Giáo án Tập vẽ Lớp 2 - Kế An 2

I/ Mục tiêu :

· HS nhận biết hình dáng của con vật đang hoạt động.

· Biết cách nặn vẽ, xé dán hình dáng con vật.

· Nhận biết vẽ đẹp sinh động về hình dáng của con vật khi hoạt động.

II/ Chuẩn bị :

· Sưu tầm tranh ảnh về các hình dáng khác nhau của con vật.

· Giấy màu.

· Một số bài tập nặn của HS các năm trước.

III/ Các hoạt động :

 1. Ổn định :

Hát, kiểm tra sĩ số.

 2. Kiểm tra :

Kiểm tra dụng cụ học tập môn tập vẽ.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập vẽ Lớp 2 - Kế An 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5 : Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật I/ Mục tiêu : HS nhận biết hình dáng của con vật đang hoạt động. Biết cách nặn vẽ, xé dán hình dáng con vật. Nhận biết vẽ đẹp sinh động về hình dáng của con vật khi hoạt động. II/ Chuẩn bị : Sưu tầm tranh ảnh về các hình dáng khác nhau của con vật. Giấy màu. Một số bài tập nặn của HS các năm trước. III/ Các hoạt động : 1. Ổn định : Hát, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra : Kiểm tra dụng cụ học tập môn tập vẽ. 3. Bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1, Quan sát, nhận xét. HS nhận biết hình dáng của con vật đang hoạt động. GV hướng dẫn HS xem tranh, ảnh và gợi ý cho HS nhận biết : + Các con vật đang làm gì ? ở đâu ? + Động tác của từng con vật như thế nào? Ø Lưu ý : Có thể gọi HS tả một vài dáng đi, chạy, nhảy, đùa giỡn,……… để các bạn thấy được các tư thế của các hoạt động của các con vật. 2, Cách xé dán hình dáng con vật. Biết cách nặn vẽ, xé dán hình dáng con vật. GV hướng dẫn cách chọn giấy màu : + Chọn màu giấy cho các hoạt động : đầu, mình, chân, và các hình ảnh khác ( cây, nhà,……… ) + Xé hình các bộ phận ( Tỉ lệ vừa với phần giấy nền ) + Xé các hình ảnh khác. + Cách vẽ màu : + Sắp xếp hình đã xé lên giấy nền, điều chỉnh cho phù hợp với các dáng hoạt động. Khi dán không để xê dịch hình như đã xếp. Ø Lưu ý: Khi xé giấy, mép giấy không cần sắc, gọn, cứ để thường xé tự nhiên, có nét xơ giấy ( chỗ trắng, chỗ màu để diễn tả hình ) 3, Thực hành : GV cho HS xem hình dáng con vật đang hoạt động ở tranh, ảnh, ở các bài của HS năm trước. _ GV quan sát và gợi ý giúp HS hoàn thành bài tập. 4, Nhận xét, đánh giá : Nhận biết vẽ đẹp sinh động về hình dáng của con vật khi hoạt động. GV thu một số bài đã hoàn thành và gợi ý cho HS nhận xét : + Hình dáng con vật đang làm gì? _ GV tóm tắt nhận xét và xếp loại bài xé. _ Khen ngợi HS có bài xé dán đẹp. 5, Dặn dò : _ Nhận xét tiết học. _ Sưu tầm tranh của thiếu nhi. HS quan sát và nhận xét. _ HS trả lời. + Đang hoạt động. + đầu, thân, chân. _ HS tự chọn hai dáng con vật đang hoạt động để xé dán. _ HS chú ý nghe hướng dẫn và ghi nhận để thực hiện cho đúng. _ HS lắng nghe . _ HS tự suy nghĩ và tưởng tượng hình dáng con vật sẽ thể hiện . _ Thực hiện xé 2 dáng con vật theo cách đã hướng dẫn _ HS mô tả dáng con vật ở bài tập theo cách nghĩ của mình và xếp loại. _ HS chú ý lắng nghe và thực hiện. Bài 6 : MÀU sắc, cách vẽ màu VÀO HÌNH CÓ SẴN I. Mục tiêu : Học sinh hiểu biết thêm về tranh dân gian Việt Nam và vẻ đẹp của nó. Biết cách vẽ màu theo ý thích có độ đậm nhạt. Yêu thích nghệ thuật dân tộc. II. Chuẩn bị: Sưu tầm một số tranh dân gian có đề tài khác nhau. Một số bài tập vẽ màu của học sinh lớp trước. Vở tập vẽ. III. Hoạt động lên lớp : 1. Ổn định : Hát, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra : Kiểm tra dụng cụ học tập môn tập vẽ. 3. Bài mới : Các em đã được thưởng thức một số trang dân gian như tranh Hàng Trống, Đông Hồ, … Hôm nay các em sẽ tập vẽ màu vào tranh dân gian. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1, Quan sát nhận xét : -HS ôn tập lại một số màu cơ bản mà HS đã làm quen trước đó. -Xem tranh và kể tên các màu có trong tranh ? -Kể tên nhóm màu chính ? -vàng + đỏ = ? -vàng + lam = ? -đỏ + lam = ? 2, Cách vẽ màu vào hình : Biết cách vẽ màu theo ý thích có độ đậm nhạt. -Chọn màu và vẽ màu vào hình vẽ trước. -Chọn các màu khác vẽ vào hình sao cho các màu gần giống màu của tranh mẩu. 3, Bài tập : -GV yêu cầu HS chọn màu và vẽ màu vào hình vẽ trong vở tập vẽ. -GV theo dõi gợi ý để HS tự diều chỉnh màu sắc trong bài vẽ của mình. 4, Nhận xét đánh giá : Yêu thích nghệ thuật dân tộc. -GV yêu cầu HS treo bài. -Nhận xét chung bài vẽ của HS, xếp loại theo các mức độ hoàn thành bài của HS. 5, Dặn dò : -Về nhà sưu tầm tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, … -Quan sát những diễn biến trên đường đi học. -HS tìm hiểu. -HS xem tranh. -HS kể. = da cam. = tím. = xanh lá cây (lục). -HS chọn màu. -HS chọn màu. -HS vẽ vào VTV. -HS tự điều chỉnh bài vẽ của mình. -HS trình bày bài theo gợi ý của GV. -Tự nhận xét bài vẽ của mình sau khi đã so sánh với bài của bạn. -Tự nêu ý kiến xếp loại bài của mình, cảm nhận riêng của mình về tranh dân gian. Bài 7 : VẼ TRANH ĐỀ TÀI EM ĐI HỌC I. Mục tiêu : Bước đầu HS làm quen với tranh vẽ có đề tài và biết bám theo đề tài đó để vẽ tranh. Vẽ được một tranh vẽ về đề tài em đi học. Thêm yêu thích con đường đến trường, có ấn tượng sâu sắc đối với con đường đến trường. II. Chuẩn bị : * Một số bài vẽ của HS vẽ về đề tài này. HS có quan sát quan cảnh con đường đến trường. Sơ đồ cách vẽ tranh đề tài. * VTV, viết chì, màu. III. Các hoạt động : 1. Ổn định : Hát, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra : Kiểm tra dụng cụ học tập môn tập vẽ của HS. 3. Bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1, Quan stá nhận xét : Bước đầu HS làm quen với tranh vẽ có đề tài và biết bám theo đề tài đó để vẽ tranh. -Thường ngày em đi học vào lúc nào ? -Em đi học với ai ? -Đi học bằng phương tiện gì ? -Trang phục của em và các bạn như thế nào ? -Trên đường đi học em thấy những phong cảnh gì ? -Còn có những gì xung quanh ? 2, Cách vẽ : -Gợi nhớ lại mình đã đi học với các bạn nào ? -Đang đi trên đoạn đường nào ? và vẽ khung hình chung. -Hai bên đường có những gì ? vẽ vào. -Ở trên bầu trời có những gì ? -Nhóm bạn nào đi trước, nhóm bạn nào đi sau ? -Đã đến trường chưa ? -Vẽ màu vào tranh theo ý thích. 3, Bài tập : Vẽ được một tranh vẽ về đề tài em đi học. -Yêu cầu HS vẽ một tranh vẽ có đề tài em đi học. -Theo dõi gợi ý để HS tự điều chỉnh bài vẽ của mình. 4, Nhận xét đánh giá : Thêm yêu thích con đường đến trường, có ấn tượng sâu sắc đối với con đường đến trường. -Yêu cầu HS treo bài. -Nhận xét chung bài vẽ của HS, đánh giá theo các mức độ hoàn thành bài vẽ của HS. 5, Dặn dò : -Sưu tầm các bài vẽ tranh đề tài của thiếu nhi. -Sưu tầm các tranh vẽ của các hoạ sĩ. -HS trả lời. -HS trả lời. -HS trả lời. -HS trả lời. -HS trả lời. -HS gợi nhớ. -HS vẽ vào VTV. -Tự điều chỉnh bài vẽ của mình theo gợi ý của GV -HS trình bày bài theo gợi ý. -Tự nhận xét bài vẽ của mình. Bài 8 : Thường thức mỹ thuật Xem tranh : Tiếng đàn bầu Tranh sơn dầu của họa siõ Sỹ Tốt I. Mục tiêu : HS biết cách xem tranh vẽ của họa sỹ, biết cách nhận xét tranh. Quan sát tranh và nhận biết trong tranh vẽ có những hình ảnh gì, màu sắc như thế nào. Có thái độ yêu thích tranh vẽ của các họa sỹ. II. Chuẩn bị : * Tranh vẽ phóng to của họa sĩ Sỹ Tốt tranh “ Tiếng đàn bầu”. * Sưu tầm tranh vẽ của các họa sỹ. III. Các hoạt động : 1. Ổn định : - Hát, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra : - Kiểm tra một số bài vẽ của HS vẽ ở tuần trước. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1, Xem tranh : HS biết cách xem tranh vẽ của họa sỹ, biết cách nhận xét tranh. -GV hướng dẫn HS xem tranh “Tiếng đàn bầu” -Tranh vẽ này vẽ về cái gì? Quan sát tranh và nhận biết trong tranh vẽ có những hình ảnh gì, màu sắc như thế nào. -Trong tranh vẽ những hình ảnh gì? Kể tổng quát những hình ảnh mà em thấy trong tranh. -Tranh vẽ bằng chất liệu gì? Chất liệu sơn dầu là như thế nào? -Tác giả của bức tranh là ai? -Bức tranh này được vẽ ở đâu? Được tác giả vẽ trong hoàn cảnh gì? 2, Nhận xét đánh giá : Có thái độ yêu thích tranh vẽ của các họa sỹ. GV nhận xét chung tiết học, nhận xét từng thái độ học tập của HS. * Dặn dò: -Dặn HS về nhà sưu tầm các tranh vẽ của các họa sỹ. - Quan sát các loại mũ (nón). -HS xem tranh “Tiếng đàn bầu” VTV 2 của Họa sỹ Sỹ Tốt. - Tranh vẽ về các em bé đang xem chú bộ đội đánh đàn bầu. - Trong tranh vẽ những hình ảnh: Chú Bộ đội đang chơi đàn bầu trên một tấm phản gỗ, bên cạnh có hai em bé, một em thì ở trong tư thế chồm lên tấm phản gỗ còn một em thì leo lên trên tầm phản gỗ nằm sấp, hai tay chốâng cằm, hai chân vắt vào nhau, đầu cúi sát xuống gần cây đàn cốt để nghe cho rõ hơn. Trên tấm phản còn có chiếc nón cối của chú Bộ đội và chiếc vòng của hai em bé để dựa vào tấm phản, dưới tấm phản gỗ còn có một thúng lúa đầy, phía trên vách có treo một bức tranh dân gian “Đàn gà”. - Tranh vẽ bằng chất liệu sơn dầu. Sơn dầu là một loại chất liệu dùng để vẽ trên nền vải bố, sơn dầu được triết suất từ nhựa của một số loại vỏ cây không phai màu dùng để pha vói dầu cá hoặc dầu thông để vẽ. - Tác giả của bức tranh là họa sĩ Sỹ Tốt. - Bức tranh được tác giả vẽ ở trong nhà của một người dân thuộc thành phần trung nông, trong nhà có trang bị gần như đầy đủ các vật liệu tinh thần (tranh), đang trong vụ mùa (lúa vẫn còn chưa vào kho). Tác giả vẽ trong hoàn cảnh trên đường hành quân đi ngang qua vùng nông thôn ở nước ta.

File đính kèm:

  • docgiao an tap ve khoi 2 ca nam.doc
Giáo án liên quan