I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
* Bật nhảy: Biết chạy đà chính diện giậm nhảy co chân qua xà; Chạy đà chính diện giậm nhảy chân lăng duỗi thẳng qua xà.
* Đá cầu: Biết tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân; Học: phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân; Một số điểm trong luật đá cầu (sân lưới, nội dung thi đấu).
2. Kỹ năng:
* Bật nhảy: - Thực hiện cơ bản đúng chạy đà chính diện giậm nhảy co chân qua xà;
- Thực hiện được chạy đà chính diện giậm nhảy chân lăng duỗi thẳng qua xà.
* Đá cầu: - Thực hiện cơ bản đúng tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân;
- Thực hiện được phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân; Một số điểm trong luật đá cầu (sân, lưới, nội dung thi đấu).
3. Thái độ: Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khéo léo, sức bật của chân.
II. Địa điểm – phương tiện.
- Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Còi, Mỗi h/s 1 quả cầu, Cột , xà, đệm nhảy cao
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục Lớp 7 - Tiết 54: Bật nhảy - Đá cầu - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29 / 3 / 2011
Ngày giảng: L7A: 31/ 3/2011
L7B: 05/ 4/2011
Tiết 54
Bật nhảy - đá cầu
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
* Bật nhảy: Biết chạy đà chính diện giậm nhảy co chân qua xà; Chạy đà chính diện giậm nhảy chân lăng duỗi thẳng qua xà.
* Đá cầu: Biết tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân; Học: phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân; Một số điểm trong luật đá cầu (sân lưới, nội dung thi đấu).
2. Kỹ năng:
* Bật nhảy: - Thực hiện cơ bản đúng chạy đà chính diện giậm nhảy co chân qua xà;
- Thực hiện được chạy đà chính diện giậm nhảy chân lăng duỗi thẳng qua xà.
* Đá cầu: - Thực hiện cơ bản đúng tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân;
- Thực hiện được phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân; Một số điểm trong luật đá cầu (sân, lưới, nội dung thi đấu).
3. Thái độ: Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khéo léo, sức bật của chân.
II. Địa điểm – phương tiện.
- Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Còi, Mỗi h/s 1 quả cầu, Cột , xà, đệm nhảy cao
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp - tổ chức
1. Phần mở đầu.
a. Nhận lớp.
Lớp 7A: / 33 V. P .KP .BT
Lớp 7B: / 32 V.P .KP .BT
- Kiểm tra sức khỏe h/s.
b) Khởi động :
- Xoay khớp cổ tay , cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Tại chỗ chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông, gót chạm tay, lăng chân trước, lăng chân sau, lăng sang ngang.
c. Kiểm tra:
8 – 10p
- Lớp trởng tập hợp lớp, chấn chỉnh hàng ngũ ,báo cáo sĩ số cho GV.
( Cs )
(GV )
- GV nhận lớp , kiểm tra sĩ số, trang phục của HS. Phổ biến nội dung, yêu cầu và phương pháp kiểm tra.
- Cán sự điều khiển tập.
(Gv )
(cs)
2. Phần cơ bản
a. Bật nhảy:
- Ôn chạy đà chính diện giậm nhảy co chân qua xà.
- Học: Chạy đà chính diện giậm nhảy chân lăng duỗi thẳng qua xà.
b. Đá cầu:
- Ôn tâng cầu bằng đùi.
- Chuyền cầu bằng mu bàn chân.
- Học: Phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân
- Một số điểm trong Luật Đá cầu:
điều I : SÂN
1.1. Sân thi đấu là một mặt phẳng cứng hình chữ nhật có kích thước chiều dài 11,88m, chiều rộng 6,10m tính đến mép ngoài của đường giới hạn. Sân thi đấu không bị vật cản trong khoảng chiều cao 8m tính từ mặt sân.
1.2. Các đường giới hạn:
- Đường phân đôi sân: Nằm ở phía dưới lưới, chia sân thành 2 phần bằng nhau.
- Đường giới hạn khu vực tấn công cách 1,98m và chạy song song với đường phân đôi sân.
Điều II . Lưới
2.1. Lưới rộng 0,75 m, dài tối thiểu là 7,10m, các mắt lưới có kích thước là 0,019m x 0,019m. Mặt trên và mặt dưới của lưới được viền bởi một băng vải gập rộng từ 0,04m đến 0,05m và được luồn sợi dây thường hoặc dây nylon giữ cho căng lưới . Lưới được treo trên cột căng lưới , hai cột căng lưới được dựng thẳng đứng ở 2 đầu đường phân đôi của sân thi đấu. Hai cột căng lưới phải để ngoài sân, cách đường biên 0,50m.
2.2. Chiều cao của lưới:
2.2.1 Chiều cao của lưới đối với nữ và nữ trẻ: 1,50m.
2.2.2 Chiều cao của lưới đối với Nam và nam trẻ: 1,60m.
2.2.3 Chiều cao của lưới đối với thiếu niên: 1,40m.
2.2.4 Chiều cao của lưới đối với nhi đồng: 1,30m.
2.2.5 Chiều cao của đỉnh lưới ở giữa lưới được phép có độ võng không quá 0,02m.
* Nội dung thi đấu: Thi đấu đơn và thi đấu đôi.
28 – 30p
14 – 15p
14’- 15’
- GV làm mẫu lại kỹ thuật cho h/s quan sát sau đó cho h/s tập luyện
- Gv làm mẫu kỹ thuật cho h/s quan sát sau đó điều khiển cho h/s tập.
- Học sinh tự tập luyện cá nhân hoặc theo nhóm ngẫu nhiên.
(Gv )
- Cách tổ chức như trên.
- Gv giải thích và làm mẫu kỹ thuật cho h/s quan sát sau đó cho h/s tập (theo ĐH như trên).
- Gv giảng giải Luật cho h/s nghe.
3. Phần kết thúc
- Một số động tác hồi tĩnh :
+ Cúi người thả lỏng
+ Duỗi chân , rũ tay thả lỏng
- Giao bài tập về nhà : Ôn lại nội dung của bài hôm nay.
- Kết thúc bài học.
4 – 5p
- GV điều khiển cho hs thực hiện
(Cs)
(Gv)
- HS lắng nghe , ghi nhớ.
- GVhô “lớp giải tán!”, hs hô “ khoẻ!”
File đính kèm:
- TIET 54.doc