Giáo án Tập đọc Lớp 2 Tiết 39, 40

1. Kiến thức:

- Đọc trơn được cả bài.

- Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.

2. Kỹ năng:

- Hiểu những từ ngữ khó: đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi, đẵn, ăn năn.

- Hiểu nội dung bài: Ong Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Qua câu chuyện chúng ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ sự dũng cảm và lòng quyết tâm, nhưng nhờ người luôn muốn làm bạn với thiên nhiên.

3. Thái độ:

- Ham thích học môn Tiếng Việt.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 2 Tiết 39, 40, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Tiết 2. Hát 2 HS lên bảng, đọc thuộc lòng bài Thư Trung thu và trả lời câu hỏi cuối bài. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo. Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV: + Các từ đó là: loài người, hang núi, lăng quay, lồm cồm, nổi giận, lớn nhất, làm xong, lên, lồng lộn, ăn năn, mát lành, các loài hoa,… + Các từ đó là: ven biển, ngã, ngạo nghễ, vững chãi, đập cửa, mở, đổ rạp, giận dữ, xô đổ, an ủi, thỉnh thoảng, biển cả,… 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh. Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài. Chúng ta phải đọc với 3 giọng khác nhau, là giọng của người kể chuyện, giọng của Thần Gió và giọng của ông Mạnh. Bài tập đọc được chia làm 5 đoạn: + Đoạn 1: Ngày xưa … hoành hành. + Đoạn 2: Một hôm … ngạo nghễ. + Đoạn 3: Từ đó … làm tường. + Đoạn 4: Ngôi nhà … xô đổ ngôi nhà. + Đoạn 5: Phần còn lại. 1 HS đọc bài. Đồng bằng là vùng đất rộng, bằng phẳng. Hoành hành có nghĩa là làm nhiều điều ngang ngược trên một vùng rộng, không kiêng nể ai. HS đọc lại đoạn 1 theo hướng dẫn của GV. 1 HS đọc bài. Trong đoạn văn có lời của ông Mạnh nói với Thần Gió. Oâng Mạnh tỏ thái độ rất tức giận. Luyện đọc câu: - Thật độc ác! (Một số HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh) HS đọc đoạn 2. 1 HS khá đọc bài. HS tìm cách ngắt sau đó luyện ngắt giọng câu: + Oâng vào rừng/ lấy gỗ/ dựng nhà.// + Cuối cùng,/ ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi.// HS đọc bài theo yêu cầu. Theo dõi GV đọc mẫu. Luyện đọc 2 câu đối thoại giữa Thần Gió và ông Mạnh, sau đó đọc cả đoạn. 1 HS khá đọc bài. Đoạn văn là lời của người kể. Theo dõi GV hướng dẫn giọng đọc. Tìm cách ngắt giọng và luyện đọc câu: Từ đó,/ Thần Gió thường đến thăm ông,/ đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả/ và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.// Một số HS đọc bài cá nhân. Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3, 4, 5. (Đọc 2 vòng). Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh một đoạn trong bài. - HS đọc. v Rút kinh nghiệm: : ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIO Ù(TT) III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Tiết 1 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Tiết 2 Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Tìm hiểu bà Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2, 3. Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận? Sau khi xô ngã ông Mạnh, Thần Gió làm gì? Ngạo nghễ có nghĩa là gì? Kể việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió. (Cho nhiều HS kể) Con hiểu ngôi nhà vững chãi là ngôi nhà ntn? Cả 3 lần ông Mạnh dựng nhà thì cả ba lần Thần Gió đều quật đổ ngôi nhà của ông nên ông mới quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Liệu lần này Thần Gió có quật đổ nhà của ông Mạnh được không? Chúng ta cùng học tiếp phần còn lại của bài để biết được điều này. Gọi HS đọc phần còn lại của bài. Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay? Thần Gió có thái độ thế nào khi quay trở lại gặp ông Mạnh? Aên năn có nghĩa là gì? Oâng Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình? Vì sao ông Mạnh có thể chiến thắng Thần Gió? Oâng Mạnh tượng trưng cho ai? Thần Gió tượng trưng cho ai? Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? v Hoạt động 2: Luyện đọc lại bài Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại bài. Gọi HS dưới lớp nhận xét và cho điểm sau mỗi lần đọc. Chấm điểm và tuyên dương các nhóm đọc tốt. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Hỏi: Con thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà luyện đọc. Chuẩn bị: Mùa xuân đến. Hát - HS đọc bài. 3 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. Thần xô ông Mạnh ngã lăn quay. Thần Gió bay đi với tiếng cười ngạo nghễ. Ngạo nghễ có nghĩa là coi thường tất cả. Oâng vào rừng lấy gỗ dựng nhà. Cả ba lần, nhà đều bị quật đổ. Cuối cùng, ông quyết dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Oâng dẫn những cây gỗ thật lớn làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường. Là ngôi nhà thật chắc chắn và khó bị lung lay. 1 HS đọc đoạn 4, 5 trước lớp. Hình ảnh cây cối xung quanh nhà đổ rạp, nhưng ngôi nhà vẫn đứng vững, chứng tỏ Thần Gió phải bó tay. Thần Gió rất ăn năn. Aên năn là hối hận về lỗi lầm của mình. Oâng Mạnh an ủi và mời Thần Gió thỉnh thoảng tới chơi nhà ông. Vì ông Mạnh có lòng quyết tâm và biết lao động để thực hiện quyết tâm đó. Oâng Mạnh tượng trưng cho sức mạnh của người, còn Thần Gió tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên. Câu chuyện cho ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ lòng quyết tâm và lao động, nhưng người cần biết cách sống chung (làm bạn) với thiên nhiên. 5 HS lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi HS đọc một đoạn truyện. Con thích ông Mạnh vì ông Mạnh đã chiến thắng được Thần Gió… Con thích Thần Gió vì Thần đã biết ăn năn về lỗi lầm của mình và trở thành bạn của ông Mạnh… v Rút kinh nghiệm: Thứ ngày tháng năm Tiết 40: MÙA XUÂN ĐẾN (sgk tr 17) I.Mục tiêu Kiến thức -Biết một vài loài cây ,loài chim trong bài .Hiểu các từ ngữ :nồng nàn ,đỏm dáng ,trầm ngâm . -Hiểu ý nghĩa bài :Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân .Mùa xuân đến làm cho cảnh sắc thiên nhiên thay đổi ,trở nên tươi đẹp bội phần . Kĩ năng -Đọc trơn toàn bài ;ngắt nghỉ hơi đúng chỗ . -Biết đọc với giọng tươi vui ,nhấn giọng ở các từ gợi tả ,gợi cảm . Thái độ - Giáo dục Hs yêu thiên nhiên , quê hương , đất nước . II.Chuẩn bị GV : Tranh ảnh một số loài cây hoa trong bài ,SGK , Bảng phụ HS: SGK. Tìm hiểu trước nội dung bài tập đọc III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1.Khởi động : (1’) 2.Bài cũ: (5’) -GV yêu cầu HS đọc bài và TLCH : +Thần Gió đã làm gì khiến Oâng Mạnh nổi giận ? Ông Mạnh chống lại Thần Gió như thế nào ? +Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay? Ông Mạnh làm gì để Thần Gió trở thành bạn mình? +Nêu ý nghĩa câu chuyện ? -GV nhận xét ,cho điểm 3. Giới thiệu bài (1’) Để thấy rõ vẻ đẹp của mùa xuân ,sự thay đổi của đất trời ,hôm nay chúng ta sẽ học bài Mùa xuân đến 4.Phát triển các hoạt động (27’) Hoạt động 1(12’):GV đọc mẫu và luyện đọc cho học sinh . PP : Đọc mẫu , thực hành , giảng giải ĐDDH :Bảng phụ , SGK -GV đọc mẫu toàn bài -GV luyện đọc cho HS và kết hợp giải nghĩa từ a.Đọc từng câu -Yêu cầu HS nêu từ khó đọc b.Đọc từng đoạn trước lớp -Có thể chia bài này thành mấy đoạn? -GV hướng dẫn HS cách ngắt giọng ,nhấn giọng trong một số câu. +Nhưng trong trí nhớ thơ ngây của chú/ còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng ,/ biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới , …/ -GV yêu cầu HS đọc phần chú giải -GV giải thích thêm : tàn : khô , rụng , sắp hết mùa . GV giới thiệu thêm quả mận ở miền Nam để phân biệt với quả mận ở miền ở miền Bắc . c.Đọc từng đoạn trong nhóm d.Thi đọc giữ a các nhóm e. Cả lớp đọc đồng thanh Hoạt động 2 (10’):Hướng dẫn tìm hiểu bài PP: giảng giảng , thực hành ĐDDH : SGK -GV yêu cầu HS đọc bài và trả lời các câu hỏi : +Dấu hiệu nào báo múa xuân đến +Ngoài ra còn dấu hiệu nào ? -GV cho HS xem ảnh hoa mai ,hoa đào +Kể lại những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến +Tìm những từ ngữ giúp em cảm nhận được hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân ,vẻ riêng của mỗi loài chim ? Hoạt động 3: Luyện đọc lại.(5’) PP: thi đua ,giảng giải ĐDDH:SGK GV yêu cầu HS thi đọc lại cả bài -GV hỏi :Qua bài văn em biết gì về mùa xuân ? -Hãy nêu ý nghĩa bài văn ? 5.Tổng kết – Dặn dò (1’’) -GV nhận xét tiết học ,tuyên dương những HS tích cực . -Chuẩn bị : Chim sơn ca và bông cúc trắng Hát -HS đọc bài và trả lời các câu hỏi của GV -HS nhận xét, bổ sung nếu thiếu -HS lắng nghe -HS nối tiếp nhau đọc từng câu -HS nêu :rực rỡ ,nảy lộc ,nồng nàn ,khướu ,bay nhảy …. -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp -Có thể chia thành 3 đoạn : +Đoạn 1:Từ đầu …. Thoảng qua +Đoạn 2: Từ Vườn cây ….trầm ngâm +Đoạn 4 :Đoạn còn lại -HS luyện dọc -HS đọc phần chú giải -HS hoạt động theo nhóm và đọc từng đoạn trong nhóm ,các bạn trong nhóm nhận xét -HS thi đua đọc giữa các nhóm ; có thể thi cá nhân giữ a các nhóm -Hoa mận tàn báo mùa xuân đến -Sự thay đổi của bầu trời :ngày càng thêm xanh ,nắng vàng ngày càng rực rỡ -Sự thay đổi của mọi vật :vườn cây đâm chổi nảy lộc ,ra hoa ,tràn ngập tiếng hót của các loài chim và bóng chim bay nhảy . -HS tự trả lời và hoạt động theo nhóm nhỏ : +Hương vị của loài hoa :hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn ngọt, hoa cau thoảng qua. +Vẻ riêng của các loài chim :chích chòe nhanh nhảu, khướu lắm điều, chào mào đỏm dáng, cu gáy trầm ngâm. -3 , 4 HS thi đọc lại cả bài -Mùa xuân là mùa rất đẹp ,bầu trời mọi vật tươi đẹp hẳn lên … -HS tự nêu v Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctap doc 2 tiet 3940(1).doc
Giáo án liên quan