1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: nổi tiếng, lỉnh kỉnh, một lát, uống trà, nhận lời, chứng kiến, nắp lọ ( MB ) ; quảng cáo, biểu diễn, ảo thuật, nổi tiếng, tổ chức, lỉnh kỉnh, rạp xiếc ( MN ).
- Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở 4 đoạn ( khác giọng kể từ tốn ở đoạn 1,2,3 )
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Khen ngợi hai chị em Xô - Phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là người tài ba,, nhân hậu rất yêu quý trẻ em.
13 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Tuần 23 Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc: “ Em vẽ Bác Hồ “ Bạn nhỏ vẽ một cảnh đẹp và đầm ấm. Bác Hồ bế hai cháu bé Bắc và Nam trên tay, xung quanh Bác có chim bay, hoa nở.
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng dòng thơ lần 1
- Mỗi học sinh nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ
- Giáo viên ghi từ luyện đọc trên bảng.
- Giấy trắng, vầng trán, vờn nhè nhẹ, khăn quàng.
- Cho học sinh đọc 2 dòng thơ lần 2
- Đọc từng khổ thơ trước lớp
- Bài này có mấy khổ thơ ?
- Gọi 4 em nối tiếp nhau đọc 9 khổ thơ mỗi em 2 khổ thơ em cuối
- Hướng dẫn ngắt nhịp thơ khi đọc
Em vẽ / Bác Hồ
Trên / tờ giấy trắng
Em vẽ / tóc râu
Chỉ / vờn nhè nhẹ
- Gọi 1 học sinh đọc phần chú giải
3. Đọc từng khổ thơ trong nhóm
- Cho học sinh sinh hoạt nhóm 4 mỗi học sinh đọc 4 dòng thơ ( 2 khổ ) em nào đọc cuối thì đọc 3 khổ thơ (6dòng)
- Giáo viên đi nhắc nhở kiểm tra
- Cho học sinh nhận xét bạn đọc
* Luyện đọc đồng thanh
- Mỗi tổ đọc 1 khổ thơ
* Chuyển ý: Các em vừa luyện đọc rất tốt bài thơ. Để biết em bé vẽ tranh Bác Hồ đẹp như thế nào ta đi tìm hiểu bài.
4. Tìm hiểu bài
- Cả lớp đọc thầm bài thơ và hãy tả lại bức tranh Bác Hồ của bạn nhỏ trong bài thơ ?
- Giáo viên ghi từ “ vờn nhè nhẹ “ và giải nghĩa từ đó.
- Là lướt qua một cách nhẹ nhàng.
- Hình ảnh Bác Hồ bế hai cháu Bắc và Nam trên tay có ý nghĩa gì ?
* Giáo viên: Đó là tình cảm của Bác đối với mọi miền đất nước với mọi dân tộc trên đất nước.
- Học sinh đọc thầm lại cả bài thơ và hỏi:
+ Hình ảnh thiếu nhi theo bước Bác Hồ có ý nghĩa gì ?
- Gọi 1 học sinh đọc 4 dòng thơ còn lại
* Hỏi: Hình ảnh chim trắng bay trên nền trời xanh có ý nghĩa gì ?
- Em biết những tranh, ảnh, tượng hay bài hát nào về Bác Hồ ?
- Giáo viên ghi bảng từ:“Chim trắng “ giải nghĩa từ đó là loại chim bồ câu.
5. Luyện đọc và học thuộc bài thơ
- Giáo viên đọc bài thơ, lưu ý cách đọc thơ.
* Giáo vien chốt ý: Em vẽ tranh Bác Hồ thể hiện tình cảm kính yêu, biết ơn của thiếu nhi Việt Nam với Bác, tình cảm yêu quý của Bác với thiếu nhi, với đất nước, với hoà bình.
* Luyện đọc và học thuộc lòng bài thơ
- Giáo viên đọc lại bài thơ, lưu ý về cách đọc bài thơ
- Giáo viên treo bảng phụ có bài thơ
- Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ theo cách xoá dần.
- Gọi từng tốp 4 em nối tiếp nhau thi đọc thi đọc thuộc lòng 9 khổ thơ.
- Gọi một số học sinh đọc thuộc lòng cả bài thơ.
* Giáo viên nhận xét tuyên dương
6. Củng cố - dặn dò
- Tổ chức trò chơi chuyền hộp đọc thơ
* Cách chơi: Trong hộp có phiếu ghi câu đầu 2 khổ thơ. Hộp chuyền đến đầu cả lớp cùng hát 1 đoạn của bài thơ bất kì. Giáo viên gõ thước dừng hát. Hộp đang ở tay bạn nào thì bạn ấy được bốc 1 phiếu để đọc khổ thơ có câu thơ ghi trong phiếu.
* Giáo viên nhận xét – tuyên dương
* Bài sau: Chương trình xiếc đặc sắc.
HS1: Kể đoạn 1
HS2: Kể đoạn 2
- Kể bằng lời Xô - Phi ( Mác )
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ treo ở bảng lớp.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ / 1 em
- Gọi học sinh luyện đọc từ khó
+ Đọc cá nhân
+ Đọc đồng thanh
- Học sinh nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ lần 2
- Học sinh đọc từng khổ thơ
- Có 9 khổ thơ
- Học sinh tập đọc ngắt nhịp thơ
- 1 học sinh đọc phần chú giải
Cháu Bắc, cháu Nam.
- Học sinh đọc khổ thơ trong nhóm, 1em / 2 khổ thơ
- 4 tổ đọc đồng thanh 9 khổ thơ (2 lần )
- Bác Hồ có vầng trán cao, tóc râu vờn nhẹ. Bác bế trên tay hai bạn nhỏ, một bạn miền Bắc, một bạn miền Nam. Một đoàn thiếu nhi khăn quàng đỏ thắm tung tăng đi theo Bác. Trên bầu trời xanh, chim bồ câu trắng đang bay lượn.
- Bác yêu quý tất cả thiếu nhi Việt Nam từ Bắc đến Nam.
- Thiếu nhi Việt Nam luôn làm theo lời Bác Hồ dạy
- Thiếu Nhi Việt Nam là những người kế tục sự nghiệp của Bác.
- Chim trắng bay trên nền trời xanh biểu diễn cuộc sống hoà bình.
- Bác Hồ mong muốn mang lại cuộc sống hoà bình, hạnh phúc cho dân.
- Ở đâu có Bác Hồ là hạnh phúc, bình yên.
- Học sinh kẻ cành nhiều càng tốt.
* Ví dụ: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.
- 4 học sinh xung phong đọc thuộc lòng 9 khổ thơ.
- 1 số học sinh đọc thuộc lòng cả bài
- Cả lớp bình chọn bạn đọc thuộc lòng nhanh bài thơ.
TẬP ĐỌC: CHƯƠNG TRÌNH XIẾC ĐẶC SẮC.
I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc các số tỉ lệ phần trăm, số điện thoại và các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
* PB: xiếc, đặc sắc, dí dỏm, biến hoá, nhào lộn, khéo léo, tu bổ, lứa tuổi, giảm giá, liên hệ.
* PN: xiếc, đặc mục, vui nhộn, dí dỏm, thú vị, thoáng mát, phục vụ, quý khách.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các nội dung thông tin.
- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết đọc quảng cáo với giọng đọc phù hợp.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: tiết mục, tu bổ, mở màn, hân hạnh,….
- Hiểu được nội dung, hình thức, cách trình bày và mục đích của một quảng cáo.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc ( phóng to, nếu có thể )
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
- Một số tờ quảng cáo có nhiều tranh ảnh, màu đẹp hấp dẫn cho học sinh sưu tầm.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng yêu cầu đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài: Cháu vẽ Bác Hồ.
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài:
* Giáo viên hỏi: Các em có thích xem quảng cáo không ? Vì sao ?
- Trong giờ tập đọc này chúng ta cùng đọc và tìm hiểu một bản quảng cáo của rạp xiếc: Chú ngựa vằn. Qua bài tập đọc này các em sẽ hiểu thêm về nội dung, cách trình bày, mục đích của quảng cáo.
- Ghi tên bài lên bảng
2.2 Luyện đọc
a. Đọc mẫu
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt, thể hiện giọng đọc như đã xác định ở mục tiêu.
b. Hướng dẫn học sinh đọc từng câu và luyện phát âm từ khó.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nối tiếp từng câu trong bài.
- Treo bảng phụ viết sẵn các tỉ số, tỉ lệ phần trăm, giờ, số điện thoại và các từ khó đã dự kiến ở mụctiêu, yêu cầu học sinh đọc các từ trên.
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu lần 2.
c. Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn học sinh chia bài thành 4 phần:
+ Phần 1: Tên chương trình và tên rạp xiếc.
+ Phần 2: Tiết mục mới
+ Phần 3: Tiện nghi và mức giảm giá vé.
+ Phần 4: Thời gian biểu diễn. Cách liên hệ và lời mời.
* Hướng dẫn: Khi đọc quảng cáo, các em chú ý ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, và nghỉ lâu hơi sau mỗi phần. Các em nên đọc bài với giọng vui tươi, thích thú bài sẽ hay hơn.
- Yêu cầu 4 học sinh tiếp nối nhau đọc 4 phần của bản quảng cáo.
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới, sau đó đặt câu với từ tiết mục, tu bổ, hân hạnh.
- Yêu cầu 4 học sinh khác tiếp nối nhau đọc lại bài theo từng phần như trên.
d. Luyện đọc theo nhóm
- Chia học sinh thành nhóm mỗi nhóm 4 học sinh và yêu cầu mỗi em đọc 1 phần trong nhóm.
e. Đọc cả bài trước lớp
- Giáo viên gọi 4 học sinh bất kì yêu cầu tiếp nối nhau đọc bài trước lớp.
2.3 Tìm hiểu bài
- Gọi 1 học sinh đọc lại toàn bài
- Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì ?
- Em thích những nội dung nào trong quảng cáo ? Vì sao ( phần nội dung đó có ích lợi gì ? )
- Giáo viên hỏi tiếp 3 câu hỏi về cách trình bày quảng cáo.
- Quảng cáo đưa ra những thông tin quan trọng như thế nào ?
- Cách viết các thông báo như thế nào? Có ngắn gọn, rõ ràng không ?
- Những từ ngữ được in đậm trong quảng cáo có ý nghĩa như thế nào ? Có mấy kiểu chữ, màu sắc của chữ ra sao? Làm như vậy có tác dụng gì ?
- Ngoài phần thông tin, quảng cáo còn được trang trí như thế nào ?
2.4 Luyện đọc lại bài
- Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn giới thiệu các tiết mục mới với giọng vui nhộn, rõ ràng từng câu, chú ý nhấn giọng các từ ngữ:
Nhiều tiết mục mới ra mắt lần đầu.//
Xiếc thú vui nhộn,/ dí dỏm.//
Ảo thuật biến hoá bất ngờ./ thú vị.//
Xiếc nhào lộn khéo léo, dẻo dai.//
- Yêu cầu học sinh tự luyện đọc đoạn trên.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc hay.
* Nhận xét – tuyên dương học sinh đọc hay.
3. Củng cố - dặn dò
- Giáo viên hướng dẫn các tổ giới thiệu các từ quảng cáo sưu tầm được ( phát băng dán và chia khu vực lớp cho các tổ )
- Khen thưởng tổ sưu tầm được nhiều quảng cáo
* Bài sau: TĐ – KC: Đối đáp với Vua
- 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Thể hiện tình cảm Bác đối với thiếu nhi cả nước. Bác yêu tất cả các cháu thiếu nhi từ Bắc vào Nam trên đất nước mình. Thiếu nhi Việt Nam luôn làm theo lời Bác dạy.
- 2 – 3 học sinh trả lời theo suy nghĩ.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Vài học sinh đọc lại đề bài
- Các học sinh cùng tổ, dãy bàn, hoặc nhóm tiếp nối nhau đọc bài, mỗi học sinh đọc 1 câu.
- Một số học sinh đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các từ: 1 – 6 ( mùng một tháng sáu ), 50 % ( năm mươi phần trăm ). 10 % ( mười phần trăm ), 19 giờ ( mười chín giờ ),…...51810360 ( năm một tám không/ba sáu không )
- Dùng bút chì gạch chéo vào cuối mỗi phần bài, nếu cần .
- 4 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK
* Đặt câu: Lớp chuẩn bị hai tiết mục để tham gia hội diễn văn nghệ trường./ Thư viện trường em mới được tu bổ nên sáng sủa, rộng rãi hơn nhiều./ Chúng em rất hân hạnh được đón đoàn thanh tra về thăm lớp.
- Luyện đọc theo nhóm nhỏ, học sinh cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Để lôi cuốn mọi người đến rạp xem xiếc.
- Em thích nhất phần quảng cáo tiết mục mới vì phần này cho chương trình biểu diễn xiếc rất đặc sắc, nhiều tiết mục ra mắt lần đầu, có cả ảo thuật là tiết mục em thích.
- Học sinh trao đổi theo cặp và trả lời.
- Quảng cáo thông báo những thông tin cần thiết, được người xem quan tâm nhất như tiết mục mới, điều kiện của rạp xiếc, mức giảm giá vé, thời gian biểu diễn, cách liên hệ mua vé.
- Thông báo của rạp xiếc rất ngắn gọn, rõ ràng, dễ nhớ.
- Những từ ngữ quan trọng được in đậm. Trình bày bằng nhiều kích cỡ khác nhau, màu sắc khác nhau.
- Có tranh minh hoạ làm cho quảng cáo thêm hấp dẫn.
- Theo dõi bài đọc mẫu
- Tự luyện đọc theo hướng dẫn trên.
- 3 – 5 học sinh thi đọc. Cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.
File đính kèm:
- TAPDOC.doc