I. YÊU CẦU :
1. Luyện đọc :
§ Đọc đúng : dắt, cõi, nước lặng, sôi tăm cá, áo sờn, bâng khuâng, gió động rèm, tưới ướt bồn, nặng phù sa.
§ Đọc diễn cảm : chú ý nghỉ hơi ở các dấu phẩy giữa dòng thơ. Khổ thơ 1, 2 và 3 đọc giọng êm nhẹ và trang trọng. Khổ thơ 4 : nhấn mạnh các từ ngữ “ô vẫn còn đây “ và đọc giọng tha thiết. Khổ thơ 5 : nhấn mạnh các từ “ơi” . Khổ 6 : nhấn mạnh các từ “ thương” .
2. Hiểu :
§ Từ ngữ : cõi, những ngày cháo bẹ măng tre, đơn sơ.
§ Nội dung : Lòng kính yêu Bác Hồ.
II. LÊN LỚP :
A. On định : Hát.
B. Bài cũ : Cây vú sữa Bác trồng.
- Tác giả dùng từ ngữ nào để tả vẻ đẹp của cây vú sữa ?
- Tác giả so sánh cây vú sữa với gì ?
- Đại ý bài ?
C. Bài mới : Thăm cõi Bác xưa.
1. Giới thiệu bài :
- Trong bài thơ dài “ Theo chân Bác” Tố Hữu đã dành những vần thơ thắm thiết nói về nơi Bác ở và khi đọc, chúng ta cũng như đang được về thăm cõi Bác xưa.
- Ghi tựa bài, tên tác giả.
2 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 3830 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc - Tiết 62: Thăm cõi bác xưa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 62. * TẬP ĐỌC.
THĂM CÕI BÁC XƯA.
I. YÊU CẦU :
1. Luyện đọc :
Đọc đúng : dắt, cõi, nước lặng, sôi tăm cá, áo sờn, bâng khuâng, gió động rèm, tưới ướt bồn, nặng phù sa.
Đọc diễn cảm : chú ý nghỉ hơi ở các dấu phẩy giữa dòng thơ. Khổ thơ 1, 2 và 3 đọc giọng êm nhẹ và trang trọng. Khổ thơ 4 : nhấn mạnh các từ ngữ “ô vẫn còn đây “ và đọc giọng tha thiết. Khổ thơ 5 : nhấn mạnh các từ “ơi” . Khổ 6 : nhấn mạnh các từ “ thương” .
2. Hiểu :
Từ ngữ : cõi, những ngày cháo bẹ măng tre, đơn sơ.
Nội dung : Lòng kính yêu Bác Hồ.
II. LÊN LỚP :
A. Oån định : Hát.
B. Bài cũ : Cây vú sữa Bác trồng.
Tác giả dùng từ ngữ nào để tả vẻ đẹp của cây vú sữa ?
Tác giả so sánh cây vú sữa với gì ?
Đại ý bài ?
C. Bài mới : Thăm cõi Bác xưa.
Giới thiệu bài :
Trong bài thơ dài “ Theo chân Bác” Tố Hữu đã dành những vần thơ thắm thiết nói về nơi Bác ở và khi đọc, chúng ta cũng như đang được về thăm cõi Bác xưa.
Ghi tựa bài, tên tác giả.
2. GV đọc mẫu lần 1. – HS đọc.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
Bài có thể chia làm mấy đoạn ?
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
* ĐOẠN 1 : Hai khổ thơ đầu.
Cõi là gì ?
Cõi Bác xưa là đâu ?
Cảnh hiện lên trong hai khổ thơ này theo trình tự nào ?
Dựa vào lời thơ, em hãy tả lại con đường và khu vườn ấy ?
* GV : Toàn bộ con đường và khu vườn đều là những hình ảnh khu nhà Bác tại Kim Liên, nơi quê Bác, những món ăn trong những ngày kháng chiến tại chiến khu Việt Bắc làm toát lên một vẻ đẹp tươi mát, phóng khoáng và giản dị.
Ý đoạn 1 .
Luyện đọc : Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.
* GV : Cảnh thì đẹp và giản dị thế đấy; nhưng còn cuộc sống của Bác ra sao? khổ thơ 3, 4 sẽ giúp ta hiểu điều ấy.
HS đọc.
ý chỉ một phạm vi không gian.
chỉ nơi Bác ở khi còn sống.
đi từ ngoài vào trong, theo con đường dẫn đến nơi Bác ở.
con đường rợp bóng xoài, một hồ nước có những cây dừa soi bóng và những chú cá đua nhau ngoi lên đớp mồi; những cây bưởi cây cam trĩu quả, một hàng rào râm bụt vây quanh nhà.
Cảnh đẹp giản dị của con đường và khu vườn dẫn tới nhà Bác.
* ĐOẠN 2 : Khổ thơ 3, 4.
Ngôi nhà Bác ở làm theo kiểu gì ? ( cho HS xem ảnh ngôi nhà Bác và giới thiệu thêm từng khu vực.)
Nơi Bác ở cũng như cuộc sống của Bác thật giản dị. Những từ ngữ nào nói lên điều ấy ? ( đơn sơ )
Trên bàn làm việc của Bác, tác giả chú ý nhất đến cái gì ?
Nêu lên chi tiết này, tác giả cốt nhấn mạnh điều gì ?
Ý đoạn 2 :
Luyện đọc : Ô vẫn còn đây.
* GV : Khổ thơ 5 tác giả cho ta thấy những việc Bác làm, những việc ấy tuy đơn giản nhưng rất ý nghĩa. Ta hãy xem đó là những việc gì ?
HS đọc.
kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc với cấu trúc đơn sơ, phóng khoáng.
mộc mạc, chẳng mùi sơn, giường mây chiếu cói, tủ nhỏ, áo sờn.
những chồng thơ của thiếu nhi khắp đất nước gửi về cho Bác còn để mở như Bác đang xem.
tình thương yêu đặc biệt của Bác đối với thiếu nhi.
Cuộc sống giản dị và tình thương bao la của Bác đối với thiếu nhi.
* ĐOẠN 3 : Khổ thơ 5.
Tác giả tâm sự với ai ? khuyên điều gì ?
Thực ra là nói với ai ? khẳng định điều gì ?
Những từ ngữ nào nói lên điều đó ?
* GV : Khi còn sống ngày ngày Bác vẫn tưới cây trong vườn và cho đàn cá ăn. Những hình ảnh đó cũng như muôn vàn hình ảnh khác trong cuộc đời vĩ đại mà giản dị của Bác vẫn sống mãi trong lòng chúng ta.
Ý 3 ?
Luyện đọc : nhấn mạnh các từ “ơi”
* ĐOẠN 4 : Khổ 6.
Trong khổ thơ này, từ nào được lặp lại nhiều lần ?
Cốt nói lên điều gì ? Với những ai ?
Từ “cứ ” ý nói gì ?
Biểu hiện cao quý cao quý nhất của tình thương đó là đức tính hi sinh. Từ ngữ nào cho thấy được ?
* GV : Tình thương yêu và đức tính hi sinh phấn đấu không hề ngơi nghỉ ấy của Bác đã cắt nghĩa tại sao mọi người chúng đều quí Bác.
Ý đoạn 4 ?
Luyện đọc : nhấn mạnh các từ “ thương”
ĐẠI Ý :
HS đọc lại cả bài; nêu ý từng đoạn và đại ý bài.
HS đọc .
những chú cá rô và những cây dừa. - chớ có buồn, cứ nở hoa đơm trái.
mọi người. – Bác vẫn còn sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.
chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn, Bác vẫn chăm tay tưới ướt bồn.
Bác Hồ sống mãi trong lòng chúng ta.
thương.
tình thương bao la sâu nặng của Bác. - thương ta, cuộc đời chung, cỏ hoa.
một tình thương chủ động, tự nguyện, lâu dài.
chỉ biết quên mình cho hết thảy, như dòng sông chảy, nặng phù sa.
Ca ngợi tình thương yêu bao la và đức hi sinh lớn lao của Bác Hồ.
Lòng kính yêu Bác Hồ.
D. Củng cố : * Thi đua .
- Đọc thuộc lòng 3 khổ thơ tự chọn.
E. Dặn dò : - Chuẩn bị bài : Hai bài thơ của Bác.
File đính kèm:
- Tap doc tiet 62 tuan 31 Lop.doc