+ Động tác: Trước khi phát lệnh, người chỉ huy xác định vị trí thích hợp rồi dùng hiệu
lệnh thổi một hồi còi dài hoặc hô '' Toàn lớp chú ý !'', nhằm giúp học sinh trật tự và lắng
nghe khẩu lệnh. Sau đó chỉ huy hô tiếp khẩu lệnh: - Thành 1(2,3.) hàng dọc - Tập hợp
! "
Nghe khẩu lệnh sinh viên hàng thứ nhất (tổ1) nhanh chóng đứng đối diện và cách
giáo viên khoảng một cánh tay của người thầy giáo giơ tay phải về trước, em đứng đầu
hàng thứ nhất đứng sát mũi cánh tay của Thầy (Cô) giáo giơ tay phải, các em khác lần
lượt đứng tiếp theo, em nọ cách em kia một cánh tay. Các em tổ còn lại theo hàng thứ
nhất lần lượt xếp hàng theo về phía bên trái, cách hàng bên phải một khuỷu tay chống
hông. Chú ý điều chỉnh hàng của mình cho thẳng(hàng ngang và hàng dọc).
51 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Thể dục - Phần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác tư thế cơ bản.
+ Sinh viên giúp đỡ nhau thực hiện các tư thế.
- Tập luyện cả lớp: Giáo viên làm mẫu động tác, góp ý tập luyện để có hiệu quả
cao.
- Các nhóm cử 1-2 sinh viên báo cáo kết quả tập luyện:
+ Cả lớp góp ý kiến đánh giá kết quả tập luyện.
+ Giáo viên trả lời những thắc mắc trong tập luyện cũng như kĩ thuật.
Đánh giá hoạt động 1
- Bạn hãy cho biết tư thế cơ bản của tay? Cho ví dụ.
- Thế nào là tư thế cơ bản của chân? Minh hoạ cụ thể bằng động tác?
- Thế nào là tư thế cơ bản thân mình? Thể hiện sự nắm bắt được kĩ thuật?
Hoạt động 2:
Nghiên cứu mục đích tác dụng, yêu cầu dạy học và nguyên tắc lập kế hoạch bài
học một bài Thể dục tay không cho học sinh tiểu học.
Tập các bài Thể dục phát triển chung cho học sinh tiểu học lớp 1, lớp 2 (3 tiết).
Thông tin hoạt động 2
1. Mục đích tác dụng, yêu cầu dạy học và nguyên tắc biên soạn một bài
Thể dục tay không cho học sinh tiểu học
Giúp học sinh tiểu học thực hiện được những mục đích, tác dụng và yêu cầu sau:
- Biết được (ở mức làm quen) một số kiến thức, kĩ năng để vui chơi và tập luyện,
giữ gìn sức khoẻ.
- Làm quen với một số nề nếp kĩ luật, tác phong trong giờ học thể dục nói chung
và thể dục tay không nói riêng.
- Biết vận dụng những điều đã học khi sinh hoạt ở trường và tự chơi, tự tập luyện
ở nhà.
- Sinh viên biết cách biên soạn một bài thể dục tay không cho đối tượng là học
sinh tiểu học và tiến hành dạy học bài thể dục tay không đó.
- Nguyên tắc biên soạn bài thể dục tay không cho học sinh tiểu học:
"
/
³
+ Bài soạn thể dục tay không cho học sinh tiểu học phải được dựa trên những
điểm cơ bản của hệ thống thể dục tay không, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu
học ở từng độ tuổi và lớp học.
+ Bài thể dục tay không cho học sinh tiểu học phải phù hợp về khối lượng vận
động, dễ tập, dễ thuộc và phải có tính hấp dẫn, tính nghệ thuật đòi hỏi nhẹ nhàng không
cao nhưng phải thực sự có ý nghĩa về hài hoà của bài tập Thể dục Thể thao cũng như tính
cách dân tộc và ý nghĩa của tác dụng thật sự đến cơ thể trẻ.
+ Bài soạn thể dục tiểu học số lượng động tác vừa phải (chừng 7 - 8 động tác), và
phải dựa trên trình tự khoa học đó là thứ tự động tác theo quy luật giải phẩu học cơ
thểngười tức là động tác phải được tiến hành biên soạn từ: vươn thở, tay, chân, lườn, vặn
mình, bụng, phối hợp (toàn thân), nhảy, điều hoà (thả lỏng).
2. Tập bài thể dục phát triển chung cho học sinh tiểu học
2.1.Bài thể dục tay không lớp một
a. Động tác vươn thở
TTCB : Đứng thẳng, hai tay duỗi thẳng sát người, mũi bàn chân mở chếch chữ V.
Nhịp 1: Đưa hai tay sang hai bên lên cao chếch chữ V, lòng bàn tay hướng vào nhau,
đồng thời chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, mặt ngửa, mắt nhìn lên cao theo tay.
Hít sâu vào bằng mũi.
Nhịp 2: Đưa hai tay theo chiều ngược lại với nhịp một, sau đó hai tay bắt chéo trước
bụng (tay trái để ngoài). Thở mạnh ra bằng miệng.
Nhịp 3: Như nhịp 1 (Hít vào).
Nhịp 4: Về TTCB (Thở ra).
Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang (xem H.32)
H.32: Động tác vươn thở
b. Động tác tay
Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang một bước rộng bằng vai, đồng thời vỗ hai bàn tay
vào nhau phía trước ngực (ngang vai), mắt nhìn theo tay.
Nhịp 2: Đưa hai tay dang ngang, bàn tay ngửa.
Nhịp 3: Vỗ hai bàn tay vào nhau phía trước ngực (như nhịp 1).
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5,6,7,8: Như trên nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang (xem H.33).
H.33: Động tác tay
c. Động tác chân
Nhịp 1: Hai tay chống hông đồng thời kiễng gót chân.
Nhịp 2: Hạ gót chân chạm đất, khuỵu gối, thân trên thẳng, vỗ hai bàn tay vào nhau ở
phía trước.
Nhịp 3: Như nhịp 1.
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên. (xem H.34 )
H.34: Động tác chân
d. Động tác vặn mình
Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, hai tay dang ngang, bàn tay sấp.
Nhịp 2: Vặn mình sang trái, hai bàn chân giữ nguyên, tay phải đưa sang trái vỗ vào bàn
tay trái.
Nhịp 3: Về nhịp 1.
Nhịp 4: Về TTCB .
Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, nhưng ở nhịp 5 chân phải sang ngang và ở nhịp 6 vặn mình
sang phải, vỗ bàn tay trái vào bàn tay phải (xem H. 35 )
H.35: Động tác vặn mình
e. Động tác bụng
Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng hơn vai, đồng thời vỗ hai bàn tay vào nhau ở
phía trước, mắt nhìn theo tay.
Nhịp 2: Cúi người, vỗ hai bàn tay vào nhau ở dưới thấp (thấp sát mặt đất càng tốt), chân
thẳng, mắt nhìn theo tay.
Nhịp 3: Đứng thẳng, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa.
Nhịp 4: Về TTCB .
Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang (xem H.36)
H.36: Động tác bụng
g. Động tác phối hợp
Nhịp 1: Bước chân trái ra trước, khuỵu gối, hai tay chống hông, thân người thẳng, mắt
nhìn phía trước.
Nhịp 2: Rút chân trái về, đồng thời cúi người, chân thẳng, hai bàn tay hướng vào hai
bàn chân, mắt nhìn theo tay.
Nhịp 3: Đứng thẳng, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa, mắt hướng phía trước.
Nhịp 4: Về TTCB .
Nhịp 5,6,7,8: Như trên, nhưng ở nhịp 5 bước chân phải ra trước (xem H.37).
H.37 : Động tác phối hợp
h. Động tác điều hoà
Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời đưa hai tay ra trước, bàn
tay sấp. lắc hai bàn tay.
Nhịp 2: Đưa hai tay dang ngang, bàn tay sấp, Lắc hai bàn tay.
Nhịp 3: Đưa hai tay về trước, bàn tay sấp, Lắc hai bàn tay.
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang.
H. 38: Động tác điều hoà
2.2. Bài thể dục tay không lớp hai
a. Động tác vươn thở
TTCB : Đứng thẳng, hai tay duỗi thẳng sát người, mũi bàn chân mở chếch chữ V.
Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời đưa hai tay sang ngang, lên
cao thẳng hướng, lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn lên cao. Hít vào sâu bằng mũi.
Nhịp 2: Đưa hai tay sang hai bên, xuống thấp, bắt chéo trước bụng một cách nhịp
nhàng, không cứng nhắc (tay phải phía trong), đầu cúi. Thở mạnh ra bằng miệng.
Nhịp 3: Hai tay dang ngang, bàn tay ngửa, mặt hướng trước- Hít vào.
Nhịp 4: Về TTCB (thở ra).
Nhịp 5,6,7,8: Như trên, nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang, Nhịp 6 tay trái phía
trong( xem H.38).
H.39: Động tác vươn thở
b. Động tác tay
Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang một bước rộng bằng vai, hai tay đưa theo chiều lườn
lên cao ngang vai, bàn tay ngửa, mặt hướng trước.
Nhịp 2: Đưa hai tay lên cao, vỗ hai bàn tay vào nhau, mặt hơi ngửa, mắt nhìn theo tay.
Nhịp 3: Đưa hai tay ra trước thẳng hướng cao ngang vai, bàn tay sấp.
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6,7, 8: Như trên nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang (xem H.40).
H.40: Động tác tay
c. Động tác chân
Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng hơn vai, hai tay dang ngang, bàn tay sấp.
Nhịp 2: Khuỵu gối chân trái, hai tay đưa ra trước ngang vai, thân chuyển về bên chân
khuỵu và hạ thấp xuống, vỗ vào nhau.
Nhịp 3: Như nhịp 1.
Nhịp 4: Về TTCB .
Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang (xem H.41 )
H.41: Động tác chân
d. Động tác lườn
Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng hơn vai, hai tay đưa sang ngang, lên cao
thẳng hướng, lòng bàn tay hướng vào nhau.
Nhịp 2: Nghiêng lườn sang trái, tay trái chống hông, tay phải đưa cao áp nhẹ vào tai.
Trọng tâm dồn vào chân phải, chân trái kiễng gót.
Nhịp 3: Về như nhịp 1, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa.
Nhịp 4: Về TTCB .
Nhịp 5, 6, 7, 8: Như 1, 2, 3, 4 nhưng ở nhịp 5 chân phải bước sang ngang và ở nhịp 6
nghiêng lườn sang phải (xem H.42).
H. 42: Động tác lườn
e. Động tác bụng
Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng hơn vai, hai tay đưa ra trước, lên cao thẳng
hướng, lòng bàn tay hướng vào nhau, mặt ngửa.
Nhịp 2: Từ từ gập thân, hai bàn tay chạm mu bàn chân, hai chân thẳng, mắt nhìn theo
tay.
Nhịp 3: Nâng thân, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa.
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Như 1, 2, 3, 4, nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang.
H. 43: Động tác bụng
g. Động tác toàn thân
Nhịp 1: Bước chân trái theo chiều bàn chân chếch ra trước một bước, hai chân chạm đất
bằng cả bàn chân, đồng thời khuỵu gối, hai tay chống hông, thân thẳng, trọng tâm dồn
nhiều vào chân trước.
Nhịp 2: Đưa chân trái về với chân phải, gối thẳng đồng thời gập thân, hai tay hướng vào
hai bàn chân, mắt nhìn theo tay.
Nhịp 3: Đứng lên, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa, mặt hướng trước.
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6,7, 8: Như 1, 2, 3, 4, nhưng ở nhịp 5 bước chân phải ra trước (xem H.44).
H. 44: Động tác toàn thân
h. Động tác nhảy
Nhịp 1: Bật nhảy lên (tách chân), sau đó rơi xuống đứng hai chân rộng bằng vai, hai
bàn tay vỗ vào nhau phía trước (cao ngang tầm vai).
Nhịp 2: Bật nhảy lên về TTCB .
Nhịp 3: Bật nhảy lên như nhịp 1, hai tay vỗ vào nhau trên cao.
Nhịp 4: Bật nhảy về TTCB .
Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp1, 2, 3, 4.
H. 45: Động tác nhảy
k. Động tác điều hoà
Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đưa hai tay ra trước lên cao thẳng
hướng, lắc hai bàn tay, mặt ngửa.
Nhịp 2: Từ từ cúi xuống, lắc hai bàn tay, đồng thời hướng hai tay xuống đất, hai chân
thẳng.
Nhịp 3: Từ từ nâng thân thành tư thế đứng thẳng, lắc hai bàn tay, đồng thời đưa hai tay
dang ngang, bàn tay sấp.
Nhịp 4 Về TTCB .
Nhịp 5, 6,7, 8: như 1 ,2, 3 , 4.
H.46: Động tác điều hoà
Nhiệm vụ:
- Bạn hãy đọc thông tin hoạt động 2.
- Thảo luận theo nhóm, xem tranh ảnh kĩ thuật bài thể dục lốp 1, 2.
Bài thể dục tay không tiểu học cần những yêu cầu gì?
Mục đích, tác dụng của việc tập luyện thể dục tay không?
- Xem băng hình dạy mẫu.
- Cả lớp tập luyện - GV huớng dẫn.
- Các nhóm cử 1-2 sinh viên báo cáo kết quả thảo luận.
Cả lớp góp ý kiến đánh giá kết quả trình bày hiểu biết nội dung hoạt động.
Giáo viên trả lời các câu hỏi của sinh viên.
Đánh giá hoạt động 2
- Bài thể dục tay không lớp một có bao nhiêu động tác, thứ tự các động tác?
- Thực hiện một bài tay không mà bạn tự soạn?
/
File đính kèm:
- The ducP1pdf.pdf