Giáo án lớp 4 tuần 23 môn Tập đọc - Hoa học trò (tiếp theo)

MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn văn trong bài với giọng nhẹ nhàng tình cảm.

- Hiểu nội dung : Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng , loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGk ).

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC:* Tranh (ảnh) về cây phượng lúc ra hoa

 * Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 .1.Kiểm tra bài cũ :

 - Gọi lần lượt 3 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bài “Chợ Tết” và trả lời câu hỏi trong nội dung bài.

 - GV nhận xét từng em và ghi điểm.

 

doc31 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 833 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 23 môn Tập đọc - Hoa học trò (tiếp theo), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớp. 1. Phần mở đầu: 6-10 phút - GV tập hợp lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học (1-2 phút) - Tập bài thể dục phát triển chung: 1 lần (2 x 8 nhịp) * Chạy chậm trên địa hình tự nhiên: (2 phút) 2. Phần cơ bản: (18-22 phút) a. Bài tập RLTTCB: (12-14 phút) - Học kỷ thuật bật xa thể dục Bật xa, TậP PHốI HợP CHạY NHảY- Trò chơi “con sâu đo” I. Mục tiêu: - Bước đầu biết cách thực hiện động tác phối hợp chạy, nhảy. - Biết cách chơi và tham gia chơi được. - Khi thực hiện động tác phối hợp chạy, nhảy chỉ cần chạy 1-3 bước, sau đó thực hiện bật nhảy. II. Địa điểm phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, dụng cụ phục vụ tập bật xa, kẻ sẵn vạch chuẩn bị và xuất phát cho trò chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: 6- 10 phút. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu của giờ học. - Chạy chậm trên địa hình tự nhiên. - Trò chơi Kéo cưa lừa xẻ” - Tập bài TD phát triển chung: 1 lần.(2 x 8 nhịp). 2. Các hoạt động dạy học: 18- 22 phút a. Bài tập RLTTCB: - Ôn bật xa: + Trước khi tập cho HS khởi động kĩ các khớp, tập bật nhảy nhẹ nhàng, một số lần, sau đó nhắc lại yêu cầu và cách thực hiện bài tập. + Cho lớp tập luyện theo từng nhóm tại nơi quy định. + Thi đua giữa các tổ xem có ai bật xa nhất sẽ được tuyên dương. Khi bật xong, GV nhắc HS thả lỏng tích cực. + Thi bật nhảy từng đôi một.(1 lần). - Học phối hợp chạy, nhảy. + GV hướng dẫn và giải thích ngắn gọn các động tác rồi làm mẫu, sau đó cho HS làm thử. + Cho HS tập theo đội hình hàng dọc. (lần lượt từng em). b) Trò chơi vận động: - GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi thứ hai. - Cho một số nhóm lên làm mẫu đồng thời giải thích ngắn gọn cách chơi. Cho HS chơi thử sau đó chơi thật, có thể cho HS thi theo đội; theo dõi các trường hợp phạm quy. - Tổng kết, nhận xét trò chơi. 3. Phần kết thúc: 4- 6 phút - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp. - GV cùng HS hệ thống bài. - Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. Dặn HS về nhà ôn lại động tác vừa học. Đạo đức giữ gìn các công trình công cộng (Tiết 1) I. Mục tiêu - Biết được và sao phải bảo vệ , giữ gìn các công trình công cộng. - Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng. - GDKNS : + Kĩ năng xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng. II. Đồ dùng dạy học: SGK Đạo đức 4 và VBT Đạo đức 4. III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm ( tình huống trang 34, SGK) - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi trong tình huống đã cho. - Các nhóm làm việc. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp ; nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Nhà văn hoá là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hoá chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (bài tập 1, SGK) - Yêu cầu các nhóm thảo luận theo yêu cầu của bài tập. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày; Cả lớp trao đổi, tranh luận. - GV kết luận ngắn gọn về từng tranh: Tranh 2, 4: Đúng; Tranh 1, 3: Sai. Hoạt động 3: Xử lí tình huống (bài tập 2, SGK) - Yêu cầu các nhóm HS thảo luận, xử lí tình huống. - Các nhóm thảo luận. - Theo từng nội dung, đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp. - GV kết luận về từng tình huống. Kết luận chung: GV mời 2 HS đọc to phần Ghi nhớ trong SGK. Hoạt động tiếp nối: Các nhóm HS điều tra về các công trình công cộng ở địa phương (theo mẫu BT4) và có bổ sung thêm cột về lợi ích của công trình đó. Khoa học Bóng tối I/ Mục tiêu: Sau bài học HS có thể: - Nêu được bóng tối xuất hiện sau vật cản sáng khi được chiếu sáng. - Nhận biết được vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi. II/ Phương tiện dạy học: Đèn pin, tờ giấy to, kéo, bìa, một thanh tre nhỏ, một số vật đồ chơi, hộp, đèn bàn. III/ Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Thông báo nội dung bài học: 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối Bước 1: GV gợi ý cho HS cách bố trí, thực hiện thí nghiệm trang 93 SGK. Tổ chức cho HS dự đoán (cá nhân, sau đó trình bày dự đoán của mình) Bước 2: HS dựa vào hớng dẫn và các câu hỏi trang 93 SGK, làm việc theo nhóm để tìm hiểu về bóng tối. Bước 3: Các nhóm trình bày và thảo luận chung cả lớp. GV ghi lại kết quả trên bảng Dự đoán ban đầu Kết quả ? Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào? ? Làm thế nào để bóng của vật to hơn? Điều gì sẽ xẩy ra nếu đa vật dịch lên trên gần vật chiếu? Bóng của vật thay đổi khi nào?... Hoạt động 2: Trò chơi hoạt hình: Trò chơi xem bóng, đoán vật. - Chiếu bóng của vật lên tường. Yêu cầu HS chỉ đợc nhìn lên tường và đoán xem là vật gì. GV tổ chức cho HS chơi. IV/ Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. I.Mục tiêu : - Giúp HS nhận xét được tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua. - HS biết đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần tới. II. Các hoạt động chính: Các tổ trưởng báo cáo tình hình mọi mặt của tổ mình trong tuần vừa qua. Nhận xét cụ thể về các thành viên. Lớp trưởng nhận xét chung. GV kết luận chung đề ra biện pháp xử lí với những em còn mắc sai phạm.Tuyên dương những em có nhiều tiến bộ và phổ biến kế hoạch tuần tới. Kỷ thuật: Bón phân cho rau. I/Mục tiêu: HS biết mục đích của việc bón phân cho rau, hoa. - Có ý thức tiết kiệm phân bón, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trờng - Biết cách bón phân cho rau, hoa. II. Đồ dùng dạy học: Phân bón N,P,K, Phân hữu cơ, phân vi sinh, III/ Các hoạt động dạy – học: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích bài học 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: GV hớng dẫn HS tìm hiểu mục đích của việc bón phân cho rau, hoa - GV hớng dẫn HS liên hệ kiến thức của bài 16 và kiến thức môn khoa học vào bài học - GV hớng dẫn HS quan sát, trả lời câu hỏi theo hình 1 (SGK) để các em hiểu rõ tác dụng của phân bón đối với rau, hoa. - GV kết luận: Bón phân để cung cấp dinh dỡng cho cây phát triển. Mỗi loại cây, mỗi thời kỳ của cây cần các loại phân bón với lợng bón khác nhau. Hoạt động 2: GV hớng dẫn HS tìm hiểu kỷ thuật bón phân. - GV gợi ý để HS nêu tên các loại phân bón thờng dùng bón cho cây. - GV giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát 1 số loại phân - GV hớng dẫn HS quan sát hình 2 (SGK) và trả lời câu hỏi trong SGK. - Gọi HS đọc nội dung phần ghi nhớ - GV tóm trắt nội dung bài học. IV/ Nhận xét dặn dò: GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS Địa lý Thành phố Hồ Chí Minh I/ Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hồ Chí minh : + Vị trí : nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gòn. + Thành phố lớn nhất cả nước . + Trung tâm kinh tế , văn hóa, khoa học lớn : các sản phẩm công nghiệp của thành phố đa dạng ; hoạt động thương mại rất phát triển. - Chỉ được thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ ( lược đồ ). - HS khá, giỏi : + Dựa vào bảng số liệu so sánh diện tích và dân số thành phố Hồ Chí Minh với các thành phố khác. + Biết các loại hình đường giao thông từ thành phố Hồ Chí Minh đi tới các tỉnh khác. II/ Đồ dùng dạy học: - Các bản đồ: Hành chính, giao thông Việt Nam. Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh. - Tranh, ảnh về Thành phố Hồ Chí Minh. III/ Hoạt động dạy - học: 1. Khởi động và giới thiệu: a. Bài cũ:? Nêu một số vùng công nghiệp phát triển mạnh ở đồng bằng Nam bộ. HS trả lời GV nhận xét đánh giá. b. Giới thiệu bài: Thành phố Hồ Chí Minh 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp ( Thành phố lớn nhất cả nước) Học sinh dựa vào bản đồ, tranh ảnh, SGK thảo luận về: - Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sông nào? - Thành phố Hồ Chí Minh đã bao nhiêu tuổi? - Thành phố Hồ Chí Minh được mang tên Bác từ khi nào? * Các nhóm trao đổi kết quả, thảo luận trớc lớp. - HS chỉ vị trí và mô tả về vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh. - HS quan sát bảng số liệu trong SGK nhận xét về diện tích và dân số của Thành phố Hồ Chí Minh. So sánh với Hà Nội xem diện tích và dân số của Thành phố Hồ Chí Minh gấp mấy lần Hà Nội. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm (trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn). Bước 1: HS dựa vào tranh ảnh, bản đồ và vốn hiểu biết kể tên các ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh; nêu dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn; Kể tên một số trường Đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bước 2: HS các nhóm trao đổi kết quả trước lớp, tìm ra kiến thức đúng. GV: Đây là Thành phố công nghiệp lớn nhất, nơi có hoạt động mua bán tập nập nhất; nơi thu hút đợc nhiều khách du lịch nhất, là một trong những thành phố có nhiều trường Đại học nhất, IV/ Củng cố dặn dò:- Cho HS tìm một số trường Đại học, chợ lớn, khu vui chơi giải trí trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh. -Nhận xét tiết học. Kĩ thuật Trồng cây rau,hoa(T2) I.Mục tiêu: - HS thực hành trồng được cây rau,hoa. - Có ý thức trồng và bảo vệ cây rau,hoa. II. Đồ dùng dạy học : cây rau,hoa,cuốc,xẻng. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 3: HS thực hành trồng cây con. -HS nhắc lại các bước và quy trình kĩ thuật trồng cây con. -GV nhận xét và hệ thống các bước trồng cây con. + Xác định vị trí trồng. + Đào hốc trồng cây theo vị trí đã xác định. + Đặt cây vào hốc và vun đất,ấn chặt đất quanh gốc cây. + Tới nhẹ nước quanh gốc cây. -GV có thể hướng dẫn kĩ những điểm cần luư ý. -Gv kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu dụng cụ của HS. - Phân chia các nhóm và giao nhiệm vụ làm việc. - HS thực hành trồng cây. -GV nhắc nhở HS rửa sạch các dụng cụ vệ sinh chân tay sạch sẽ sau khi thực hành Xong. Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập. +Chuẩn bị đầy đủ vật liệu. + Trồng đúng khoảng cách quy định. + Cây con sau khi trồng đứng thẳng,không bị trồi rễ lên trên. + Hoàn thành đúng thời gian quy định. GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS. GV hớng dẫn HS trả lời câu hỏi ở cuối bài trong SGK. IV.Nhận xét dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà

File đính kèm:

  • doctuan 23.doc