Giáo án Tập đọc 5 tiết 2: Quang cảnh làng mạc ngày mùa

TUẦN 1 QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA

 Tiết 2

 I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng các tư ngữ: màu vàng, quả xoan, xõa xuống, vẫy vẫy, vàng giòn,

- Biết đọc diễn cảm bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa.

- Hiểu các từ ngữ; phân biệt được sắc thái của các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc dùng trong bài.

- Hiểu nội dung bài:Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động, trù phú, qua đó thể hiện tình yêu quê hương của tác giả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa SGK trang 10.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc3 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 2272 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc 5 tiết 2: Quang cảnh làng mạc ngày mùa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA Tiết 2 ND:20.8.2008 I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng các tư ngữ: màu vàng, quả xoan, xõa xuống, vẫy vẫy, vàng giòn, - Biết đọc diễn cảm bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa. - Hiểu các từ ngữ; phân biệt được sắc thái của các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc dùng trong bài. - Hiểu nội dung bài:Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động, trù phú, qua đó thể hiện tình yêu quê hương của tác giả. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa SGK trang 10. - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: T gian Hoạt động dạy Hoạt động học 4ph 28p 3ph A. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 2 hs lên bảng đọc thuộc lòng đoạn thơ từ Sau 80 năm của các em. - Trả lời câu hỏi SGK GV nhận xét và ghi điểm. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu, ghi tựa: Em có nhận xét gì về bức tranh trong bài? -Cảnh làng quê ở Việt Nam rất đẹp, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vẻ đẹp đặc sắc đó trong bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc - Gọi một hs khá giỏi đọc một lượt cả bài. - GV nhận xét. - Tổ chức cho hs đọc tiếp nối đoạn (2 lượt). GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng và tìm hiểu nghĩa các từ khó ở phần chú giải. Đ1: Mùa đông rất khác nhau. Đ2: Có lẽ treo lơ lững. Đ3: Từng chiếc lá mít đỏ chói. Đ4: Tất cả ra đồng ngay - Yêu cầu hs đọc tiếp nối theo cặp. - Gọi 1,2 cặp đọc thể hiện. - GV đọc mẫu: Chú ý nhấn giọng các từ ngữ tả màu vàng trong bài: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, trù phú, đầm ấm, không nắng, không mưa, mải miết, ra đồng ngay, b. Tìm hiểu bài. -Yêu cầu hs đọc thầm tìm những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng của sự vật đó. - Tổ chức cho HS trình bày ý kiến. - GV nhận xét, chốt ý : Mỗi sự vật đều được tác giả quan sát tỉ mỉ, tinh tế. Bao trùm lên cảnh làng quê vào ngày mùa là màu vàng, những màu vàng rất khác nhau làm cho ta cảm nhận riêng về đặc điểm của từng cảnh vật. - GV hỏi: Mỗi màu vàng trong bài gợi cho em cảm giác gì? - Tổ chức nhóm – mỗi nhóm chọn một sự vật. - GV nhận xét, chốt ý: +Vàng xuộm: màu vàng đậm chỉ màu lúa chín. +Vàng hoe: màu vàng nhạt, tươi . + Vàng lịm: màu vàng của quả chín, rất ngọt.. +Vàng đầm ấm, trù phú: màu vàng gợi sự giàu có, ấm no -Yêu cầu hs dọc thầm đoạn cuối bài và cho biết: + Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động? Tổ chức cho HS suy nghĩ trả lời. - GV nêu: thời tiết và con người ở đây gợi cho bức tranh về làng quê thêm đẹp và sinh động. Thời tiết đẹp, gợi ngày mùa no ấm. Con người cần cù lao động. - Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? GV tổng kết: Bằng nghệ thuật quan sát tinh tế, cách dùng từ gợi cảm, giàu hình ảnh Tô Hoài đã gợi lên trước mắt người đọc một bức tranh làng quê ngày mùa với những màu vàng khác nhau rất đặc sắc và sinh động. Bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương. - Tổ chức cho HS nêu nội dung của bài. c. Đọc diễn cảm - Các em đã luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài văn. Để đọc đúng, diễn cảm vàtìm giá trị của nội dung bài học. Bây giờ, thầy sẽ tổ chức cho các em đọc diễn cảm. (GV nhắc HS: - Nên đọc với giọng nhẹ nhàng, lắng đọng và đọc nhấn giọng các từ chỉ màu vàng ). - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm cả bài. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn từ “ Màu lúa chín....... màu rơm vàng “ +Yêu cầu hs đọc diễn cảm theo cặp + HS đọc thể hiện. + Cho hs thi đọc diễn cảm - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố – dặn dò -Theo em, nghệ thuật tạo nên nét đặc sắc của bài văn là gì? - Về nhà học bài và chuẩn bị bài Nghìn năm văn hiến. -Nhận xét: 2 hs lên đọc bài và trả lời câu hỏi - Cá nhân - Lặp lại tựa bài. -Một hs đọc, lớp đọc thầm. - 4HS đọc tiếp nối theo đoạn - Cặp đôi. - 2 nhóm. - Theo dõi. - Cá nhân. - Cá nhân tiếp nối trình bày. - Nhóm đôi. - Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. . - Cá nhân - Cá nhân tiếp nối trình bày - Nhóm đôi - Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - 4 HS tiếp nối đọc diễn cảm. - Lớp nhận xét - Nhóm đôi. - Cá nhân. - Cá nhân. Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docQUANG CANH LANG MAC NGAY MUA.doc
Giáo án liên quan