MỤC TIÊU:
Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với người. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài đọc. Thêm truyện, tranh, ảnh về cá heo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
35 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tập đọc - Tuần 7 – Tiết 13 : Những người bạn tốt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y 29 tháng 9 năm 2011
I. MỤC TIÊU :
- Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn (BT1); hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các âu và biết cách viết câu mở đoạn (BT2), (BT3).Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn (BT1); hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn (BT2), (BT3).
*GDMT:
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Ảnh minh họa vịnh Hạ Long trong SGK. Thêm một số tranh, ảnh về cảnh đẹp Tây nguyên gắn với các đoạn văn trong bài, nếu có.
- Tờ phiếu khổ to ghi lời giả của BT1(chỉ viết ý b, c).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐT
1- Kiểm tra bài cũ :
GV mời 2, 3 HS trình bày lại dàn ý hoàn chỉnh của bài văn miêu tả cảnh sông nước em đã viết lại vào vở – (BT2 tiết Tập làm văn trước).
2- Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1 :
- Cho HS đọc yêu cầu BT1
Chú ý:HS chỉ đọc to 1 lượt, đọc thầm là chính. Không biến giờ TLV thành giờ tập đọc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét , chốt lại kết quả đúng.
a/ Các phần mở bài, thân bài, kết bài:
+ Mở bài: câu mở đầu (Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam).
+ Thân bài: Gồm 3 đoạn tiếp theo, mỗi đoạn tả một đặc điểm của cảnh.
+ Kết bài: Câu văn cuối (Núi non, sóng nước . giữ gìn).
b/ Các đoạn của thân bài và ý mỗi đoạn:
+ Đoạn 1: Tả sự kì vĩ của vịnh Hạ Long với hàng nghìn hòn đảo.
+ Đoạn 2: Tả vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long.
+ Đoạn 3: Tả những nét riêng biệt, hấp dẫn của Hạ Long qua mỗi mùa.
c/ Các câu văn in đậm có vai trò mở đầu mỗi đoạn, nêu ý bao trùm toàn đoạn. Xét trong toàn bài, những câu văn đó còn có tác dụng chuyển đoạn, nối kết các đoạn với nhau.
Bài tập 2 :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
GV nhắc HS:Để chọn đúng câu mở đoạn, cần xem những câu cho sẵn có nêu được ý bao trùm của cả đoạn không.
- Cho HS làm bài:
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV khuyến khích HS lí giải về sự lựa chọn của mình.
- GV phân tích nguyên nhân đúng sai trong kết quả làm bài của HS.
- GV nhận xét + chốt lại ý đúng:
Đoạn 1 : Điền câu (b) vì giới thiệu được cả núi cao và rừng dày là 2 đặc điểm của Tây Nguyên được nói đến trong đoạn văn.
Đoạn 2 : Điền câu (c) vì vừa có quan hệ từ (tiếp nối 2 đoạn), vừa tiếp tục giới thiệu đặc điểm của địa hình Tây Nguyên – vùng đất của những thảo nguyên rực rỡ muôn màu sắc.
Bài tập 3 :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + khen những HS viết hay.
3- Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học; khen HS và những nhóm HS làm việc tốt.
- Yêu cầu HS về nhà làm hoàn chỉnh bài tập 3, viết lại vào vở.
- Chuẩn bị cho tiết Tập làm văn tuần tới (Viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước).
- 1, 2 HS tiếp nối nhau đọc toàn văn yêu cầu của bài tập 1.
- HS cả lớp đọc thầm, đọc lướt lại toàn bộ bài tập, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi.
- HS làm bài cá nhân.
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Các em làm việc cá nhân (dùng bút chì điền mờ câu mở đoạn thích hợp vào chỗ trống)
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập (Hãy viết câu mở đoạn cho một trong các đoạn văn trên theo ý của riêng em).
- HS viết câu mở đoạn cho đoạn văn mình chọn.
- Một số HS tiếp nối nhau đọc các câu mở đoạn em đã viết.
- Cả lớp nhận xét.
Y
G
G
G
Luyện từ và câu
Tuần: 07- Bài: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
Tiết: 14 - (KTKN: 15 , SGK :73 )
Thứ năm ngày 29 tháng 9 năm 2011
I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy (BT1), (BT2); hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu ở (BT3).
- Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ (BT4).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng phụ hoặc 2, 3 phiếu photocopy phóng to
Bút dạ + một vài tờ giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐT
1- Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra 1, 2 HS : Thế nào là từ nhiều nghĩa? Nêu ví dụ.
- Yêu cầu 2, 3 HS làm lại bài tập 2 phần Luyện tập – tiết Luyện từ và câu trước (Tìm một số ví dụ về nghĩa chuyển của những từ : “lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng”).
2- Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1 :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- Cho HS làm bài (GV đưa bảng phụ hoặc 2 tờ phiếu đã photocopy sẵn bài tập lên bảng).
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại :
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân. Các em dùng bút chì mờ nối lời giải nghĩa ở cột B sao cho thích hợp với từ chạy trong mỗi câu ở cột A.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét.
Y
A
B
(1) Bé chạy lon ton trên sân.
(2) Tàu chạy băng băng trên đường ray.
(3) Đồng hồ chạy đúng giờ.
(4) Dân làng khẩn trương chạy lũ.
(d) Sự di chuyển nhanh bằng chân.
(c) Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông.
(a) Hoạt động của máy móc.
(b) Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến.
GV: Các nghĩa mà các em vừa xác định cho từ chạy trong mỗi câu ở cột A là nghĩa của từ chạy. Như vậy, từ chạy là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa của từ chạy có mối quan hệ với nhau như thế nào, chúng có nét nào chung? BT2 sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này.
Bài tập 2 :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- Cho HS làm việc.
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: dòng BT1 (sự vận động nhanh).
Bài tập 3 :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
- Cho HS làm việc.
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Từ ăn trong câu c được dùng với nghĩa gốc.
Bài tập 4 :
- Cho HS đọc yêu cầu của BT4
GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài : Để phân biệt các nghĩa của mỗi từ đã cho (đi, đứng, nằm), với mỗi từ, các em phải đặt một vài câu (có câu trong đó từ được dùng với nghĩa gốc, có câu trong đó từ được dùng với nghĩa chuyển).
- Cho HS làm bài (GV phát bút dạ + phiếu đã photocopy cho các nhóm)
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét và khen nhóm đặt câu đúng với nghĩa đã cho, đặt câu hay.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở bài tập 4 (Viết lại những câu phân biệt nghĩa của mỗi từ đi, đứng, nằm).
- Chuẩn bị bài :” Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên”.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân.
- Một số HS nêu dòng mình chọn.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân.
- Một số HS nêu dòng mình chọn.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Các nhóm đặt câu vào phiếu.
- Đại diện các nhóm dán phiếu đã làm lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
Y-G
G
Môn: Kĩ thuật
Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2011
Toán
Tuần: 07 –Tiết 35 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Biết :
-Biết chuyển một phân số thập phân thành hỗn số .
-Chuyển phân số thành phân số thập phân .
II. Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
- Bài 2/38
162
10
62
16
2
. GV nhận xét
2. Bài mới :
a/ Giới thiệu bài
* GV hướng dẫn HS thực hiện việc chuyển một phân số ( thập phân) có số lớn hơn mẫu số thành một hỗn số.:
b/ Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 Làm bảng con
Bài 2:GV hướng dẫn HS tự chuyển các phân số thập phân(theo mẫu của bài 1).
Bài 3: Làm vào vở
GV chấm bài nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
-Muốn chuyển một phân số thập phân thành một hỗn số ta làm thế nào?
Nhận xét tiết học :
- 3 HS làm bài
-c)55,555 d)2002,08; e)0,001
*Lấy tử số chia cho mẫu số
*Thương tìm được là phần nguyên (của hốn số); viết phần nguyên kèm theo một phân số có tử số là số dư, mẫu số là số chia
*HS thực hành chuyển các phân số thập phân trong bài 1 thành hỗn số
Tương tự bài 1 :
Chú ý:HS chưa học chia số tự nhiên cho số tự nhiên để có thương là số thập phân nên phải làm theo các bước của bài 1.
HS Làm vào vở
5,27m=527cm; 8,3m=830cm; 3,15m=315cm
Bài 4: HS k-Giỏi làm
a)= ; =
b)= 0,6 ; =0,60
Chú ý:Việc chuyển thành 0,6 ; thành 0,60 dựa vào những nhận xét trong bài học “Khái niệm số thập phân”.
HS trả lời
Tập làm văn
Tuần: 07- Tiết: 14 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
-
I. MỤC TIÊU:
- Biết chuyển một phần dàn ý ( thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1 số bài văn, đoạn văn, câu văn hay tả cảnh sông nước.
Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1- Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2, 3 HS đọc lại kết quả làm bài tập 3 (tiết Tập làm văn trước) ở nhà.
2- Bài mới:
Hoạt động 1: giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập1:
- Cho HS đọc đề bài và gợi ý làm bài.
- GV lưu ý những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã ghi trên bảng lớp.
Đề bài: Dựa theo dàn y mà em đã lập trong tuần trước, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.
GV có thể chốt lại mấy điểm cần ghi nhớ sau:
+ Chọn phần nào trong dàn ý.
+ Xác định đối tượng miêu tả trong đoạn văn.
+ Em miêu tả theo trình tự nào?
+ Viết ra giấy nháp những chi tiết nổi bật, thú vị em sẽ trình bày trong đoạn.
+ Xác định nội dung câu mở đầu và câu kết đoan.
- Cho HS viết đoạn văn.
- Cho HS trình bày bài làm.
- GV nhận xét+ khen những HS viết đoạn văn hay và chốt lại cách viết :
+ Phần thân bài có thể gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả 1 đặc điểm hoặc 1 bộ phận của cảnh. Nên chọn một phần tiêu biểu thuộc thân bài – để viết một doạn văn
+ Trong mỗi đoạn thường có 1 câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn.
+ Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khen HS và những nhóm HS làm việc tốt.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn em đã sửa hoàn chỉnh vào vở; thực hiện yêu cầu quan sát (BT2).
- Chuẩn bị bài:”Luyện tập tả cảnh”.
- 1 HS đọc to. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân. Các em viết đoạn văn vào nháp.
- Nhiều HS đọc đoạn văn của mình.
- Cả lớp nhận xét.
File đính kèm:
- giao an thu 2 thu ba.doc