nhắc HS
- Vẽ gam màu nóng và gam màu lạnh vào hai hình trong Vở Thực hành mĩ thuật 4. bài1.
+ Vẽ màu đều, không tràn ra ngoài hình vẽ.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
3’
- Cùng HS nhận xét một số bài vẽ về:
+ Cách vẽ màu (gam màu nóng, gam màu lạnh).
+ Vẽ màu không tràn ra ngoài hình vẽ, màu vẽ đều.
- Yêu cầu HS
+ Tìm ra bài đẹp theo ý thích.
- Đánh giá một số bài.
Dặn dò HS
1’
+ Quan sát hoa, lá và chuẩn bị một số bông hoa, chiếc lá thật làm mẫu vẽ cho bài sau.
Thứ .... ngày .. tháng .... năm 200
Thực hành mĩ thuật
Bài 2: Vẽ hoa, lá
I. Mục tiêu
- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẽ đẹp của hoa, lá.
- HS biết cách vẽ và vẽ được bông hoa, chiếc lá theo mẫu. Vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích.
- HS yêu thích vẻ đẹp của hoa, lá trong thiên nhiên: có ý thức chăm sóc bảo vệ cây cối.
II. Chuẩn bị
Giáo viên
- Vở Thực hành mĩ thuật 4.
- Tranh, ảnh một số loại hoa, lá có hình dáng, màu sắc đẹp.
- Một số bông hoa, cành lá đẹp để làm mẫu vẽ.
- Bài vẽ của HS năm trước.
Học sinh
- Mọt số hoa, lá thật.
- Vở Thực hành mĩ thuật 4.
- Bút chì, màu vẽ, tẩy.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức lớp
1’
Kiểm tra đồ dùng học tập
* Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
3’
- Dùng tranh, ảnh, hoa, lá thật cho HS xem và đặt câu hỏi để các em trả lời về:
+ Quan sát
- Tên của bông hoa, chiếc lá;
- Hình dáng bông hoa, chiếc lá;
- Màu sắc của mỗi loại hoa;
+ Lá nhãn, lá bàng, lá hoa hồng,...
+ Hình dài, hình trái tim, hình bầu dục,....
+ Màu xanh, màu đỏ, .....
+ Nêu sự khác nhau về hình dáng, màu sắc của một số loại hoa, lá khác mà em biết.
+ Trả lời.
* Sau mỗi câu trả lời của HS, GV bổ sung và giải thích rõ hơn về hình dáng, đặc điểm, màu sắc, sự phong phú, đa dạng và vẽ đẹp của các loại hoa, lá.
Hoạt động 2: Cách vẽ hoa, lá
4’
- Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ hoa, lá
+ Nhắc lại cách vẽ.
- * Bổ xung và nhắc lại cách vẽ.
+ Lắng nghe.
Hoạt động 3: Thực hành
23’
- CHo HS quan sát một số tranh vẽ của các bạn năm trước để rút kinh nghiệm khi vẽ.
- Yêu cầu HS
+ Quan sát tran của các bạn năm trước.
+ Làm bài vào Vở Thực hành mĩ thuật 4, bài 2.
- Lưu ý HS
+ Quan sát kĩ mẵu hoa, lá trước khi vẽ’
+ Sắp xếp hình vẽ hoa, lá cho cân đối với tờ giấy;
+ Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
3’
- Cùng HS nhận xét một số bài về:
+ Cách sắp xếp hình vẽ trong tờ giấy;
+ Hinh dáng, đặc diểm, màu sắc của hình vẽ so với mẫu;
- Gợi ý HS xếp loại các bài vẽ và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.
Dặn dò HS
1’
+ Quan sát các con vật và tranh, ảnh về các con vật.
Thứ ... ngày ... tháng ...năm 200
Bài 3: vẽ tranh
đề tài các con vật
I. mục tiêu
- HS nhận biết hình dáng, đặc điểm và đặc điểm được vẻ đẹp của một số con vật quen thuộc.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về con vật, vẽ màu theo ý thích.
- HS yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc con vật nuôi.
II. Chuẩn bị
Giáo viên\
- Tranh, ảnh một số con vật.
- Bài vẽ của HS năm trước.
Học sinh
- Vở Thực hành mĩ thuật 4.
- Bút chì, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức lớp
1’
Kiểm tra đồ dùng học tập
* Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
3’
- Cho HS xem tranh, ảnh con vật (con gà, chon chó, con mèo,...) đồng thời đặt câu hỏi để HS suy nghĩ trả lời về:
+ Quan sát tranh, ảnh.
- Tên con vật là gì ?
- Hình dáng, màu sắc của con vật như thế nào ?
- Đặc điểm nổi bật của con vật.
* Ngoài các con vật trong tranh, ảnh em còn biết những con vật nào nữa ?
+ Con chó, con mèo, con gà,...
+ Con chó có bốn chân, con gà có hai chân,.... con chó có màu đen, màu tro, màu vàng,.... con gà trống có màu lông rực rỡ,....
+ Con Gà trống có mào đỏ, con màu có đuôi dài,....
+ Kể tên một số con vật,
- Em hãy miêu tả con vật em định vẽ?
+ Miêu tả con vật định vẽ.
Hoạt động 2: Cách vẽ
4’
- Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ.
+ Nhăc lại cách vẽ.
* Bổ xung và nhắc lại cách vẽ.
+ Lắng nghe.
* Lưu ý HS : để vẽ được bứctranh đẹp và sinh động về con vật, có thể thêm những hình ảnh khác như: gà mẹ, gà con, ... hoặc cảnh vật như cây, nhà,...
Hoạt động 3: Thực hành
23’
- Cho HS quan sát một số bài vẽ của các bạn năm trước để rút kinh nghiệm khi vẽ.
- Yêu cầu HS
- Gợi ý HS
+ Quan sát tranh.
+ Làm bài vào Vở Thực hành mĩ thuật 4, bài 3.
+ Nhớ lại hình dáng, đặc điểm, màu sắc của con vật định vẽ;
+ Suy nghĩ cách sắp xếp hình vẽ cho cân đối với tờ giấy;
+ Có thể vẽ một con vật hoặc nhiêu con vât;
+ Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
3’
- Cùng HS chọn một số bài có ưu điểm, nhược điểm rõ nét để nhận xét về:
+ Cách chọn đề tài;
+ Cách sắp xếp hình vẽ (bố cục);
+ Hình dáng con vật (rõ đặc điểm);
+ Các hình ảnh phụ (phù hợp với nội dung);
+ Cách vẽ màu (có trọng tâm, có đậm, có nhạt).
- Yêu cầu HS
+ Tìm ra bài đẹp theo ý thích.
- Đánh giá một số bài.
Dặn dò HS
1’
+ Quan sát các con vật trong cuộc sống hàng ngày và tìm ra đặc điểm về hình dáng màu sắc của chúng.
+ Sưu tầm hoạ tiết trang trí dân tộc.
Thứ .... ngày ... tháng .... năm 200
Thực hành mĩ thuật
Bài 4: Chép hoạ tiết trang trí dân tộc
I. Mục tiêu
- HS tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc.
- HS biết cách chép và chép được môt vài hoạ tiết trang trí dân tộc.
- HS yếu quý, trân trọng va có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc.
II. Chuẩn bị
Giáo viên
- Một số mẫu hoạ tiết trang trí dân tộc.
- Bài vẽ của HS năm trước.
Học sinh
- Vở Thực hành mĩ thuật 4.
- Sưu tầm hoạ tiết trang trí dân tộc.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
* ổn định tổ chức lớp
1’
Kiểm tra đồ dùng học tập
* Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
3’
- Giới thiệu hình ảnh về hoạ tiết trang trí dân tộc và gợi ý bằng câu hỏi để SH nhận biết:
+ Quan sát .
- Các hoạ tiết trang trí là những hình gì ?
+ Hình hoa, lá, con vật, hình vuông, hình tròn,....
- Hình hoa, lá, con vật ở các hoa tiết trang trí có đặc điểm gì ?
+ Các hoạ tiết đẵ được đơn giản và cách điệu.
- Đường nét, cách sắp xếp hoạ tiết trang trí như thế nào ?
+ Đường nét hài hoà, cách sắp xếp cân đốí, chặt chẽ.
- Họa tiết được dùng để trang trí ở đâu ?
+ Trang trí ở đình, chùa, lăng tẩm, bia đá, đồ gốm, vải, khăn, oá,...
* Bổ sung và nhấn mạnh: hoạ tiết tran trí dân tộc là di sản văn hoá dân quý báu của ông cha ta để lại, chúng ta cần phỉ học tập, giữ gìn và bảo vệ di sản ấy.
Hoạt động 2: Cách chép hoạ tiết
4’
- Yêu cầu HS nhắc lại cách chép và vẽ lại hoạ tiết.
* Bổ xung và nhắc lại cách vẽ:
+ Nhắc lại cách chép và vẽ hoạ tiết.
+ Lắng nghe .
Hoạt động 3: Thực hành
23’
.
Cho HS quan sát một số bài vẽ của các bạn năm trước để rút kinh nghiệm khi vẽ.
- Yêu cầu HS
+ Quan sát tranh.
+ Làm bài vào Vở Thực hành mĩ thuật 4, bài 4
+ Chọn và chép hoạ tiết trang trí dân tộc tự chọn.
- Nhắc HS
+ Quan sát kĩ hình hoạ tiết trước khi vẽ.
+ Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
3’
- Cùng HS chọn một số bài có ưu điểm, nhược điểm rõ để nhận xét về:
+ Cách vẽ hình (giống mẫu hay chưa giống mẫu);
+ Cách vẽ nét (mềm mại, sinh động);
+ Cách vẽ màu (tươi sáng, hài hoà).
- Gợi ý HS
+ Xếp loại các loại bài đã nhận xét.
Dặn dò HS
1’
+ Chuẩn bị tranh, ảnh phong cảnh.
File đính kèm:
- GIAO AN THUC HANH 4.doc