Giáo án Thể dục Lớp 12 - Tiết 16: Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC - Trần Quốc Quân

I . Mục tiêu - Yêu cầu :

1. Mục tiêu :

- Nhận biết được súng trường CKC ,súng tiểu liên AK ,đạn K56 ,biết tính năng cấu tạo ,nguyên lý chuyển động và nguyên tắc tháo lắp thông thường

2. Yêu cầu :

- Biết thực hành tháo lắp thông thường súng trường CKC ,súng tiểu liên AK

- Biết yêu quý giữ gìn bảo quản và sử dụng có hiệu quả vũ khí được trang bị

- Có thái độ học tập tốt ,hiểu đầy đủ nội dung bài học

II . Nội dung :

- Luyện tập ,cấu tạo súng tiểu liên AK,súng trường CKC và đạn K56

III . Thời gian : 1 tiết

IV . Phương pháp - Tổ chức

1 . Tổ chức : Theo lớp học

2 . Phương pháp :

- Đối với Giáo viên : chuẩn bị chu đáo giáo án ,SGK,tài liệu liên quan

- Đối với học sinh : tập trung lắng nghe Giáo viên giảng dạy ,tham khảo thêm tài liệu liên quan, vở để chép

V . Địa điểm : Lớp học

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục Lớp 12 - Tiết 16: Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC - Trần Quốc Quân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:16 Giáo án: Số 16 Tiết : 16 Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC Giáo viên : Trần Quốc Quân I . Mục tiêu - Yêu cầu : 1. Mục tiêu : - Nhận biết được súng trường CKC ,súng tiểu liên AK ,đạn K56 ,biết tính năng cấu tạo ,nguyên lý chuyển động và nguyên tắc tháo lắp thông thường 2. Yêu cầu : - Biết thực hành tháo lắp thông thường súng trường CKC ,súng tiểu liên AK - Biết yêu quý giữ gìn bảo quản và sử dụng có hiệu quả vũ khí được trang bị - Có thái độ học tập tốt ,hiểu đầy đủ nội dung bài học II . Nội dung : - Luyện tập ,cấu tạo súng tiểu liên AK,súng trường CKC và đạn K56 III . Thời gian : 1 tiết IV . Phương pháp - Tổ chức 1 . Tổ chức : Theo lớp học 2 . Phương pháp : - Đối với Giáo viên : chuẩn bị chu đáo giáo án ,SGK,tài liệu liên quan - Đối với học sinh : tập trung lắng nghe Giáo viên giảng dạy ,tham khảo thêm tài liệu liên quan, vở để chép V . Địa điểm : Lớp học VI . Vật chất bảo đảm : SGK , giáo án , tài liệu ,tranh ảnh ,bản đồ ,súng trường CKC.... Nội dung - Hoạt động giảng dạy Nội dung giảng dạy TG Hoạt động của Giáo viên và Học sinh A . Phần mở đầu - Ổn định tổ chức lớp - Kiểm tra sĩ số - Phổ biến ý định giảng dạy B . Nội dung giảng dạy : * luyện tập :tháo lắp súng *2 . cấu tạo của súng tiểu liên AK Súng tiểu liên Ak gồm có 11 bộ phận a. nòng súng : -Tác dụng :để định hướng bay ban đầu cho đầu đạn ,làm buồng đốt và chịu áp lực của khí thuốc ,làm cho đầu đạn có vận tốc ban đầu và tạo cho đầu đạn tự xoay trong quá trình vận động - Cấu tạo :trong nòng súng có 4 rãnh xoắn ,khoảng cách giữa 2 đường xoắn là 7,62mm,đoạn cuối rộng hơn là buồng đạn ,khâu truyền khí thuốc,bên trong khâu truyền khí thuốc có lỗ trích khí thuốc ,bên ngoài có khuy để mắc dây súng ,bên ngoài nòng súng có bệ đầu ngắm ,bệ lắp lê,bệ thước ngắm,đầu nòng súng có ren đầu nòng b. Bộ phận ngắm - Tác dụng :để ngắm bắn vào các mục tiêu ở cự li khác nhau - Cấu tạo : đầu ngắm và thước ngắm + đầu ngắm có vành bảo vệ đầu ngắm ,đầu ngắm ,bệ di động và bệ đầu ngắm + Thước ngắm có bệ thước ngắm thân thước ngắm .Thân thước ngắm có khe ngắm,các vạch từ 1-8 ứng với cự li bắn 100 -800 m(AK cải tiến từ 1-10) vạch khấc chữ II tương ứng với thước ngắm 3, cữ thước ngắm để lấy thước ngắm c. Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng - Hộp khóa nòng : + Tác dụng : để liên kết các bộ phận của súng ,hướng cho bệ khóa nòng,bảo vệ các bộ phận bên trong nòng súng + Cấu tạo : Ổ chứa tai khóa nòng ,mấu hất vỏ đạn ,gờ trượt ,ranyhx chứa đuôi bộ phận đẩy về,khuyết giữ nắp hộp khóa nòng ,lỗ lắp cần định cách bắn,các lổ lắp các trục - Nắp hộp khóa nòng + Tác dụng : để bảo vệ các bộ phận chuyển động trong hộp khóa nòng + Cấu tạo : sống nắp hộp khóa nòng,cửa thoát vỏ đạn ,lỗ chứa mấu giữ nắp hộp khóa nòng (đuôi cốt lò xo ) d. Bệ khóa nòng và thoi đẩy - Tác dụng : bệ khóa nòng làm cho khóa nòng và bộ phận cò chuyển động - Cấu tạo : Bệ khóa nòng và thoi đẩy + Bệ khóa nòng có :rãnh lượn ,lỗ chứa đuôi khóa đuôi khóa nòng ,rãnh trượt ,lỗ chứa đầu bộ phận đẩy về,mặt vát giương búa,tay kéo bệ khóa nòng + thoi đẩy :mặt thoi vành dẫn,rãnh cản khí thuốc e. Khóa nòng - Tác dụng:để đẩy đạn vào buồng đạn,khóa nòng súng làm đạn nổ,mở khóa kéo vỏ đạn ra ngoài - Cấu tạo:ổ chứa đáy vỏ đạn ,lỗ chứa kim hỏa ,mấu đóng mở,hai tai khóa ,đuôi khóa nòng,kim hỏa móc đạn f. Bộ phận cò: - Tác dụng :để giữ búa ở thế giương ,giải phóng búa khi bóp cò,để búa đập vào kim hỏa làm đạn nổ,khóa an toàn đề phòng nổ sớm - Cấu tạo:búa ,lò xo búa,lỗ lắp trục búa,ngoàm giữ búa.tay cò,vành bảo vệ,lẫy phát một,cần định cách bắn và khóa an toàn g. Bộ phận đẩy về - Tác dụng:để đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng phía trước - Cấu tạo:lò xo đẩy về,cốt lò xo và trụ hãm lò xo đồng thời là cốt di động,đuôi cốt lò xo có chân để lắp vào rãnh dọc trên hộp khóa nòng ,vành hãm h. Ống dẫn thoi và ốp lót tay - Tác dụng:để dẫn thoi chuyển động ,ốp lót tay để giữ súng và bảo vệ tay không bị nóng khi bắn - Cấu tạo :ống dẫn thoi bằng kim loại có lỗ thoát khí thuốc .Ốp lót tay có:ốp lót tay trên và ốp lót tay dưới,ở giữa có các khe tản nhiệt i. Báng súng và tay cầm -Tác dụng:để tỳ súng vào vai ,giữ súng khi tập luyện và khi bắn -Cấu tạo :báng súng có 2 loại báng gỗ và báng sắt kiểu gập.Loại báng gỗ có:ổ chứa ống phụ tùng,khuy mắc dây súng.Loại báng sắt có:thân báng trục êcu,chốt hãm báng súng,tay cầm có ốc vít k.Hộp tiếp đạn -Tác dụng:để chứa đạn và tiếp đạn -Cấu tạo:Thân hộp tiếp đạn ,mấu trước để mắc vào khuyết trên hộp khóa nòng ,mấu sau ,bàn nâng đạn ,lỗ kiểm tra đạn ,lò xo và đế lò xo ,nắp đáy hộp tiếp đạn l. Lê - Tác dụng:để tiêu diệt địch ở cự ly gần - Cấu tạo :lưỡi lê ,cán lê,khâu lê.Lưỡi lê có mũi nhọn để đâm ,lưỡi dao ,lưỡi cưa ,lưỡi kéo Ngoài ra súng còn có:phụ tùng để tháo ,lắp,sữa chữa súng *3. cấu tạo của súng trường CKC Gồm 12 bộ phận a. Nòng súng - Tác dụng : giống AK - Cấu tạo :Rãnh xoắn ,buồng đạn ,ren ốc ,bệ đầu ngắm,mấu giữ thông nòng,bệ lắp lê ,khâu truyền khí thuốc ,khâu lắp đầu báng ,bệ thước ngắm khâu lắp đầu đạn b/ Bộ phận ngắm để ngắm bắn mục tiêu ở các cự li khac nhau. Bộ phận ngăm scó: - Đầu thước ngắm - Thước ngắm Thân thước ngắm có khe ngắm, trên thân thước ngắm có các vạch khắc ghi số từ 1-10 tưoqng ứng với các cự li bắn từ 100-1000m và cữ thước ngắm để lấy thước ngắm c/ Hộp khoá nòng và nắp hộp khoá nòng để liên kết các bộ phận của súng và hướng cho bệ khoá nòng chuyển động d/ Bệ khoá nòng để làm cho khoá nòng và các bộ phận cò chuyển động e/ Khoá nòng để đẩy đạn vào buồng đạn, khoá nòng súng, làm đạn nổ, mở khoá nòng, kéo võ đạn ra ngoài f/ Bộ phận đẩy về để đẩy bệ khoá nòng và khoá nòng về phía trước g/ Bộ phận có để giữ búa và làm cho búa đập vào kim hoả, khoá an toàn h/ Thoi đẩy, cần đẩy và lò xo cần đẩy để truyền áp lực khí thuốc đẩy bệ khoá nòng lùi i/ Ống dẫn thoi và ốp lót tay để dẫn thoi chuyển động và giã súng k/ Báng súng để tì súng vào vai và giữ súng khi bắn l/ Hộp tiếp đạn để chứa và tiếp đạn m/ Lê để tiêu diệt địch khi đánh gần 3. Cấu tạo các bộ phận của đạn a/ Các bộ phận chính của đạnK56 - Võ đạn - Đầu đạn - Thuốc phóng - Hạt lửa b/ Các loại đầu đạn - Đầu đạn thường - Đầu đạn vạch đường - Đầu đạn xuyên cháy - Đầu đạn cháy C . Kết thúc giảng dạy : - Hệ thống lại nội dung đã giảng dạy - Nhận xét đánh giá kết quả buổi học - Ra bài tập về nhà 3’ 40’ 2’ x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x ∆ (GV) -kiểm tra bài cũ :GV gọi mỗi lần từ 2-3 hs lên thực hiện tháo lắp súng tiểu liên AK - Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình ,nêu vấn đề để học sinh được nắm vững hơn - Giáo viên vừa giảng dạy vừa lấy thêm ví dụ cụ thể để học sinh dể hiểu hơn - - Giáo viên vừa giảng giải lý thuyết vừa thực hành động tác tháo từng bộ phận của súng giới thiệu cho học sinh dể hiểu hơn - Giáo viên khái quát những nội dung chủ yếu của bài giảng và nhấn mạnh những nội dung trọng tâm Học sinh nghiêm túc chú ý lắng nghe Giáo viên giảng dạy ,không hiểu thì hỏi để giáo viên phân tích và phải tích cực hăng say xây dựng bài x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x ∆ (GV) PHẦN RÚT KINH NGHIỆM : ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docg a 16.doc