Giáo án Thể dục Lớp 10 - Động tác đội ngũ từng người không có súng

I. M ỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Về kiến thức: Hiểu được các động tác đội ngũ từng người không có súng của Quân đội nhân dân Việt Nam làm cơ sở vận dụng trong các hoạt động chung của nhà trường.

- Về kĩ năng: Thực hiện được các động tác đội ngũ từng người không có súng.

- Về thái độ: Tự giác rèn luyện để thành thạo động tác, học đến đâu vận dụng, thực hiện ngay đến đó.

2. Yêu cầu:

- Biết hô khẩu lệnh và làm động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chổ, đi đều, đứng lại, đổi chân, giậm chân, đọng tác ngồi xuống, đứng dậy, tiến, lùi, qua phải, qua trái, động tác chào, chạy đều, đứng lại.

- Biết hô khẩu lệnh và thứ tự động tác của người chỉ huy, động tác của học sinh khi tập đội hình và đổi hướng đội hình của tiểu đội, trung đội.

- Tích cực tự giác tập luyện để nắm được các động tác, học đến đâu vận dụng đến đó.

 II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM:

 1) Cấu trúc nội dung

Nội dung của bài gồm 11 động tác

- Nội dung 1. Động tác nghiêm

- Nội dung 2. Động tác nghỉ

- Nội dung 3. Động tác quay tại chỗ

- Nội dung 4. Động tác chào

- Nội dung 5. Động tác đi đều đứng lại, đổi chân khi đang đi đều

- Nội dung 6. Động tác giậm chân đứng lại, đổi chân khi đang giậm chân

- Nội dung 7. Động tác giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại

- Nội dung 8. Động tác tiến lùi, qua phải, qua trái.

- Nội dung 9. Động tác ngồi xuống đúng dạy

- Nội dung 10. Động tác chạy đều đúng lại.

 

doc17 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục Lớp 10 - Động tác đội ngũ từng người không có súng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bước. Cử động 2 : Chân phải bước tiếp 1 bước ngắn (bước đệm) đặt sau gót chân trái, dùng mũi bàn chân phải làm trụ, chân trái bước nhanh về phía trước 1 bước ngắn, hai tay hơi dừng lại không đánh. Cử động 3 : Chân phải bước lên phối hợp với đánh tay, đi theo nhịp bước thống nhất. *Những điểm chú ý : + Khi thấy đi sai nhịp chung phải đổi chân ngay. + Khi đổi chân không nhảy cò. + Tay, chân phối hợp nhịp nhàng. 2. Giậm chân, đổi chân, đang giậm chân đứng lại và đi đều : *Ý nghĩa : Để điều chỉnh đội hình trong khi đi được nhanh chóng và trật tự. 2.1 – Động tác giậm chân tại chỗ : a. Khẩu lệnh : “Giậm chân – giậm” có dự lệnh và động lệnh, “Giậm chân” là dự lệnh, “giậm” là động lệnh. b. Khi nghe dứt động lệnh “giậm” thực hiện hai cử động sau : Cử động 1 : Chân trái co lên mũi bàn chân cách mặt đất 20 cm rồi đặt xuống, đồng thời tay phải đánh về phía trước, tay trái đánh về sau như đi đều. Cử động 2 : Chân phải nhấc lên rồi đặt xuống như chân trái đồng thời tay trái đánh về trước, tay phải đánh về sau như đi đều cứ như vậy chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chỗ. 2.2. Động tác đổi chân trong khi đang giậm chân : a. Khi thấy giậm sai so với nhịp đếm phải làm động tác đổi chân ngay. b. Động tác đổi chân gồm 3 cử động : Cử động 1 : Chân trái giậm 1 bước dừng lại. Cử động 2 : Chân phải giậm liên tiếp 2 bước tại chỗ (2 tay đánh có dừng lại). Cử động 3 : Chân trái giậm 1 bước, rồi 2 chân thay nhau giậm theo nhịp hô thống nhất. 2.3. Động tác đứng lại khi đang giậm chân : a. Khẩu lệnh : “Đứng lại – đứng” có dự lệnh và động lệnh “Đứng lại” là dự lệnh, “đứng” là động lệnh.(Dự lệnh và động lệnh đều rơi vào chân phải) b. Khi nghe dứt động lệnh thực hiện 2 cử động sau : Cử động 1 : Chân trái giậm tiếp một bước (tay vẫn đánh như đi đều). Cử động 2 : Chân phải đưa về đặt sát chân trái, đồng thời hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm. Những điểm chú ý : + Khi đổi chân, tay chân phối hợp nhịp nhàng. + Khi đặt bàn chân xuống đất, đặt mũi bàn chân xuống trước, rồi đặt cả bàn chân. 3. Động tác giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại: 3.1. Đang giậm chân chuyển sang đi đều: a. Khẩu lệnh: “ Đi đều - BƯỚC!” có dự lệnh và động lệnh, “Đi đều” là dự lệnh “BƯỚC” là động lệnh. b. Khi nghe dứt động lệnh “BƯỚC” rơi vào chân phải, chân trái bước lên rồi chuyển thành đi đều. 3.2. Giậm chân khi đang đi: a. Khẩu lệnh: “Giậm chân - GIẬM” có dự lệnh và động lệnh, dự lệnh “giậm chân”, động lệnh “GIẬM”. b. Đang đi đều nghe dứt động lệnh “GIẬM” rơi vào chân phải, chân trái bước lên một bước rồi dừng lại, chân phải nhất lên, đầu bàn chân cách mặt đất 20cm rồi đạt xuống. Cứ như vậy chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chổ (tay đánh tự nhiên như đi đều). *Những điểm chú ý: - Khi đổi chân, tay và chân phối hợp nhịp nhàng. - Khi đặt bàn chân xuống đất, đặt mũi bàn chân xuống trước rồi đặt cả bàn chân. * Giáo viên giới thiệu động tác, sau đó phân tích động tác qua ba bước: + Làm nhanh khái quát động tác + Làm chậm có phân tích cử động + Làm nhanh tổng hợp * Giáo viên giới thiệu động tác, sau đó phân tích động tác qua ba bước: + Làm nhanh khái quát động tác + Làm chậm có phân tích cử động + Làm nhanh tổng hợp *HS chú ý lắng nghe, thực hiện động tác theo giáo viên. *Tự luyện tập theo đội hình tổ *HS chú ý lắng nghe, thực hiện động tác theo giáo viên. *Tự luyện tập theo đội hình tổ Tranh ảnh có liên quan cọc, dây đánh tay... Sơ kết: 5 phút 1. Hệ thống nội dung đã dạy trong bài. Động tác đi đều đứng lại, đổi chân khi đang đi đều, động tác giậm chân, đứng lại,. đổi chân khi đang giậm chân. Động tác giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại 2. Hướng dẫn nội dung ôn tập - Các động tác đã học - Xem sách và nghiên cứu trước các động tác: tiến lùi, qua phải, qua trái. Động tác ngồi xuống đúng dạy, động tác chạy đều đứng lại, 3. Nhận xét, đánh gía buổi học: - Sĩ số, thái độ học tập, chấp hành quy chế , kiểm tra vật chất trang bị. Hết tiết 2 Tiết/TG Nội dung giảng dạy Phương pháp Vật chất HĐ của thầy HĐ của trò Tiết 3 III. Hoạt động 3: Động tác tiến lùi, qua phải, qua trái. Động tác ngồi xuống đúng dạy, động tác chạy đều đứng lại, 1. Tiến, lùi, qua phải, qua trái. *Ý nghĩa : Để điều chỉnh đội hình trong cự ly ngắn trong vòng 5 bước trở lại được nhanh chóng trật tự và thống nhất. 1.1.Động tác tiến, lùi : a/ Động tác tiến : - Khẩu lệnh : “Tiến x bước – bước” có dự lệnh và động lệnh, “Tiến x bước” là dự lệnh, “bước” là động lệnh. - Khi nghe dứt động lệnh “bước” chân trái bước lên trước rồi đến chân phải bước tiếp theo (độ bước đi đều : 60 – 65 cm), hai tay vẫn giữ như khi đứng nghiêm. Khi tiến đủ số bước qui định thì đứng lại đưa chân phải (trái) lên đặt sát gót chân trái (phải) thành tư thế đứng nghiêm. b/ Động tác lùi : - Khẩu lệnh : “Lùi x bước – bước” có dự lệnh và động lệnh “Lùi x bước” là dự lệnh, “bước” là động lệnh. - Khi nghe dứt động lệnh “bước” chân trái lùi trước rồi đến chân phải, hai tay vẫn ở tư thế đứng nghiêm. Khi lùi đủ số bước qui định thì đứng lại, đưa chân phải (trái) về đặt sát chân trái (phải), thành tư thế đứng nghiêm. 1.2.Động tác qua phải, qua trái : a. Khẩu lệnh : “Qua phải (trái) x bước – bước” có dự lệnh và động lệnh, “Qua phải (trái) x bước” là dự lệnh, “bước” là động lệnh. b. Khi nghe dứt động lệnh “bước” thì di chuyển sang phải (trái) mỗi bước rộng bằng vai (tính từ 2 mép ngoài của 2 gót chân). Bước qua bên nào thì chân bên đó bước trước và từng bước kéo chân kia về thành tư thế nghiêm rồi mới bước tiếp bước khác, bước đủ số bước qui định rồi dừng lại. *Những điểm chú ý : - Cự ly trên 5 bước phải làm động tác đi đều hoặc hoặc chạy đều, khi lùi hoặc qua phải, qua trái trên 5 bước phải quay về hướng mới đi đều hoặc chạy đều. - Tiến, lùi độ dài mỗi bước như đi đều. 2. Ngồi xuống, đứng dậy : *Ý nghĩa : Để vận dụng trong khi học tập nghe nói chuyện ở ngoài trời hoặc trong hội trường ( không có ghế) được thống nhất trật tự. 2.1.Động tác ngồi xuống : a. Khẩu lệnh : “NGỒI XUỐNG” –Không có dự lệnh. Khi nghe dứt động lệnh “Ngồi xuống” thực hiện 2 cử động. Cử động 1 : - Chân trái đứng nguyên, chân phải bắt chéo qua chân trái bàn chân phải, đặt sát bàn chân trái, gót chân phải đặt ngang khoảng 1/2 bàn chân trái về trước. Cử động 2 : - Ngồi xuống, hai chân bắt chéo nhau, hai đầu gối mở rộng bằng vai hoặc hai chân mở rộng bằng vai (hai bàn chân và hai đầu gối mở rộng bằng vai). Hai cánh tay cong tự nhiên, hai khuỷu tay đặt lên hai đầu gối, bàn tay trái nắm cổ tay phải, bàn tay phải nắm tự nhiên bàn tay hướng lên trên. Khi mỏi thì đổi tay phải nắm cổ tay trái. 2.1.Động tác đứng dậy : a. Khẩu lệnh : “Đứng dậy” – không có dự lệnh. b. Khi nghe dứt động lệnh “Đứng dậy”, thực hiện hai cử động sau : Cử động 1 : - Người đang ở tư thế ngồi hai chân bắt chéo nhau (nếu ngồi hai chân mở rộng bằng vai thì phải trở về tư thế ngồi hai chân bắt chéo nhau) hai bàn tay nắm lại chống xuống đất (mu bàn tay hướng về phía trước) phối hợp với hai chân đẩy người đứng thẳng dậy. Cử động 2 : - Đưa chân phải về vị trí cũ đặt sát chân trái thành tư thế đứng nghiêm. * Giáo viên giới thiệu động tác, sau đó phân tích động tác qua ba bước: + Làm nhanh khái quát động tác + Làm chậm có phân tích cử động + Làm nhanh tổng hợp * Giáo viên giới thiệu động tác, sau đó phân tích động tác qua ba bước: + Làm nhanh khái quát động tác + Làm chậm có phân tích cử động + Làm nhanh tổng hợp *HS chú ý lắng nghe, thực hiện động tác theo giáo viên. *Tự luyện tập theo đội hình tổ *HS chú ý lắng nghe, thực hiện động tác theo giáo viên. *Tự luyện tập theo đội hình tổ Tranh ảnh có liên quan cọc, dây đánh tay... Sơ kết: 5 phút 1. Hệ thống nội dung đã dạy trong bài. Động tác tiến lùi, qua phải, qua trái. Động tác ngồi xuống đúng dạy, động tác chạy đều đứng lại, 2. Hướng dẫn nội dung ôn tập - Các động tác đã học trái. Động tác ngồi xuống đúng dạy, động tác chạy đều đứng lại, 3. Nhận xét, đánh gía buổi học: - Sĩ số, thái độ học tập, chấp hành quy chế , kiểm tra vật chất trang bị. Hết tiết 3 Tiết/TG Nội dung giảng dạy Phương pháp Vật chất HĐ của thầy HĐ của trò Tiết 4 Hoạt động 4: Luyện tập: Ôn luyện các động tác đã học - Động tác nghiêm - Động tác nghỉ - Động tác quay tại chỗ - Động tác chào - Động tác đi đều đứng lại, đổi chân khi đang đi đều - Động tác giậm chân đứng lại, đổi chân khi đang giậm chân - Động tác giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại - Động tác tiến lùi, qua phải, qua trái. - Động tác ngồi xuống đúng dạy - Động tác chạy đều đúng lại. *GV hệ thống lại các nội dung, hướng dẫn HS luyện tập *Tự luyện tập theo đội hình tổ Tranh ảnh có liên quan cọc, dây đánh tay... 2. Tổ chức luyện tập: thời gian còn lại của bài học Buổi Nội dung Thời gian Tổ chức và phương pháp Vị trí và hướng tập Kí tín hiệu tập Người phụ trách Vật chất 1 Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ và báo cáo Thời gian còn lại của từng buổi học (về nhà tự ôn tập) Học sinh tự nghiên cứu trao đổi thảo luận theo nhóm, tổ học tập những nội dung ôn tập. Giáo viên quan sát sửa sai Sân trường Còi GV Tranh ảnh có liên quan , cọc, dây đánh tay... tài liệu, vở ghi, SGK 2 Động tác đi đều đúng lại, đổi chân khi đang đi đều, động tác giậm chân đứng lại,. đổi chân khi đang giậm chân. Động tác giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại // // // // // // 3 Động tác tiến lùi, qua phải, qua trái. Động tác ngồi xuống đúng dạy, động tác chạy đều đứng lại, // // // // // // 4 Luyện tập // // // // // // III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG: phút - Giải đáp thắc mắc: - Hệ thống nội dung: + Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ và báo cáo + Động tác đi đều đúng lại, đổi chân khi đang đi đều, động tác giậm chân đứng lại,. đổi chân khi đang giậm chân. Động tác giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại + Động tác tiến lùi, qua phải, qua trái. Động tác ngồi xuống đúng dạy, động tác chạy đều đứng lại, - Cho nội dung để học sinh ôn luyện: Như nội dung đã học - Nhận xét buổi học: - Kiểm tra vũ khí, vật chất, học cụ

File đính kèm:

  • docBài giảng DOI NGU TUNG NGUOI KO SUNG (chuan).doc