TUẦN I
TIẾT 1: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. MỤC TIÊU
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách củ nhân vật (Nhà Trò _ Dế Mèn)
- Hiểu: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu bất công.
- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩ hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. ( trả lời các câu hỏi trong SGK, không hỏi ý 2 câu hỏi 4 ).
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG:
-Thể hiện sự cảm thông
-Xác định gía trị
-Tự nhận thức về bản thân
8 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 924 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc 4 tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã chú
thích:
- Khen những HS đọc đúng, nhắc cả lớp học tập theo bạn
* Đọc nối tiếp lần 3
- GV đọc diễn cảm cả bài- giọng chậm rãi- chuyển giọng linh hoạt phù hợp diễn biến câu chuyện.
- 1 HS đọc cả bài.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
- 3 HS lần lượt phát âm.
- Đọc đoạn 1 giải nghĩa từ: cỏ xước, Nhà Trò.
- Đọc đoạn 2 giải nghĩa: bự, áo thâm.
- Đọc đoạn 3 giải nghĩa:lương ăn.
- Đọc đoạn 4 giải nghĩa: ăn hiếp.
- 4 HS đọc 4 đoạn của bài.
- HS chú ý lắng nghe
b) Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1: Hoạt động cả lớp.
- Tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau:
+ Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh thế nào?
* Đoạn 2: Hoạt động cả lớp.
- Tìm những chi tiết cho thấy Nhà Trò rất yếu ớt?
* Đoạn 3: Hoạt động nhóm đôi
- Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào?
+ Thui thủi: cô đơn một mình lặng lẽ không ai bầu bạn.
KNS: Trong tình cảnh của Nhà Trò như vậy, nếu em là Dế Mèn thì sẽ làm gì ?
* Đoạn 4: Hoạt động nhóm bàn
- Những lời nói. Cử chỉ nào nói lên lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
- Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích ?
- HS đọc thầm đoạn 1
=> Dế Mèn đí qua. . . ., nghe tiếng khóc tỉ tê, , chị Nhà Trò gục đầu trên tảng đá cuội.
- HS đọc thầm đoạn 2
=> bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn..., cánh mỏng, ngắn chùn chùn quá yếu, chưa
quen mở, . . .
- HS đọc thầm đoạn 2
=> Mẹ Nhà Trò vay lương ăn., đánh, . chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt.
- Vài HS trả lời.
=> Lời nói: em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
=> Cử chỉ, hành động: xòe cả hai càng ra; dắt Nhà Trò đi.
- HS lần lượt nêu.
c/ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- Đọc nối tiếp 4 HS.
- Bạn đọc nhấn giọng từ nào?
- Đoạn 2 đọc giọng như thế nào?
- Lời kể lể của Nhà Trò giọng như thế nào?
- Lời nói của Dế Mèn giọng đọc như thế nào? thể hiện điều gì?
* Luyện đọc diễn cảm đoạn văn: Hoạt động cá nhân.
+ GV treo đoạn 3 lên bảng và gọi 1 HS đọc.
+ Bạn đọc nhấn giọng từ nào?
* Luyện đọc diễn cảm: Hoạt động nhóm đôi.
+ Đọc diễn cảm nhóm đôi đoạn 3.
* Thi đua đọc diễn cảm.
- Gọi 4 HS đọc diễn cảm theo từng đoạn.
- Bạn nào đọc hay nhất?
- KNS: Tổ chức cho một vài HS thi đọc theo vai trước lớp.
- KNS: Vậy qua câu chuyện Dế Mèn bênh vự kẻ yếu, nhằm nói lên điều gì ?
- Bài tập đọc có ý nghĩa gì?
- 1 HS đọc đoạn 1
- Tiếng khóc tỉ tê, chị Nhà trò, gục đầu.
- 1 HS đọc đoạn 2
- Đọc chậm tả hình dáng Nhà Trò, thể hiện cái nhìn ái ngại của dế Mèn với Nhà Trò.
- 1 HS đọc đoạn 3
- Giọng đáng thương.
- 1 HS đọc đoạn 4
- Giọng mạnh mẽ thể hiện sự bất bình...
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đua đọc diễn cảm.
- 1 HS đọc đoạn văn với giọng phù hợp.
Mất đi, thui thủi, ốm yếu, chẳng đủ, nghèo túng, đánh em, bắt em, vặt cánh ăn thịt.
- 1 HS đọc lại đoạn văn.
- Nhóm đôi làm việc.
- 4 HS đọc nối tiếp.
- HS thi đọc theo vai.
- HS lần lượt nêu.
- Đại ý: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu xoá bỏ áp bức bất công.
D Củng cố:
- Gọi HS nhắc lại tựa bài.
- KNS: Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
- HS nhắc lại.
- HS lần lượt nêu.
E Dặn dò:
- Về nhà đọc lại bài và xem trước bài: Mẹ ốm SGK/9.
- Nhận xét , tuyên dương.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
TIẾT 2: MẸ ỐM
I. MỤC TIÊU
Đọc rành mạch, trôi chảy ; bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm.
Hiểu: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. ( trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 ; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG:
-Thể hiện sự cảm thông
-Xác định giá trị
-Tự nhận thức về bản thân
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT:
-Trải nghiệm
-Trình bày ý kiến cá nhân
IV. PHƯƠNG TIỆN:
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của học sinh:
A.Ổn định:
- Nhắc nhở HS ngồi trật tự để chuẩn bị học bài.
- Hát vui.
- HS cả lớp thực hiện.
B.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai HS nối tiếp nhau đọc bài “ Dế Mèn bênh vực . . . .”
- Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?
- Nêu ý nghĩa của bài
- Nhận xét, cho điểm.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
C.Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV treo tranh minh họa bài đọc.
- Tình cảm của mẹ đối với con như biển mênh mông lai láng. Và đáp lại, tình thương của con đối với mẹ cũng sâu sắc, hiếu thảo. Rồi tình làng nghĩa xóm . . . . điều đó được thể hiện qua bài thơ “ Mẹ ốm” của tác giả Trần Đăng Khoa hôm nay các em sẽ học.
- GV ghi tựa lên bảng.
- HS nghe.
- HS nhắc.
2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Ỵêu cầu 1HS đọc toàn bài
* Đọc nối tiếp lần 1
- GV theo dõi kết hợp sửa lỗi phát âm, chú ý ngắt nghỉ đúng hơi, đúng nhịp( SGV/43)
- Phát âm:cánh màn, lặn.
* Đọc nối tiếp lần 2
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ đã chú thích.
* Đọc nối tiếp lần 3
- GV đọc mẫu với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, chuyển giọng linh hoạt.
* Giọng trầm, buồn: khổ 1 và 2.
* Giọng lo lắng: khổ 3.
* Giọng vui: khổ 4 và 5.
* Giọng tha thiết: khổ 6 và 7.
+ Có thể khi GV đọc xong hỏi HS giọng đọc của từng đoạn.
- 1 HS đọc.
- 7HS đọc nối tiếp
- HS theo dõi và nhận xét cách đọc của bạn.
- 3 HS lần lượt phát âm.
- 4 HS đọc.
- 7 HS lần lượt đọc.
- HS chú ý lắng nghe và biết cách thể hiện giọng đọc của các đoạn.
- HS trả lời.
b) Tìm hiểu bài:
* Khổ 1 và khổ 2: Hoạt động cá nhân
HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi:
+ Em hiểu những câu thơ sau muốn nói lên điều gì?
Lá trầu . . . . . . .
Ruộng vườn vắng mẹ . . . . .
GV: Truyện Kiều là - Truyện thơ nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du kể về thân phận của 1 cô gái
tên Thuý Kiều.
- GV chốt ý :khi mẹ ốm mọi vật thêm buồn hơn .
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách thể hiện giọng đọc ở 2 khổ đầu. GV theo dõi HS nhận xét.
* Khổ thơ 3: Hoạt động cá nhân.
- Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 3 và trả lới câu hỏi:
+ Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?
* Cả bài: Hoạt động nhóm đôi.
+ GV yêu cầu HS đọc thầm cả bài thơ và trả lời câu hỏi:
- Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình thương yêu sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?
- KNS: Nếu em là bạn nhỏ trong bài, với tình cảnh đó em sẽ làm như thế nào ?
- HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu
=> Những câu thơ cho biết mẹ bạn nhỏ bị ốm. Mẹ không ăn trầu, không đọc truyện Kiều và không đi làm.
- HS nhận xét .
- HS đọc thầm khổ thơ 3
=> Cô bác xóm làng đến thăm – Người cho trứng người cho cam – Anh y sĩ đã mang thuốc vào.
- HS đọc thầm cả bài thơ và trả lời:
+Bạn nhỏ xót thương mẹ: Câu 7,8; câu 15, 16; câu 21, 22:
Nắng mưa từ những ngày xưa / Lặng trong đời mẹ đến giờ chưa tan.
Cả đời đi gió đi sương / Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.
Vì con, mẹ khổ đủ điều / Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.
+ Bạn nhỏ mong mẹ chóng khỏi:câu 23, 24:
Con mong mẹ khõe dần dần / Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.
+ Bạn nhỏ không quản ngại, làm mọi việc đễ mẹ vui (khổ 5):
Mẹ vui con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo.
+ Mẹ là người có ý nghĩa đối với mình: câu cuối:
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.
- Vài HS trả lời.
c. Học sinh đọc diễn cảm: Hoạt động cá nhân
- Đọc nối tiếp 3 HS
- Cần ngắt nhịp trong 2 khổ thơ đầu như thế nào?
- Hai khổ thơ này giọng đọc như thế nào?
- Giọng đọc của 3 khổ thơ này như thế nào?
* Luyện đọc diễn cảm 2 khổ thơ
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn khổ thơ 4 và 5.
- GV đọc diễn cảm 2 khổ thơ.
- Nêu cách nhấn giọng và ngắt nhịp 2 khổ thơ.
- GV gạch dưới từ nhấn giọng và ngắt nhịp.
* Luyện đọc diễn cảm: Hoạt động nhóm đôi.
- Đọc diễn cảm cả bài
*Thi đua đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc.
- Bạn nào đọc hay?
- KNS: Bài thơ thể hiện điều gì ?
- GV đưa bảng con với chữ cái đầu của khổ thơ.
- 1 HS đọc 2 khổ thơ đầu.
- Câu 3,4,5,6 ngắt nhịp 2/6
- 1 HS đọc khổ thơ 3,4.
- Giọng tình cảm, tâm trạng đau buồn của đứa con khi mẹ bệnh.
- 1 HS đọc 3 khổ thơ cuối.
- Giọng tình cảm tha thiết mong mẹ hết bệnh.
- HS lắng nghe.
- HS lần lượt nêu.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm
- HS lần lượt nêu.
- Đại ý: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
- HS thi đua học thuộc lòng bài thơ, khổ thơ.
- 1 HS đọc toàn bài.
D. Củng cố
- Tình cảm của người bạn nhỏ với người mẹ ốm như thế nào?
- KNS: Em đã học ở bạn nhỏ những gì
- Giáo dục tư tưởng: mẹ vất vả vì mình, các em phải biết thương yêu, chăm sóc, đỡ đần cho mẹ khi mẹ bận rộn, ốm đau.
- HS trả lời.
C. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị phần tiếp theo của bài: Dế mèn bênh vực kẻ yếu.
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
File đính kèm:
- Giao an Tap doc 4HKIHieu NT2.doc