Giáo án Tập đọc - Tuần 17: Rất nhiều mặt trăng

I: MỤC TIÊU :

-Đọc lưu loát,trôi chảy toàn bài .Biết đọc diễn cảm bài văn trôi chảy với giọng nhẹ nhàng chậm rải, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: Chú hề, nàng công chúa nhỏ

-Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Cách nghĩ của các em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.

II:HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Bài cũ :

HS đọc bài tập đọc “ Trong quán ăn Ba cá bống”

B. Bài mới .

 

doc17 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 929 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc - Tuần 17: Rất nhiều mặt trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m của từng nhóm, nghe các thành viên trong nhóm trình bày GV cùng đánh giá , nhận xét chọn đội nhất, đội nhì. ___________________________ luyện từ và câu vị ngữ trong câu kể – ai làm gì? I:mục tiêu Học sinh hiểu: - Trong câu kể ai làm gì? Vị ngữ nêu lên hoạt động của người hay vật. Vị ngữ trong câu kể ai làm gì? thường do ĐT và cụm động từ đảm nhiệm. Ii hoạt động dạy học A. Bài cũ : Một hs nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong luỵên từ và câu của tiết trước B. Bài mới : 1 . Giới thiệu bài 2 . HS làm bài tập Bài 1: Một hs đọc đề. Cả lớp đọc thầm đoạn văn tả hội đua voi, suy nghĩ và phát biểu ý kiến Hs tìm câu kể, phát biểu ý kiến, GV nhận xét chốt lại ý kiến Đoạn văn có 6 câu. 3 câu đầu là câu kể ai làm gì? Câu 1 : Hàng trăm con voi đang tiến về bãi Câu 2 :Người các buôn kéo về nườm nượp Câu 3 :Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng Bài 2, 3: Hoc sinh suy nghĩ và làm vào vở GV chữa bài trước lớp Câu Vị ngữ trong câu ý nghĩa của vị ngữ Câu 1 Câu 2 Câu 3 đang tiến về bãi kéo về nườm nượp khua chiêng rộn ràng Nêu hoạt động của người vật trong câu Bài 4: Hoc sinh suy nghĩ và chọn ý đúng Lời giải ý b: VN của các câu trên do các từ kèm theo nó( cụm động từ) tạo thành. Phần ghi nhớ Hoc sinh đọc và nêu vài ví dụ minh hoạ nội dung cần ghi nhớ(sgk) 4: Phần luyện tập Bài 1: Hoc sinh đọc yêu cầu của bài tập.Tìm câu kể ai làm gì? trong đoạn văn phát biểu miệng. GV chốt lại lời giải đúng( Các câu 3, 4, 5, 6, 7.) Câu Vị ngữ trong câu 3Thanh niên đeo ngùi vào rừng . 4:Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. 5:Em nhỏ đùa vui trứơc sàn nhà . 6:Các cụ gìa chụm đầu bên những chén rượu cần. 7:Các bà ,các chị sửa soạn khung cửi. đeo ngùi vào rừng giặt giũ bên những giếng nước. đùa vui trứơc sàn nhà chụm đầu bên những chén rượu cần. sửa soạn khung cửi. Bài tập 2: Một hs đọc đề.Hs làm bài tập vào vở Sau đó chữa bài Đàn cò trắng + bay lượn trên cánh đồng Bà em + kể chuyện cổ tích Bọ đội + giúp dân gặt lúa Bài 3: HS đọc đề yêu cầu đề suy nghĩ và phát biểu ý kiến Ví dụ về một đoạn văn miêu tả: Bác bảo vệ đánh một hồi trống dài. Từ các lớp học sinh ùa ra sân trường. Dưới gốc cây bàng, có mấy bạn đang túm nhau đọc truyện. Giữa sân trường các bạn nam chơi đá cầu. Cạnh đó có mấy bạn nữ chơi nhảy dây. 5)GV nhận xét ,dặn dò :hoàn thành bài tập vào vở. ___________________________ Toán Dấu hiệu chia hết cho 2. dấu hiệu chia hết cho 5 I:mục tiêu Giúp HS biết : -Dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. Dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5. - Nhận biết số chẵn số lẻ ii. hoạt động dạy học a .Bài cũ;GV chấm bài cho 3 eml B .Bài mới; GV hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu ra dấu hiệu chia hết cho 2 GV viết ví dụ lên bảng :2 = 5 : 2 = 16 : 2 = 7 : 2 = 18 28 : 2 = 14 : 2 = 5 (dư 1) 33 : 2 = 16 (dư 1) 15 : 2 = 7(dư 1) 37 : 2 = 18(dư 1) 29 : 2 = 14 (dư 1) GV đặt vấn đề: Các em tự tìm hiểu rút ra dấu hiệu chia hết cho 2 học sinh phát hiện dấu hiệu chia hết cho 2 GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Tự tìm vài số chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2 Một số học sinh lên bảng viết kết quả Học sinh quan sát, đối chiếu và rút ra kết luận dấu hiệu chia hết cho 2 Các số có tận cùng là: 0, 2, 4, 6, 8 là các số chia hết cho 2 Các số có tận cùng là: 1, 3, 5, 7, 9 là các số không chia hết cho 2( các phép chia đều có số chia là 1) GV giới thiệu số chẵn số lẻ GV nêu: các số chia hết cho 2 là số chẵn Cho học sinh tự nêu VD về số chẵn, số lẻ Các số có tận cùng là: 0, 2, 4, 6, 8 là các số chẵn Các số có tận cùng là: 1, 3, 5, 7, 9 là các số lẻ GV hướng dẫn học sinh tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5 Tương tự như dấu hiệu chia hết cho 2 Các số chia hết cho 5 có tận cùng là chữ số 0 hoặc 5 3. Thực hành Bài 1: a, Gv cho học sinh chọn ra các số chia hết cho 2 sau đó chọn vài học sinh đọc bài làm của mình và giải thích vì sao chọn các số đó. b, Gv cho học sinh làm bài. Bài 2: Học sinh làm bài vào vở – lên bảng chữa bài. Bài 3: Học sinh làm bài vào vở – lên bảng chữa bài. Bài 4: a) Số vừa chia hết cho 2 , vừa chia hết cho 5 là 660;3000 b) Số chia hết cho 5 , nhưng không chia hết cho 2 là35; 945 4. Củng cố – Dặn dò:Hoàn thành bài tập vào vở _________________________________ Thể dục Đi nhanh chuyển sang chạy – trò chơi ; Nhảy lướt sóng I. Mục tiêu:- Ôn bài tập hợp hàng ngang ,dóng hàng.Yêu cầu học sinh thực hiện động tác theo đúng thứ tự, chính xác và tương đối đẹp - Ôn tập hợp hàng ngang .Yêu cầu tham gia chủ động. - Chơi trò chơi : Thỏ nhảy lướt sóng. Yêu cầu tham gia vào trò chơi nhiệt tình,sôi nổi và chủ động. II. Nội dung và phương pháp: Phần mở đầu:(6 – 10 phút ) - GV ổn định tổ chức lớp phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học. - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình nơi tập. - Đi thường 1 vòng và hít thở sâu. Phần cơ bản:( 12-15 phút ) a, đẫi hình đội ngũ.:Ôn tập hợp hàng ngang dóng hàng. Các tổ tập theo đội hình đã phân công ,mỗi em lên hô một lần. B, Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản. Ôn đi nhanh chuyển sang chạy, cả lớp tập theo đội hình hàng dọc Cả lớp trình diễn theo 2-4 hàng dọc. c,Trò chơi vận động: Trò chơi : “Nhảy lướt sóng” GV cho HS khởi động lại các khớp . GV yêu cầu nêu tên trò chơi ,nhắc lại cách chơi ,cho chơi thử sau đó gv nhận xét rồi cho chơi chính thức . Kết thúc trò chơi , đội nào thắng cuộc được tuyên dương. Phần kết thúc: - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát- làm động tác thả lỏng toàn thân. GV nhận xét và đánh giá giờ học. Thứ sáu ngày2 tháng1 năm 2009 Tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật I:mục tiêu Hoc sinh tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn: Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong đoạn văn miêu tả, nội dung miêu tả từng đoạn, dấu hiểu mở đầu đoạn văn. Biết viết đoạn văn trong một bài văn miêu tả đồ vật. ii. hoạt động dạy học A.Bài cũ - Một hs nhắc lại kiến thức về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. Sau đó đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em. B. Bài mới 1: Giới thiệu bài - Gv nêu mục đích yêu cầu cần đạt của tiết học. 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập: Bài tập 1: 1 Học sinh đọc nội dung bài tập 1. Cả lớp đọc thầm đoạn văn tả cái cặp, làm bài cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn bên cạnh. Học sinh phát biểu và chốt lại lời giải đúng. a) Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả?(cả 3 đoạn đều thuộc phần thân bài) b) Xác định nọi dung miêu tả từng đoạn văn Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp. Đoạn 2: Tả quai cặp và dày đeo. Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp. c) Nội dung miêu tả của mỗi đoạn được báo hiệu ở câu mở đoạn bằng những từ ngữ nào? Đoạn 1: Đó là chiếc cặp màu đỏ tươi. Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ? Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấy trong cặp có tới 3 ngăn Bài tập 2: - Học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý. - Học sinh đặt chiếc cặp của mình ra phía trước và quan sát để viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiéc cặp theo các gợi ý a,b,c. Học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình. Gv nhận xét. Bài tập 3: - Học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý. - Gv nhắc Học sinh chú ý: Đề bài chỉ yêu cầu các em viết một đoạn văn miêu tả bên trong chiếc cặp của mình. - Học sinh quan sát và làm bài. - Học sinh nối tiếp nhau trình bày trước lớp. 3 : Củng cố , dặn dò GV nhận xét tiết học. Toán luyện tập I:mục tiêu Giúp HS : - Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và 5. - Biết kết hợp cả hai dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng là 0. ii. hoạt động dạy học 1. Bài cũ: - Yêu cầu Học sinh nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 và cho ví dụ? - Yêu cầu Học sinh nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5 và cho ví dụ? 2. Thực hành: Bài 1 : Gv yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở. Khi chữa bài, Gv cho Hoc sinh nêu các só đã viết ở phần bài làm và giải thích tại sao lại chọn các số đó. a)Số chia hết cho 2 là 4568 ;66814; 2050 ;3576 ;900 b)Số chia hết cho 5 là2050 ;900 ;2355 Bài 2 : Học sinh làm bài vào vở – lên bảng chữa bài. Viết ba số có ba chữ số và chia hết cho 2 là 128 ;346 ;574 Viết ba số có ba chữ số và chia hết cho 5 là 140 ;890 ; 875 Bài 3 : Gv cho học sinh tự làm bài - Chữa bài a) Số vừa chia hết cho 2 , vừa chia hết cho 5 là 480 ;2000 ; 9010 b) Số chia hết cho 2 , không chia hết cho 5 là 296 ; 324 c) Số chia hết cho 5 , không chia hết cho 2 là 480 ; 2000 ; 9010 ;3995 Bài 4 : Gv cho học sinh nhận xét bài 3, khái quát kết quả phần a và nêu: Số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho 2 và 5. Bài 5: Gv cho Hoc sinh thảo luận theo từng cặp sau đó nêu kết quả: Vì 10 < 20mà 10 chia hết cho 5 hoặc 10 chia hết cho 2 . Nên: Loan có 10 quả táo. *GV nhận xét , dặn dò : Hoàn thành bài tập vào vở Âm nhạc ( GV chuyên trách dạy ) _________________________ Hoạt đông tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: - Phát huy những ưu điểm của tuần trước. - Khắc phục những nhược điểm còn mắc phải. II. Các bước lên lớp; - Cả lớp hát vổ tay một bài. - Các tổ trưởng lên báo cáo tình hình của tổ mình. - Lớp trưởng lên nhận xét tình hình của lớp . - lấy danh sách HS tuyên dương phê bình do lớp bầu. - GV nhận xét chung về các mặt : học tập , đạo đức, vệ sinh..... - Tuyên dương học sinh tiến bộ , nhắc nhở học sinh yếu kém . - Phổ biến kế hoạch tuần sau . - Nhắc học sinh đóng nạp các khoản cho nhà trường. _Nhắc các em tập trung học ôn bài để thi ĐKL2 đạt kết quả tốt. III. Biện pháp khắc phục : - Những HS vi phạm nội quy thì gv phê bình trước lớp. - Trường hợp cá biệt mời phụ huynh đến trao đổi, tìm cách khắc phục Lịch sử: Kiểm tra định kì cuối kì I. I. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức đã học từ buổi độc lập đến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên. II. Đề bài: Câu 1: Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938? Câu 3: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta? HS làm bài – GV theo dõi. GV thu bài – dặn dò.

File đính kèm:

  • doctuan17a.doc