Tiết 3 : Tập đọc
MẸ ỐM
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu ý nghĩa của bài : Tình cảm yêu thương sâu sắc , sự hiếu thảo , lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm .
- Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài : Đọc đúng các từ và câu . Biết đọc diễn cảm bài thơ – đọc đúng nhịp điệu , giọng nhẹ nhàng , tình cảm . Học thuộc bài thơ .
- Có lòng hiếu thảo với cha mẹ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa nội dung bài đọc SGK ; một cơi trầu .
- Băng giấy viết sẵn câu , khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1) Hát .
2. Bài cu : (3) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu .
- Kiểm tra 2 em nối tiếp nhau đọc bài “ Dế Mèn bênh vực kể yếu ” , trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc .
4 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc 3: Mẹ ốm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3 : Tập đọc
MẸ ỐM
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu ý nghĩa của bài : Tình cảm yêu thương sâu sắc , sự hiếu thảo , lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm .
- Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài : Đọc đúng các từ và câu . Biết đọc diễn cảm bài thơ – đọc đúng nhịp điệu , giọng nhẹ nhàng , tình cảm . Học thuộc bài thơ .
- Có lòng hiếu thảo với cha mẹ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa nội dung bài đọc SGK ; một cơi trầu .
- Băng giấy viết sẵn câu , khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu .
- Kiểm tra 2 em nối tiếp nhau đọc bài “ Dế Mèn bênh vực kể yếu ” , trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc .
3. Bài mới : (27’) Mẹ ốm .
a) Giới thiệu bài :
Hôm nay , các em sẽ học bài thơ “ Mẹ ốm ” của nhà thơ Trần Đăng Khoa . Đây là một bài thơ thể hiện tình cảm của làng xóm đối với một người bị ốm ; nhưng đậm đà , sâu nặng hơn vẫn là tình cảm của người con với mẹ .
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng bài thơ .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Kết hợp sửa lỗi phát âm , cách đọc cho HS .
- Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc 7 khổ thơ . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
PP : Trực quan , động não , đàm thoại .
- Hướng dẫn đọc thầm , đọc lướt ; suy nghĩ , trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài đọc :
+ Đọc hai khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi : Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì : “ Lá trầu sớm trưa ” ?
+ Đọc khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi : Sự quan tâm , chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào ?
- Đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi : Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ?
Hoạt động lớp , nhóm .
+ Những câu thơ trên cho biết mẹ bạn nhỏ ốm , lá trầu nằm khô giữa cơi trầu vì mẹ không ăn được , Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc được , ruộng vườn sớm trưa vắng bóng mẹ vì mẹ ốm không làm lụng được .
+ Cô bác xóm làng đến thăm , người cho trứng người cho cam , anh y sĩ đã mang thuốc vào .
+ Nắng mưa chưa tan – Cả đời tập đi – Vì con nếp nhăn – Con mong – dần dần – Mẹ vui múa ca – Mẹ là của con .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm được bài thơ
PP : Giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 , 2 khổ thơ tiêu biểu trong bài :
+ Đọc mẫu khổ thơ .
+ Theo dõi , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 3 em đọc tiếp nối nhau đọc cả bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp .
+ Nhẩm học thuộc bài thơ .
4. Củng cố : (3’)
- Hỏi ý nghĩa bài thơ . ( Tình cảm yêu thương sâu sắc , sự hiếu thảo , lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm )
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ , chuẩn bị phần tiếp theo của truyện “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ” .
Tiết 2: Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. MỤC TIÊU :
- Nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng trong Tiếng Việt .
- Phân tích cấu tạo của tiếng trong một số câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết trước . Hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ .
- Yêu thích vẻ đẹp của Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần vần .
- Bộ xếp chữ .
- Vở BT Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Cấu tạo của tiếng .
Kiểm tra 2 em làm bài trên bảng lớp : Phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu “ Lá lành đùm lá rách ” ( Cả lớp làm nháp ) .
3. Bài mới : (27’) Luyện tập về cấu tạo của tiếng .
a) Giới thiệu bài :
Bài trước ta đã biết mỗi tiếng gồm 3 bộ phận : âm đầu , vần , thanh . Hôm nay , các em sẽ làm các bài tập để nắm chắc hơn cấu tạo của tiếng .
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Bài tập 1 , 2 .
MT : Giúp HS làm được các bài tập về cấu tạo của tiếng .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 :
- Bài 2 :
Hoạt động nhóm đôi .
- 1 em đọc nội dung bài tập .
- Làm việc theo cặp , phân tích cấu tạo từng tiếng trong câu tục ngữ theo sơ đồ : “ Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau ” .
- Hai tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ là : ngoài – hoài .
Hoạt động 2 : Bài tập 3 , 4 , 5 .
MT : Giúp HS làm được các bài tập về cấu tạo của tiếng .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 3 :
- Bài 4 :
- Chốt lại ý kiến đúng : Hai tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có phần vần giống nhau – giống hoàn toàn hoặc không hoàn toàn .
- Bài 5 :
- Gợi ý :
+ Đây là câu đố chữ nên cần tìm lời giải là các chữ ghi tiếng .
+ Câu đố yêu cầu : bớt đầu = bớt âm đầu ; bỏ đuôi = bỏ âm cuối .
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu bài tập .
- Suy nghĩ , thi làm bài đúng , nhanh trên bảng lớp .
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Viết bài vào vở BT .
- Đọc yêu cầu của bài rồi phát biểu .
- Vài em đọc yêu cầu bài và câu đố .
- Thi giải đúng , nhanh bằng cách viết ra giấy , nộp ngay cho GV khi viết xong .
4. Củng cố : (3’)
- Hỏi HS : Tiếng có cấu tạo như thế nào ? Những bộ phận nào nhất thiết phải có ? Nêu ví dụ .
5. Dặn dò : (1’)
- Dặn HS xem trước BT 2 tiết học sau .
File đính kèm:
- giao an lop 3.doc