I. Mục tiêu bài học
1. Đọc
- Đọc đúng, nhanh được cả bài Cái Bống.
- Đọc đúng các từ ngữ: bống bang, kéo sảy, kéo sàng, mưa ròng.
- ngắt nghỉ đúng sau mỗi dòng thơ.
- Đọc thuộc lòng bài đồng dao.
2. Ôn các vần anh, ach
- HS tìm được tiếng có vần anh trong bài.
- Nói được câu chứa tiếng có vần anh, ach
3. Hiểu
- Hiểu được nội dung bài: Bống là một cô bé ngoan ngoãn, chăm chỉ, luôn biết giúp đỡ mẹ, các em cần biết học tập bạn Bống.
- Hiểu nghĩa của từ: đường trơn, gánh đỡ, mưa ròng.
4. HS biết kể một số việc mà em thường làm để giúp đỡ bố mẹ.
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6882 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc 1 bài: Cái bống (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Ngày soạn: 10/3/2013
Người soạn: Cao Thị Huyền Trang
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Kim Loan
Môn: Tập đọc
Lớp: 1E Trường: TH Lê Hồng Phong
Tiết theo phân phối chương trình: Tiết dạy: 2
Bài soạn: CÁI BỐNG (tiết 1)
I. Mục tiêu bài học
1. Đọc
- Đọc đúng, nhanh được cả bài Cái Bống.
- Đọc đúng các từ ngữ: bống bang, kéo sảy, kéo sàng, mưa ròng.
- ngắt nghỉ đúng sau mỗi dòng thơ.
- Đọc thuộc lòng bài đồng dao.
2. Ôn các vần anh, ach
- HS tìm được tiếng có vần anh trong bài.
- Nói được câu chứa tiếng có vần anh, ach
3. Hiểu
- Hiểu được nội dung bài: Bống là một cô bé ngoan ngoãn, chăm chỉ, luôn biết giúp đỡ mẹ, các em cần biết học tập bạn Bống.
- Hiểu nghĩa của từ: đường trơn, gánh đỡ, mưa ròng.
4. HS biết kể một số việc mà em thường làm để giúp đỡ bố mẹ.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, SGV, tranh,…
III. Phương pháp
- Sử dụng tổng hợp các phương pháp truyền thống (thuyết trình, giảng giải,…) và các phương pháp không truyền thống ( thảo luận nhóm, động não,…).
IV. Các hoạt động dạy – học
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt độngcủa HS
3 phút
15 phút
5 phút
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc bài: Bàn tay mẹ
- Trả lời câu hỏi trong SGK
- Nhận xét và cho điểm HS
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ gì ?
- Bức tranh vẽ bạn Bống và mẹ của bạn ấy. Bạn bống đang gánh cho mẹ, trời thì đang mưa.
- Bạn Bống rất hiếu thảo , ngoan ngoãn, biết giúp đỡ bố mẹ đấy. chúng ta cùng học bài hôm nay để rõ điều đó. Bài: Cái Bống.
2.2 Hướng dẫn luyện đọc
2.2.1 Đọc mẫu
2.2.2 Luyện đọc
a) Luyện đọc từ
- Bài này có bao nhiêu câu?
- Yêu cầu HS Chỉ từng câu
- Nêu từ khó trong từng câu– GV gạch chân tên bảng.
- Cho 1 HS đọc từ khó và phân tích tiếng.
bống bang, khéo sảy, khéo sàng, mưa ròng.
- Gọi một em đọc lại toàn bộ từ khó
- Cả lớp đọc đồng thanh từ khó.
- Cùng HS giải nghĩa của các từ khó:
Sảy: Làm bay vỏ và hạt lép lẫn với hạt chắc bằng cách hất cái mẹt hay cái nia lên xuống đều: Sảy thóc.
Sàng: Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm.
Đường trơn: đường bị ướt nước mưa, dễ ngã.
Gánh đỡ: gánh giúp mẹ
Mưa ròng: mưa nhiều, kéo dài
b) Luyện đọc câu
- Hướng dẫn:
+ Bài này có bao nhiêu dòng thơ?
+ Khi đọc xuống mỗi dòng thơ phải ngừng.
+ Chỉ từng dòng cho HS đọc (đọc nối tiếp câu)
+ Gọi 1 đến 2 em đọc cả bài
- Thi đọc giữa các tổ
+ Mỗi tổ 1 HS xung phong đọc bài
+ Lớp lắng nghe nhận xét
+ GV nhận xét
2.3 Ôn vần anh, ach
2.3.1 Tìm tiếng trong bài có vần anh
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS tìm và nêu ( GV viết lên bảng): gánh
- Yêu cầu HS đọc các từ vừa tìm
2.3.2 Tìm tiếng ngoài bài có vần anh, ach
- HS đọc yêu cầu
- HS tìm và viết vào bảng con
2.3.3 Nói câu có chứa tiếng có vần anh, ach.
- Đọc câu mẫu trong sgk
- Yêu cầu HS viết câu vào bảng con
3. củng cố, dặn dò
- Thi đọc bài giữa các tổ, GV làm trọng tài.
+ Mỗi tổ đọc bài đồng thanh bài thơ
+ GV nhận xét và tuyên dương tổ đọc bài tốt nhất.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Quan sát và trả lời
- Lắng nghe
- Nhắc lại đầu bài
- 4 câu
- HS nêu từ khó
- Đọc đồng thanh
- Lắng nghe
- Bài thơ có 4 dòng
- Đọc bài
- 1 HS đọc bài, cả lớp lắng nghe
- Đọc yêu cầu của bài
- Đọc: gánh
- anh: cành, chanh, nhánh, hạnh, tranh, thanh,…
- ach: sạch, quyển sách, xách, thạch, bạch,…
- Làm theo yêu cầu của GV
- HS thực hiện theo yêu cầu của gv
V. Nhận xét tiết học
File đính kèm:
- Bai CAI BONG.doc