I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Học mới phát cầu bằng mu bàn chân hoặc ôn ném bóng 150g trúng đích (đích cố định hoặc di chuyển); Chơi trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”.
* Thực hiện được động tác chuyền cầu bằng mu bàn chân (hoặc bất cứ bộ phận nào của cơ thể). Biết cách tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân. Thực hiện ném bóng 150g trúng đích cố định và tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay, chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia. Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi .
* Giáo dục học sinh ý thức tự giác chấp hành những quy định và yêu cầu của môn học, chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động trong giờ học; có tinh thần đoàn kết, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật.
2 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục 5 bài 54: Môn thể thao tự chọn, trò chơi “chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY THỂ DỤC
TUẦN : 27
NGÀY SOẠN:
12/02/2012
TÊN BÀI:
Môn thể thao tự chọn
TÊN TRÒ CHƠI: “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”.
LỚP DẠY:
53; 51 ; 52; 55; 54;
NGÀY DẠY:
06, 08, 09/03/2012
TIẾT: 54
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Học mới phát cầu bằng mu bàn chân hoặc ôn ném bóng 150g trúng đích (đích cố định hoặc di chuyển); Chơi trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”.
* Thực hiện được động tác chuyền cầu bằng mu bàn chân (hoặc bất cứ bộ phận nào của cơ thể). Biết cách tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân. Thực hiện ném bóng 150g trúng đích cố định và tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay, chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia. Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi .
* Giáo dục học sinh ý thức tự giác chấp hành những quy định và yêu cầu của môn học, chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động trong giờ học; có tinh thần đoàn kết, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
* Sân trường đảm bảo an toàn tập luyện.
* Thầy: còi, 10 – 15 quả bóng 150 g và 2 – 4 bảng đích hoặc mỗi HS 1 quả cầu, 2 –3 quả bóng nhựa, kẻ sân chơi trò chơi và ném bóng.
* Hướng dẫn động tác: “Phát cầu bằng mu bàn chân”.
+ Chuẩn bị: Tư thế chuẩn bị gần giống như khi chuẩn bị tâng cầu, nhưng chân đá chạm đất phía sau xa hơn.
+ Động tác: Tung cầu lên cao khoảng 0,5m, dùng mu bàn chân đá vào cầu bay lên cao – ra trước đến phía bạn đối diện hoặc qua lưới sang sân đối phương.
* Trò: Cầu đá.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP
I. Phần mở đầu:
6 – 8 phút.
+ Ổn định: Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu.
(2) GV
+ Khởi động: - Xoay các khớp.
1 lần.
ĐH (2)
+ Ôn bài thể dục phát triển chung.
1 lần.
ĐH (2)
2. Phần cơ bản:
18 – 22 phút.
* Đá cầu: Ôn tâng cầu bằng đùi; Học phát cầu bằng mu bàn chân.
- Giáo viên điều khiển cho học sinh tập.
1 lần.
ĐH (2)
- Cho học sinh tập luyện theo tổ.
(4) GV
- Cho học sinh thi trình diễn các động tác.
1 lần.
(5) GV
* Ném bóng: Ôn chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia; cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khoeo chân; Ôn ném bóng 150g trúng đích (đích cố định hoặc di chuyển).
- Giáo viên điều khiển cho học sinh tập.
1 lần.
ĐH (2)
- Cho học sinh tập luyện theo tổ.
ĐH (4)
- Cho học sinh thi trình diễn các động tác.
1 lần.
ĐH (5)
* Trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”.
- Giáo viên giới thiệu trò chơi, giải thích cách chơi, luật chơi.
1 lần.
(6) GV
- Cho học sinh chơi thử.
1 lần.
- 1 tổ chơi thử.
- Cho học sinh chơi, giáo viên quan sát.
- Cả lớp thực hiện.
3. Phần kết thúc:
1 – 5 phút.
+ Thả lỏng: Cúi người, rung hai vai, hít thở sâu.
(2) GV
+ Hệ thống bài, giáo dục môi trường.
ĐH (2)
+ Nhận xét, dặn dò.
ĐH (2)
Rút kinh nghiệm cuối tuần
File đính kèm:
- The duc 5 - Bai 54.doc