- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu nghĩa các từ trong bài: vời
- Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
II.Hoạt động dạy- học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4 em đọc truyện Trong quán ăn “Ba cá bống”.1HS nêu nội dung bài.
2.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài: Rất nhiều mặt trăng là câu chuyện cho các em thấy cách hiểu về thế giới của trẻ em khác với người lớn như thế nào?.
b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
11 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc: Tuần 17: Rất nhiều mặt trăng (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dọc và di chuyển hướng phải, trái.
c.Trò chơi vận động:
Trò chơi “Nhảy lướt sóng”. GV điều khiển cho HS chơi, Có thể cho các tổ thi đua, tổ nào có số bạn bị vướng chân ít nhất sẽ được biểu dương.
GV nhắc nhở các em đảm bảo an toàn.
3.Phần kết thúc: 4-6 phút.
- Cả lớp chạy chậm, thả lỏng theo đội hình vòng tròn.
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát- GV cùng HS hệ thống bài, GV nhận xét giờ học.
Tập làm văn:
Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.
- Luyện tập xây dựng một đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết lời giải BT 2;3 (phần nhận xét).
III. Hoạt động dạy- học:
1. Trả bài tập làm văn viết: GV nêu nhận xét, công bố điểm.
2.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Phần nhận xét:
- 3 em tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài 1;2;3.
- Cả lớp đọc thầm bài: cái cối tân, suy nghĩ làm bài cá nhân.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, GV treo kết quả.
Đ1 ( mở bài): Cái cối xinh xinh gian nhà trống.
Đ2,3 ( thân bài):U gọi nó là cái cối tân vui cả xóm.
Đ4 ( kết bài):Cái cối xaybước anh đi.
? Đoạn văn miêu tả đồ vật có ý nghĩa như thế nào?( thường giới thiệu về đồ vật được tả, tả hình dáng, hoạt động, hay nói len ý nghĩ của tác giả về đồ vật đó.)
? Nhờ dâu em nhận biết được bài văn có mấy đoạn?( dấu chấm xuống dòng)
c.Phần ghi nhớ: Vài em đọc mục ghi nhớ.
d.Luyện tập:
Bài tập 1: 1 em đọc nội dung- HS thảo luận N2 sau đó đại diện các nhóm trả lời miệng.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài, làm bài vào vở bài tập-HS phát biểu ý kiến.
- GV lưu ý HS chỉ viết đoạn không viết cả bài.
3.Củng cố-dặn dò: Vài em nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
Khoa học:
Kiểm tra học kì I.
I. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức đã học thuộc Con người và sức khoẻ; một phần: Vật chất và năng lượng.
II. Đề bài:
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ.để hoàn thành bảng sau:
Lấy vào.
Tên cơ quan trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa người với môi trường bên ngoài.
Thải ra.
Thức ăn.
..
..
Hô hấp.
.
Bài tiết nước tiểu.
..
..
Mồ hôi.
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái (A; B; C; D hoặc E) đứng trước một ý đúng nhất.
a.Để có cơ thể khoẻ mạnh, bạn cần ăn:
A. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất bột.
B. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất béo.
C. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất vi-ta-min và khoáng.
D. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất đạm.
E. Tất cả các loại trên.
b.Việc không nên làm để thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm là:
A. Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ.
B. dùng thực phẩm đóng hộp quá hạn hoặc hộp bị thủng, phồng, han gỉ.
C. Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ để nấu ăn.
D. Thức ăn được nấu chín; nấu xong ta nên ăn ngay.
E. Thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách.
c.Để phòng bệnh do thiếu i-ốt, hằng ngày bạn nên sử dụng:
A. Muối tinh; B. Bột ngọt; C. Muối hoặc bột canh có bổ sung i-ốt.
Câu 3: Nêu ba điều em nên làm để:
a.Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
b.Phòng tránh tai nạn đuối nước.
Câu 4: Nêu ví dụ chứng tỏ con người đã vận dụng các tính chất của nước vào cuộc sống (mỗi tính chất một ví dụ).
Nước chảy từ cao xuống thấp.
Nước có thể hoà tan một số chất.
III. HS làm bài – GV theo dõi.
IV. GV thu bài – dặn dò.
Luyện từ và câu:
Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
I. Mục tiêu: HS hiểu:
- Trong câu kể Ai làm gì? vị ngữ nêu lên hoạt động của người hay vật.
- Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? thường do động từ hoặc cụm động từ đảm nhiệm.
II. Đồ dùng dạy-học: Bảng phụ viết các câu kể ở bài tập III.1 và bài tập III.2.
III.Hoạt động dạy-học:
1.Kiểm tra bài cũ: 2 em làm lại bài tập 3 (phần luyện tập).
2.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Phần nhận xét:
- 2 em tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập: 1 em đọc đoạn văn, 1 em đọc yêu cầu.
- HS thực hiện lần lượt các yêu cầu bài tập.
- HS đọc các câu kể có trong đoạn văn trên:
+ Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.
+ Người các buôn làng kéo về nườm nượp.
+ Mấy thanh niên khua chiêng rộn ràng.
- Các câu 4, 5, 6 là câu kể nhưng thuộc kiểu câu: Ai thế nào?
Bài2: HS tự làm vào vở- 1 HS làm vào bảng phụ- Cả lớp nhận xét chữa bài:
+ Hàng trăm con voi đang tiến về bãi. (tương tự với những câu sau.)
V N
Bài3: HS nghiên cứu bài- thảo luận N2 rồi trả lời.
? Vị ngữ trong các câu trên có ý nghĩa gì?
Bài4: HS làm bài nêu kết quả.
GV:Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? có thể là động từ hoặc động từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc gọi là cụm động từ.
c.Phần ghi nhớ: Vài em đọc mục ghi nhớ, nêu ví dụ minh hoạ.
d.Phần luyện tập:
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài tập, tìm câu kể Ai làm gì? trả lời miệng, 1 em làm ở bảng phụ.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài, làm bài vào vở bài tập-HS phát biểu.Chữa bài.
Bài tập 3: GV nêu yêu cầu của bài-HS trả lời miệng.
3.Củng cố-dặn dò: 1 em đọc nội dung cần ghi nhớ, về nhà làm lại bài tập III.3.
Toán:
Dấu hiệu chia hết cho 5.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 5 để chọn hay viết các số chia hết cho 5.
- Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, kết hợp với dấu hiệu chia hết cho 5.
II. Hoạt động dạy-học:
1. Bài cũ: Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2. Nêu ví dụ minh hoạ.
2. Bài mới:
a. GV hướng dẫn HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5:
- HS nêu ví dụ các số chia hết cho 5 và các số không chia hết cho 5 thành 2 cột.
- HS rút ra dấu hiệu các số chia hết cho 5.
- GV chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng bên phải, nếu là 5 hoặc 0 thì số đó chia hết cho 5; chữ số tận cùng khác 0 và 5 thì số đó không chia hết cho 5.
b.Thực hành:
Bài 1: GV cho HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài.
a.Các số chia hết cho 5 là: 35; 660; 3000; 945.
b.Các số không chia hết cho 5 là: 8; 57; 4674; 5553.
Bài 2: GV cho HS tự làm bài vào vở sau đó cho 2 em ngồi gần nhau kiểm tra lẫn nhau. Một em làm ở bảng.
a) 150<135<160.
b) 3575< 3580<3585.
c) 335; 340; 345; 350; 355; 360.
Bài 3: GV cho HS nêu lại đề bài và nêu ý kiến thảo luận- GV nêu kết quả đúng:
Chữ số tận cùng là 0: 750; 570.
Chữ số tận cùng là 5: 705.
Bài 4:HS nêu yêu cầu của bài.
a.Cách1: Tìm các số chia hết cho 5 trước, sau đó tìm số chia hết cho 2 trong những số đó.
Cách2: HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.
b.áp dụng hai cách ở phần a.
3.Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
Thứ sáu, ngày 11 tháng 12 năm 2008.
Kĩ thuật:
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (tiết 3).
I. Mục tiêu: đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS.
II. Hoạt động dạy-học:
HĐ1: HS tiếp tục hoàn thành sản phẩm tự chọn của mình.
HĐ2: Đánh giá mức độ hoàn thành sản phẩm.
- GV cho HS trưng bày sản phẩm của mình.
- GV gọi từng tốp HS lên phân loại- Gv cùng các tổ trưởng lên chấm lại.
III. Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học, chuẩn bị học chương II.
Tập làm văn:
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật.
I. Mục tiêu:
- Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong đoạn văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.
- Viết đoạn văn miêu tả đồ vật chân thực, sinh động, giàu cảm xúc, sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy-học: Viết sẵn đoạn văn tả chiếc cặp trong BT 1 lên bảng lớp.
III.Hoạt động dạy-học .:
1.Kiểm tra bài cũ:2 em đọc thuộc ghi nhớ trang 170; 1 em đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút.
2.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 1 em đọc yêu cầu và nội dung-Trao đổi theo cặp-Trả lời.
Sau mỗi phần Gv kết luận, chốt lại lời giải đúng.
Các đoạn văn trên đều thuộc phần thân bài trong bài văn kể chuyện.
Đ1: Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp.
Đ2:Tả quai cặp và dây đeo cặp.
Đ3:Tả cấu tạo bên trong của cặp.
c. Nội dung miêu tả của từng đoạn được báo hiệu bằng những từ ngữ: Màu đỏ tươi; quai cặp; mở cặp ra
Bài 2: 1 em đọc yêu cầu và gợi ý-HS làm bài.
HS trình bày- GV sửa lỗi dùng từ.
3.Củng cố-dặn dò: GV nhận xét tiết học, về nhà xem lại bài.
Toán:
Luyện tập.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
- Biết kết hợp hai dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0.
II. Hoạt động dạy-học:
1.Kiểm tra bài cũ :Vài em nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 và chia hết cho 5 cho ví dụ minh hoạ.
2.Các hoạt động:
HĐ1: Thực hành.
Bài 1: GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở, một em làm ở bảng và giải thích tại sao lại chọn các số đó?
Bài 2: GV cho HS tự làm bài, 1 em nêu kết quả, cả lớp phân tích, bổ sung. GV cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau.
Bài 3: GV cho HS tự làm bài, 1 em làm ở bảng và giải thích lí do vì sao lại chọn các số đó?
Bài này có 2 cách làm:
Cách1: Loại bỏ các số: 345; 296; 341; 3995; 324 và chọn được các số: 480; 2000; 9010.
Cách2:HS dựa vào dấu hiệu chia hết cho 5 có tận cùng là 5 hoặc 0 và chia hết cho 2 có tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8.
Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 có tận cùng là chữ số 0.
Bài 4: GV cho HS nhận xét bài 3; khái quát kết quả phần a của bài 3 và nêu số có chữ số tận cùng là 0 thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
Bài 5: GV cho HS thảo luận theo từng cặp sau đó nêu kết luận: Loan có 10 quả táo.
HĐ2:GV chấm- Chữa bài.
3.Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà hoàn thành bài tập.
Âm nhạc
Thầy Luân dạy
______________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.mục tiêu
Rèn cho học sinh có thói quen tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần :
- Lớp trưởng điều hành lớp sinh hoạt: Tự nhận xét tồn tại, của bản thân từng cá nhân, từng tổ và cả lớp.
II.Hoạt động lên lớp
1:Lớp sinh hoạt:
Từng tổ trưởng lên nhận xét tình hình của tổ mình.
Lớp trưởng nhận xét chung tình hình của từng tổ, từng cá nhân(Có sổ theo giỏi riêng).
Từng cá nhân tự nhận xét
2: GV nhận xét chung về các mặt:
- Học tập
- Trật tự
- Vệ sinh
3. Tuyên dương HS tiến bộ, nhắc nhở học sinh yếu kém.
Nhắc HS đóng nộp các khoản cho nhà trường
Phổ biến kế hoạch tuần sau.
File đính kèm:
- tuan 14-18.doc