Giáo trình Phương pháp dạy học toán ở tiểu học

Để góp phần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu

học. Dự án phát triển giáo viên tiểu học đã tổ chức biên soạn các mô-đun

đào tạo theo chương trình Cao đẳng sư phạm và chương trình liên thông từ

Trung học sư phạm lên Cao đẳng sư phạm; biên soạn các mô-đun bồi dưỡng

giáo viên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những

đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả

giáo dục tiểu học theo chương trình sách giáo khoa tiểu học mới.

Đặc điểm mới của tài liệu viết theo mô-đun là thiết kế các hoạt động,

nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của người học, kích thích óc sáng tạo

và khả năng giải quyết vấn đề, tự giám sát và đánh giá kết quả học tập của

người học; chú trọng sử dụng tích hợp nhiều phương tiện dạy học khác nhau

(tài liệu in, băng hình/ băng tiếng.,) giúp người học dễ học, dễ hiểu và gây

được hứng thú học tập. Thông qua phương pháp dạy học, giảng viên giúp

sinh viên hình thành phương pháp học, khả năng tự học, tự nghiên cứu.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là đơn vị biên soạn tiêu mô-đun Phương

pháp dạy học toán ở tiểu học dành cho hệ Cao đẳng sư phạm gồm:

pdf142 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Phương pháp dạy học toán ở tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bộ đồ dùng dạy – học này nhằm hình thành biểu tượng đúng về các hình hình học: hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật, hình tứ giác. Giúp học sinh lĩnh hội một cách dễ dàng các kiến thức trừu tượng như khái niệm diện tích một hình, khái niệm chu vi, điểm, đoạn thẳng, điểm ở trong, điểm ở ngoài 1 hình,... Theo yêu cầu cơ bản, giáo viên chỉ tiến hành các thao tác mẫu trên đồ dùng biểu diễn hình học để kiểm tra kết quả làm việc của học sinh, chuẩn hóa các thao tác để đưa ra hình ảnh trực quan, đẹp nhất. (Chú ý: nếu học sinh thao tác tốt trên đồ dùng thì giáo viên gọi học sinh đó lên bảng thực hiện các thao tác mẫu). 4.4. Một số phương tiện dạy học hiện đại có thể dùng trong dạy học Toán ở Tiểu học HĐ 4: Tìm hiểu một số phương tiện dạy học hiên đại có thể sử dụng trong dạy học toan ở tiểu học Thông tin: 4.4.1. Sử dụng đèn chiếu (Over head) để dạy học Toán ở Tiểu học * Cấu tạo Bao gồm các bộ phận cơ bản: 1. Gương 6. Công tắc chuyển đổi đèn 2. Thấu kính 7. Bộ phận để dây nguồn 3. Chốt mở nắp đậy 8. Gương phản xạ 4. Công tắc nguồn 9. Núm chỉnh độ hội tụ 5. Mặt kính 10. Cột trụ * Một số chỉ tiêu kĩ thuật a. Nguồn cung cấp: 220V AC (dòng điện xoay chiều) b. Dòng điện tối đa: 2,5A; cầu chì: 2,5A c. Bóng đèn: Đèn Halogen 24V – 275W d. Gương: 140mm * 70mm * 3mm e. Trọng lượng: 9 – 10kg f. Cường độ sáng: 3500 lumen g. Diện tích sử dụng: 315mm * 315mm * Hướng dẫn sử dụng maý chiếu Chuẩn bị: – Mở hộp và lấy nắp bảo vệ mặt kính máy chiếu. – Dùng hai tay nắm chắc vào hai cạnh của máy chiếu, đưa máy ra khỏi hộp và đặt vào vị trí cần chiếu. – Dùng tay phải mở lẫy giữa cột trụ bằng cách kéo nhẹ lẫy ra phía ngoài, tay trái cầm đầu thanh trụ đưa lên trên sao cho vuông góc với mặt máy chiếu khớp đúng vào lẫy giữ cột trụ. + Chú ý tắt công tắc nguồn trước khi cắm điện + Trước khi bật đèn phải mở gương và đặt đèn điều chỉnh hoạt động cho đúng vị trí. Sử dụng: – Đặt máy chiếu lên bề mặt phẳng và vững trãi với một độ cao hợp lí nhất. – Cắm phích cắm vào ổ điện và bật công tắc nguồn. – Đặt tấm bản trong lên mặt kính và chỉnh núm điều chỉnh độ hội tụ từ từ cho đến khi nhận được hình ảnh rõ nét và trung thực nhất. – Lưu ý: + Nếu vặn núm điều chỉnh càng lên cao thì độ hội tụ và diện tích sử dụng càng kém và nhỏ, lúc này hình ảnh sẽ không rõ nét và rất mờ. Ngược lại, nếu vặn núm điều chỉnh càng xuống thấp thì độ hội tụ và diện tích sử dụng càng rõ nét và rộng (khi độ hội tụ đúng tiêu điểm thì nét nhất). + Độ cao của hình ảnh được thay đổi bằng cách di chuyển phần đỉnh gương lên hoặc xuống. Cách soạn nội dung lên tấm bản trongđể chiếu * Nguyên liệu: + Tấm bản trong (giấy bóng kính) dùng cho máy chiếu * Cách làm: + Nếu như có máy vi tính chúng ta sẽ trình bày bài giảng hay hình ảnh cần minh họa trên máy sau đó in ra giấy khổ A4,(in trực tiếp lên bản giấy trong hoặc dùng máy photo in ra tấm bản trong). * Lưu ý: + Khi trình bày trên máy nên dùng cỡ chữ in đậm và to hơn cỡ chữ khi soạn thảo văn bản bình thường để khi chiếu lên màn hình học sinh có thể quan sát rõ ràng. + Khi in từ giấy ra tấm bản trong qua máy photo hoặc máy in chúng ta không nên dùng khi máy photo hay máy in đã quá nóng vì như vậy sẽ làm quăn tấm bản trong hoặc dính vào máy. Chỉ nên dùng khi máy in hay máy photo mới bắt đầu chạy. Với những loại máy in có khả năng in màu thì hình ảnh khi chiếu lên màn chiếu vẫn giữ được những nét chân thật, sinh động và hết sức trực quan. + Nếu như không có điều kiện trình bày bài giảng hay hình ảnh cần minh họa trên máy vi tính thì chúng ta có thể viết trực tiếp lên tấm bản trong bằng loại bút đặc chủng. Nói tóm lại, khi sử dụng máy chiếu Overhead phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như các hoạt động khác, là người giáo viên đã bước đầu góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp – phương tiện dạy học hiện nay.không 4.4.2. Sử dụng phần mềm dạy học với sự hỗ trợ của máy tính Hiện nay có nhiều phần mền có thể khai thác sử dụng trong dạy học Toán ở tiểu học. Ở đây chỉ giới thiệu sơ lược một phần mềm đã khá thông dụng trong thực tiễn (có nhiều GV tiểu học đã biết sử dụng trong dạy học toán ở tiểu học và các hoạt động chuyên đề) đó là phần mềm PowerPoint. Phần mềm PowerPoint có trong hầu như tất cả các máy vi tính hiện nay, ở mức độ đơn giản nó khá dễ sử dụng, do các trang văn bản đã được tạo sẵn,chỉ cần đưa các nội dung dạy học vào là có thể trình chiếu( khi muốn khai thác các chức năng về biểu diễn các hình động thì cần nghiên cứu sâu hơn).Xem cuốn:Tự học PowerPoint 2000 trong 10 tiếng đồng hồ Thạc sĩ Trung Tín và Kiều Hoa NXB Thanh niên Hoặc xem tài liệu tham khảo {6} * Các bước thiết kế bài giảng trên phần mềm PowerPoint. Nguyên tắc thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Power Point: Các bài giảng điện tử thiết kế trên phần mềm Power Point cần đảm bảo một số nguyên tắc sau: Thứ nhất, đảm bảo tính khoa học: Nguyên tắc này yêu cầu nội dung của các slides phải phù hợp với nội dung bài giảng và đảm bảo được mục tiêu bài học đã xây dựng. Đồng thời thể hiện được tính cập nhật của các phương tiện kĩ thuật hiện đại vào trong quá trình dạy học ở các nhà trường, làm cho nhà trường gắn với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ mới. Thứ hai, đảm bảo tính khả thi: Nguyên tắc này yêu cầu các bài giảng đó dạy được ngay ở trên lớp nếu có đủ các điều kiện phương tiện vật chất, đảm bảo tính tích cực hóa của người học và đảm bảo quỹ thời gian cho phép. Thứ ba, đảm bảo tính thẩm mĩ: Nguyên tắc này yêu cầu các tranh vẽ hoặc hình ảnh phải sáng sủa, rõ nét, tỉ lệ giữa các đường nét, hình khối phải cân xứng, màu sắc hài hòa, không làm chói mắt học sinh hay làm cho học sinh khó phân biệt các chi tiết, hình khối. Các slides phải tạo được sự thích thú cho giáo viên và học sinh khi sử dụng, kích thích lòng yêu nghề, yêu môn học. Các tranh ảnh đưa vào phải phù hợp với tâm lí của trẻ con. Thứ tư, nguyên tắc đảm bảo tính sư phạm: Nguyên tắc này nhằm đảm bảo các slides phải phù hợp với tiến trình bài giảng, phù hợp với khả năng tiếp thu kiến thức và kĩ năng, kĩ xảo của học sinh, giúp cho giáo viên có thể truyền đạt cho học sinh các kiến thức, kĩ xảo tay nghề phức tạp một cách thuận lợi, làm cho học sinh phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic. Cấc nội dung cần thiết có thể gọi lại nhanh chóng.Đồng thời, các slides phải phù hợp với sự phát triển trí lực và tâm lí cũng như sự chuẩn bị học tập của học sinh. Như vậy, bài giảng sẽ gây được hứng thú, ham thích học tập của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả của giờ học, không quá lạm dụng và tuyệt đối hoá phần mềm dạy học. * Các bước thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Power Point: a. Chuẩn bị “kịch bản” cho bài giảng: Trong bước này, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung bài giảng, xác định mục tiêu cần đạt được của bài học, từ đó có nội dung và phương pháp phù hợp. Đó chính là cơ sở để thiết kế các slides trong bài giảng. (Thực chất đây chính là bước soạn giáo án chi tiết cho bài giảng). b. Thiết kế các slides với nội dung trên, tạo những hình ảnh, hiệu ứng và các lệnh điều khiển phù hợp với yêu cầu sư phạm của bài giảng. c. Cài đặt cấu hình, sắp xếp các lệnh trình diễn cho các Slides show sao cho hợp lí với từng khoảng dừng và quỹ thời gian cho phép để chuẩn bị cho công việc trình diễn. d. Trình diễn bài giảng ở trên lớp. Xem băng minh họa của hai bài: "Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật" và bài "Thể tích hình hộp chữ nhật ở Toán 5. Hai bài này đã được sử dụng phần mềm Powerpoint. Tác giả kịch bản Trần Ngọc Lan; người thể hiện kịch bản thành các slides show Phạm Thị Thu Phương Sinh viên K50 Khoa Giáo dục tiểu học. Nhiệm vụ: NV1: Nêu tên một số phương tiện dạy học hiện đại có thể sử dụng trong dạy học toán ở tiểu học. NV2: Thảo luận nhóm về mặt tích cực khi sử dụng máy chiếu qua đầu và các phần mền dạy học với sự hỗ trợ của máy tính vi tính khi dạy học toán ở tiểu học? NV3: Thảo luận nhóm về nhưng khó khăn bước đầu có thể gặp phải khi sử dụng máy chiếu qua đầu và các phần mền dạy học với sự hỗ trợ của máy tính vi tính khi dạy học toán ở tiểu học? Đánh giá: +Trình bày các việc cần làm khi soạn nội dung day học toán trên bản trong để dạy học với sự hỗ trợ của máy chiếu qua đầu. +có nên sử dụng máy chiếu để dạy tất cả các nội dung môn toán ở tiểu học không? vì sao? Cho ví dụ về một số nội dung môn Toán có thể sử dụng máy chiếu có hiệu quả và một số nội dung môn Toán có thể sử dụng máy chiếu không hiệu quả? +Trình bày các việc cần làm khi soạn nội dung day học toán để dạy học với sự hỗ trợ của máy vi tính và phần mềm Powerpoint. + Nên sử dụng máy tính và phần mền Powerpoint để dạy nội dung nào trong môn toán ở tiểu học? vì sao? Cho ví dụ về một số nội dung môn Toán có thể sử dụng máy vi tính và phần mềm Powerpoint có hiệu quả ? + Mỗi nhóm thực hành chọn nội dung môm toán ở tiểu học để soạn một tiết có thể dạy với sự hỗ trợ của máy chiếu, một tiết có thể dạy với sự hỗ trợ của máy vi tính và phần mềm Powerpoint. Thông tin phản hồi: (Đọc lại các thông tin đã cung cấp ở trên) Chú ý: Dạy học môn toán ở tiểu học có sử dụng các phương tiện hiện đại nói trên là bước đầu thực hiện đổi mới phương tiện dạy học, góp phần từng bước nâng cao dần kỹ năng sử dụng phương tiện hiên đại vào dạy học trong nhà trường. Một mặt góp phần kích thích hứng thú học tập của HS nâng cao hiệu quả giờ dạy, mặt khác cũng chính là chúng ta đang tự hoàn thiện dần năng lực nghề nghiệp theo chuẩn mà GV tiểu học cần đạt tới trong thời kỳ công nghiệp hoá,hiện đại hoá hiện nay. Vì vậy giai đoạn đầu thực hành chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn từ nhiều góc độ như: phương tiện chưa đồng bộ, thói quen ngại tiếp cận cái mới, chưa có kỹ năng vì vậy việc sử dụng phương tiện nên còn lúng túng mất nhiều thời gian. Điều đó cần sự quyết tâm cao và tinh thần tự học của mỗi người.

File đính kèm:

  • pdfPhương pháp dạy toán ở tiểu học.pdf