I. MỤC TIÊU
- Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật: bà Đất, 4 nàng Xuân. Hạ, Thu, Đông.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: đâm chồi nẩy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.
- Hiểu ý nghĩa các câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
- Giúp HS yêu thích các mùa trong năm.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Tranh minh họa bài đọc trong sgk. Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng. Bút dạ+ 3, 4 tờ giấy khổ to kẻ bảng gồm 3 cột (mùa hạ, mùa thu, mùa đông) để hs trả lời câu hỏi 3.
- HS: SGK.
24 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 2 Tuần 19-22 Trường Tiểu Học Vĩnh Nguyên 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
- HS vừa đọc bài vừa nêu cách ngắt giọng của mình, HS khác nhận xét, sau đó cả lớp thống nhất cách ngắt giọng:
- 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc lại từng câu trong đoạn hội thoại giữa Chồn và Gà Rừng.
HS đọc lại đoạn 1.
- 1 HS khá đọc bài.
- HS luyện đọc 2 câu:
+ Cậu có trăm trí khôn,/ nghĩ kế gì đi.// (Giọng hơi hoảng hốt)
+ Lúc này,/ trong đầu mình chẳng còn một trí khôn nào cả.// (Giọng buồn bã, thất vọng)
Một số HS đocï bài.
1 HS khá đọc bài.
Một số HS khác đọc lại bài theo hướng dẫn.
1 HS khá đọc bài.
4 HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc một đoạn.
Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm của mình, các bạn trong một nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Các nhóm cử đại diện thi đọc cá nhân hoặc một HS bất kì đọc theo yêu cầu của GV, sau đó thi đọc đồng thanh đoạn 2.
Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TUẦN : 22 Ngày dạy: 5/2/2007
Môn : TẬP ĐỌC
Bài dạy : MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN(T2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Một trí khôn hơn trăm trí khôn (Tiết 1)
3.Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
+MT : Giúp HS hiểu nội dung bài.
+Cách tiến hành:
Giải nghĩa từ ngầm, cuống quýt.
Coi thường nghĩa làgì?
Trốn đằng trời nghĩa là gì?
Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn đối với Gà Rừng?
Chuyện gì đã xảy ra với đôi bạn khi chúng đang dạo chơi trên cánh đồng?
Khi gặp nạn Chồn ta xử lí ntn?
Hai con vật làm thế nào để thoát hiểm, chúng ta học tiếp nhé.
Gọi HS đọc đoạn 3, 4.
Giải nghĩa từ đắn đo, thình lình.
Gà Rừng đã nghĩ ra mẹo gì để cả hai cùng thoát nạn?
Qua chi tiết trên, chúng ta thấy được những phẩm chất tốt nào của Gà Rừng?
Sau lần thoát nạn thái độ của Chồn đối với Gà Rừng ra sao?
Câu văn nào cho ta thấy được điều đó?
Vì sao Chồn lại thay đổi như vậy?
Qua phần vừa tìm hiểu trên, bạn nào cho biết, câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
Gọi HS đọc câu hỏi 5.
v Hoạt động 2: Chọn tên cho câu chuyện.
+MT : Giúp HS biết chọn tên cho câu chuyện.
+Cách tiến hành:
Con chọn tên nào cho truyện? Vì sao?
Câu chuyện nói lên điều gì?
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 2 HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi: Con thích con vật nào trong truyện? Vì sao?
Nhận xét, cho điểm HS.
Nhận xét giờ học.
Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. Cò và Cuốc.
Hoạt động lớp, cá nhân
-Ngầm: kín đáo, không lộ ra ngoài.
Cuống quýt: vội đến mức rối lên.
Tỏ ý coi khinh.
Không còn lối để chạy trốn.
Chồn vẫn ngầm coi thường bạn.
Ít thế sao? Mình thì có hàng trăm.
Chúng gặp một thợ săn.
Chồn lúng túng, sợ hãi nên không còn một trí khôn nào trong đầu.
Đắn đo: cân nhắc xem có lợi hay hại.
Thình lình: bất ngờ.
Gà nghĩ ra mẹo giả vờ chết để lừa người thợ săn. Khi người thợ săn quẳng nó xuống đám cỏ, bỗng nó vùng dậy chạy, ông ta đuổi theo, tạo thời cơ cho Chồn trốn thoát.
Gà Rừng rất thông minh.
Gà Rừng rất dũng cảm.
Gà Rừng biết liều mình vì bạn bè.
Chồn trở nên khiêm tốn hơn.
Chồn bảo Gà Rừng: “Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình”.
Vì Gà Rừng đã dùng một trí khôn của mình mà cứu được cả hai thoát nạn.
Câu chuyện muốn khuyên chúng ta hãy bình tĩnh trong khi gặp hoạn nạn.
Đồng thời cũng khuyên chúng ta không nên kiêu căng, coi thường người khác.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp cùng đọc thầm và suy nghĩ.
Hoạt động cá nhân.
Hs trả lời theo ý mình
Lúc gặp khó khăn, hoạn nạn mới biết ai khôn.
Con thích Gà Rừng vì Gà Rừng đã thông minh lại khiêm tốn và dũng cảm.
Con thích Chồn vì Chồn đã nhận thấy sự thông minh của Gà Rừng và cảm phục sự thông minh, nhanh trí, dũng cảm của Gà Rừng.
Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TUẦN : 22 Ngày dạy: 7/2/2007
Môn : TẬP ĐỌC
Bài dạy : CÒ VÀ CUỐC
I. MỤC TIÊU
Hiểu nghĩa các từ mới: cuốc, trắng phau phau, thảnh thơi.
Hiểu nội dung câu chuyện: Khuyên chúng ta phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi, sung sướng.
Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Đọc đúng các từ mới: cuốc, trắng phau phau, thảnh thơi.
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Đọc bài với giọng vui, nhẹ nhàng. Phân biệt giọng của Cuốc và Cò.
Cólao động vất vả mới có lúc thảnh thơi, sung sướng.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong sgk. Bảng phụ có ghi sẵn từ, câu, đoạn cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
Kiểm tra 4 HS đọc bài: Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
+ Trong truyện ai là người khôn?
+ Gà Rừng nghĩ ra mẹo gì?
+ Chồn thay đổi thái độ ra sao?
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
Nhận xét, cho điểm HS.
3.Giới thiệu: (1’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Luyện đọc
+MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài.
+Cách tiến hành:
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài lần 1.
b) Luyện phát âm
- Ghi bảng các từ khó, dễ lẫn cho HS luyện đọc: vất vả, vui vẻ, bẩn, bảo, dập dờn thảnh thơi, kiếm ăn, trắng phau phau,…
Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.
c) Luyện đọc đoạn
Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt giọng các câu dài. Hướng dẫn giọng đọc:
+ Giọng Cuốc: ngạc nhiên, ngây thơ.
+ Giọng Cò: dịu dàng, vui vẻ.
- Chia nhóm HS, mỗi nhóm có 3 HS và yêu cầu đọc bài trong nhóm. Theo dõi HS đọc bài theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Đọc đồng thanh
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
+MT : Giúp HS Hiểu nội dung bài.
+Cách tiến hành:
Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
Cò đang làm gì?
Khi đó, Cuốc hỏi Cò điều gì?
Cò nói gì với Cuốc?
Vì sao Cuốc lại hỏi Cò như vậy?
Cò trả lời Cuốc ntn?
- Câu trả lời của Cò chứa đựng một lời khuyên, lời khuyên ấy là gì?
Nếu con là Cuốc con sẽ nói gì với Cò?
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 2 HS đọc lại bài và hỏi:
+ Con thích loài chim nào? Vì sao?
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà đọc lại bài .
Chuẩn bị : Bác sĩ Sói.
Hoạt động lớp, cá nhân.
- Theo dõi.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Mỗi HS đọc một câu theo hình thức nối tiếp.
- Tìm cách đọc, luyện đọc các câu. Em sống trong bụi cây dưới đất,/ nhìn lên trời xanh,/ đôi cách dập dờn như múa,/ không nghĩ/ cũng có lúc chị phải khó nhọc thế này.//
Phải có lúc vất vả lội bùn/ mới có khi được thảnh thơi bay lên trời cao.//
- Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm của mình, các bạn trong cùng một nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
Hoạt động cá nhân , nhóm.
- 1 HS đọc bài thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
- Cò đang lội ruộng bắt tép.
- Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao?
- Cò hỏi: “Khi làm việc, ngại gì bẩn hở chị.”
- Vì hằng ngày Cuốc vẫn thấy Cò bay trên trời cao, trắng phau phau, trái ngược hẳn với Cò bây giờ đang lội bùn, bắt tép.
- Phải có lúc vất vả, lội bùn thì mới có khi thảnh thơi bay lên trời cao.
- Phải chịu khó lao động thì mới có lúc được sung sướng.
- Em hiểu rồi. Em cảm ơn chị Cò.
- Trả lời theo suy nghĩ cá nhân.
Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
File đính kèm:
- TAP DOC (19-22).doc