TUẦN 19 Tiết 37
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
I. MỤC TIÊU
1. Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể:
- Đọc phân biệt lời các nhân vật:(anh Thành, anh Lê), lời tác giả.
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.
2. Hiểu nội dung bài : Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa trang 5 SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
25 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tập đọc 5 - Tháng 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cả bài thơ.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
- Tổ chức cho HS nêu nội dung của bài.
3. Củng cố- dặn dò
- Gọi HS đọc cả bài và nêu nội dung bài.
- Về học thuộc lòng cả bài và chuẩn bị bài Luật tục xưa của người Ê- đê.
Nhận xét :
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc bài
- Cá nhân tiếp nối đọc bài
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cặp đôi.
- Cá nhân
- Cá nhân tiếp nối trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cặp đôi
- Cặp đôi.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài.
- Theo dõi.
- Cặp đôi luyện đọc.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- Cá nhân tiếp nối trả lời
? Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
................................................................................................................................................
TUẦN 24 Tiết 47 Ngày dạy :23.2.2009
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
I.MỤC TIÊU
1.Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ gợi tả.
Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng.
2.Hiểu nội dung bài : Người Ê-đê xưa đã có những luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Hiểu được xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo pháp luật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh họa trang 56 SGK.
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
28ph
3ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi SGK
+ Nêu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B. BÀI MỚI.
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- GV đọc mẫu bài văn với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát, thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.
- Gọi 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài.(2 lượt) Chú ý sửa lỗi phát âm và cách đọc cho HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
b) Tìm hiểu bài.
Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi.
- Người Ê-đê xưa đặt ra luật tục để làm gì?
(Để phạt những người có tội, bảo vệ cuộc sống yên bình cho buôn làng.)
- Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội.
(Tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến làng mình.
- Giảng : Người xưa đặt ra luật tục buộc mọi người làm theo nhằm đảm bảo cho cuộc sống được an toàn, bình ổn cho mọi người. Các loại tội mà người Ê-đê nêu ra rất cụ thể, dứt khoát, rõ ràng theo từng khoản mục.
- Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng.
((Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song), chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co), người phạm tội là bà con anh em cũng xử như vậy.
+ Phải bắt tận tay, nhìn tận mặt, phải có vài ba người làm chứng, tai nghe, mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị.)
- Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết.
(Luật Giáo dục, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em,...)
- Hãy nêu nội dung chính của bài?
c) Luyện đọc lại
- 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.
- Gọi HS nhận xétvà đọc lại từng đoạn.
- Treo bảng phụ có nội dung luyện đọc diễn cảm(đoạn 3).
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
3. Củng cố- dặn dò
- Gọi HS nêu lại nội dung bài.
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài Hộp thư mật.
Nhận xét :
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài .
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân tiếp nối đọc bài
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cặp đôi.
- Cá nhân
- Cá nhân tiếp nối trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân
- Nhóm đôi
- Nhóm đôi
- Cá nhân tiếp nối trả lời
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.
- Theo dõi.
- Cặp đôi luyện đọc.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- Cá nhân tiếp nối trả lời
? Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
................................................................................................................................................
TUẦN 24 Tiết 48 Ngày dạy :25.2.2009
HỘP THƯ MẬT
I.MỤC TIÊU
1.Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ gợi tả.
Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể chuyện, thay đổi giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện.
2.Hiểu nội dung bài : Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh họa trang 62 SGK.
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
28ph
3ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi :
+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng.
+ Nêu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B. BÀI MỚI.
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc bài.
- Cho lớp quan sát tranh minh họa.
- Gọi 4 HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài.(2 lượt) Chú ý sửa lỗi phát âm và cách đọc cho HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1, 2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài.
Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi:
- Chú Hai Long ra Phú Lâm làm gì? (Tìm hộp thư mật để lấy báo cáo và gửi báo cáo.)
- Em hiểu hộp thư mật dùng để làm gì? (Để chuyển những tin tức bí mật, quan trọng)
- Người liên lạc ngụytrang hộp thư mật khéo léo như thế nào? (Đặt hộp thư ở nơi dễ tìm, ít bị chú ý, ở nơi một cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng hòn đá hình mũi tên trỏ vào nơi giấu hộp thư mật, báo cáo được đặt trong chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng.)
- Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?
(Người liên lạc muốn nhắn gửi đến chú Hai Long tình yêu Tổ quốc và lời chào chiến thắng.)
+ Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long. Vì sao chú lại làm như vậy?
(Chú dừng xe, tháo bu-gi ra xem vờ như xe mình bị hỏng, nhưng mắt lại quan sát mặt đất phía sau một cây số, nhìn trước, nhìn sau, tay chú bẩy nhẹ hòn đá. Nhẹ nhàng cạy đáy hộp vỏ đựng thuốc đánh răng để lấy báo cáo, chú thay vào đó báo cáo của mình và trả về chỗ cũ. Lắp bu-gi khởi động máy, làm như đã sửa xong xe. Chú Long làm như vậy để đánh lạc hướng người khác, không ai có thể nghi ngờ.
- Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?
(Hoạt động của các chiến sĩ trong lòng địch rất quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Những thông tin mà các chú lấy được từ phía địch, giúp quân ta hiểu hết ý đồ của địch để có biện pháp ngăn chặn, đối phó kịp thời.)
- Hãy nêu nội dung chính của bài?
c) Đọc diễn cảm
- 4 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.
- Gọi HS nhận xétvà đọc lại từng đoạn.
- Treo bảng phụ có nội dung luyện đọc diễn cảm(đoạn 1).
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
3. Củng cố- dặn dò
- Gọi HS nêu nội dung chính của bài.
- Chuẩn bị bài Phong cảnh đền Hùng.
Nhận xét
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân
- Cá nhân tiếp nối đọc bài
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cặp đôi.
- Cá nhân
- Cá nhân tiếp nối trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân
- Cá nhân
- Nhóm đôi
- Nhóm đôi.
- Cá nhân tiếp nối trả lời
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài.
- Theo dõi.
- Cặp đôi luyện đọc.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- Cá nhân tiếp nối trả lời
? Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..
File đính kèm:
- THANG 1.doc