I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố quy tắc nhân hai số nguyên. Đặc biệt chú ý quy tắc dấu.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép nhân hai số nguyên, bình phương của một số nguyên, sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép nhân.
3. Thái độ: HS cĩ ý thức nhận xét dấu của các số nguyên để tìm đúng kết quả của tích hai số nguyên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. GV: Bảng phụ ghi sẵn bài tập 84,86 SGK/92,93.
2. HS: Kiến thức về nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu và làm các bài tập đã dặn.
10 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 - Tuần 21 - Nguyễn Phương Vũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
)
- GV gọi HS đọc chú ý
- GV cho VD: Tính:
a) (-4) . (-5) . 17 . 25 . (-2)
b) (-2).(-2).(-2)
c) (-2).(-2).(-2).(-2)
- GV gọi HS đọc ?1, ?2 rồi trả lời?
- GV: giới thiệu nhận xét SGK/94
- 01 HS lên bảng, cả lớp làm vào tập:
Ta có: [9.(-5)].2 = (-45).2 = -90
9[(-5).2] = 9.(-10) = -90
Þ [9.(-5)].2 = 9[(-5).2]
- HS: Nhân một tích hai thừa số với thừa số thứ 3 ta có thể lấy thừa số thứ 1 nhân với tích thừa số thứ hai và thứ ba
-HS lắng nghe và ghi vào tập.
HS quan sát.
- HS đọc chú ý.
- 03 HS lên bảng tính:
a) (-4) . (-5) . 17 . 25 . (-2) =
= [(-4).25].[(-5).(-2)].17 =
= (-100).10. 17 =
= ( - 1000).17 =
= -17000
b) (-2)3 = (-2).(-2).(-2) = -8
c) (-2)4=(-2).(-2).(-2).(-2)= 16
- HS thực hiện.
- HS ghi nhớ.
II. TÍNH CHẤT KẾT HỢP:
(a . b).c = a. ( b. c)
Ví dụ 2:
[9.(-5)].2 = 9[(-5).2] = -90
* Chú ý: (SGK/94)
Ví dụ 3:
a) (-4) . (-5) . 17 . 25 . (-2) =
= [(-4).25].[(-5).(-2)].17 =
= (-100).10. 17 =
= ( - 1000).17 =
= -17000
b) (-2)3 = (-2).(-2).(-2) = -8
c) (-2)4=(-2).(-2).(-2).(-2)= 16
?1 Tích một số chẵn các thừa số nguyên âm có dấu “+”
?2 Tích một số lẻ các thừa số nguyên âm có dấu “-”
* Nhận xétù: (SGK/94)
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính chất nhân với 1 (5’)
a) Phương pháp giảng dạy: Nêu vấn đề, Đàm thoại-gợi mở, vấn đáp, …
b) Các bước của hoạt động:
- GV: Một số nguyên a nhân với 1 kết quả bằng bao nhiêu?
- GV nhận xét và giới thiệu tính chất nhận với số 1.
- GV gọi HS cho ví dụ.
- Yêu cầu HS làm ?3.
- GV nhận xét và nhấn mạnh: Khi ta đổi dấu một thừa số của tích thì tích đổi dấu.
Chẳng hạn: 15.1= 15
Nhưng 15.(-1)= -15
Hay: 1 . (-5) = -5
Nhưng (-1) . (-5) = 5
- Yêu cầu HS làm ?4.
- GVgọi HS cho ví dụ.
- Kết quả bằng chính nó
- HS chú ý ghi bài.
- HS: Lần lượt cho ví dụ.
15.1 = 15
1 . (-5) = -5
- HS thực hiện và cho kết quả.
- HS chú ý theo dõi.
- HS đọc câu hỏi rồi trả lời.
- HS: Cho ví dụ
III. NHÂN VỚI 1:
a.1 = 1.a = a
?3 a.(-1) = -a
(-1).a = -a
Vậy a.(-1) = (-1).a = -a
?4 Đúng. Vì hai số nguyên đối nhau nhưng bình phương của chúng luôn bằng nhau
*VD: (-2)2 = 4
22 = 4
* Hoạt động 4: Tìm hiểu về tính chất phân phối của phép nhân đ/v phép cộng (8’)
a) Phương pháp giảng dạy: Nêu vấn đề, Đàm thoại-gợi mở, vấn đáp, …
b) Các bước của hoạt động:
- Muốn nhân một số với một tổng ta làm như thế nào?
- Gọi HS nêu công thức tổng quát.
- GV nhận xét và giới thiệu tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
- GV lưu ý: tính chất trên vẫn đúng đối với phép trừ
a.(b - c) = a.b – a. c.
- GV yêu cầu HS làm ?5 theo nhóm:
+ Nhóm 1,2 làm câu a).
+ Nhóm 3,4 làm câu b).
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả
- GV cho HS nhận xét và chỉnh sửa.
- Ta nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại
- HS: a.(b - c) = a.b - a.c
- HS ghi bài vào tập.
- HS ghi nhớ.
- HS thảo luận nhóm.
- Đai diện nhóm trình bày.
- HS chú ý sửa bài.
IV. TÍNH CHẤT PHÂN PHỐI PHÉP NHÂN ĐỐI VỚI PHÉP CỘNG:
a.(b + c) = a.b + a.c
?5
a) (-8)(5 + 3)
* Cách 1:
(-8)(5 + 3) = (-8).8 = -64 * Cách 2:
(-8)(5 + 3) = (-8).5 + (-8).3
= (-40) + (-24) = -64
b) (-3 + 3).(-5)
* Cách 1:
(-3 + 3).(-5) = 0.(-5) = 0
* Cách 2:
(-3 + 3)(-5) =
= (-3).(-5) + 3.(-5)
= 15 + (-15) = 0
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1. Củng cố: (8’)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
GV nêu câu hỏi:
- Phép nhân hai số nguyên có những tính chất gì?
- Tích những số mang dấu “+”, dấu “-” khi nào? Bằng không khi nào?
GV gọi HS lên bảng làm bài tập:
- Bài 90 SGK/95.
- Bài 93a SGK/95.
( Nêu cách thực hiện các bài tập trên?)
- Bài 94 SGK/95.
GV làn lượt gọi HS nhận xét và chỉnh sửa.
HS trả lời:
- Nêu 4 tính chất
- Dấu “+”: số thừa số âm là chẵn
- Dấu “-”: số thừa số âm là lẻ
- Bằng 0 khi có thừa số = 0
- 02 HS lên bảng trình bày.
- 01 HS lên bảng trình bày.
( Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp thay đổi vị trí các thừa số nhóm các thừa số )
- 02 HS lên bảng trình bày.
HS nhận xét và chú ý sửa bài.
* Bài 90/Tr95/SGK:
a) 15.(-2).(-5).(-6) =
=[15.(-6)].[(-2).(-5)] =
= (-90). 10= -900
b) 4.7.(-11).(-2) =
= (4.7).[(-11).(-2)] =
= 28.22 = 616
* Bài 93/Tr95/SGK:
a)(-4).(+125).(-25).(-6).(-8) =
= [(-4).(-25)].[125.(-8)].6
= 100.(-1000).(-6) = 600000
* Bài 94/Tr95/SGK:
a) (-5).(-5).(-5).(-5).(-5) = (-5)5
b) (-2). (-2). (-2). (-3). (-3). (-3).
= [(-2).(-3)].[(-2).(-3)].[ (-2). (-3)]
= 6 . 6 . 6 = 63
2. Dặn dò: (1’)
- Học kỹ bài, nắm vững tính chất của phép nhân.
- Làm bài tập 92, 93 b), 95 – 100 SGK/95
- Tiết sau luyện tập.
-----------------------------------------------------------------------------
Tên bài soạn : LUYỆN TẬP
Ngày soạn : 27/12/2013
Tiết theo PPCT : 64
Tuần dạy : 21
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố các tính chất cơ bản của phép nhân và nhận xét dấu của phép nhân nhiều số, phép nâng lên lũy thừa.
2. Kỹ năng: Biết áp dụng tính chất cơ bản của phép nhân để tính đúng, tính nhanh giá trị biểu thức, xác định dấu của tích nhiều số.
3. Thái độ: HS có ý thức trình bày bài toán hợp lí.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. GV: Bảng phụ ghi sẵn BT 99 SGK/96
2. HS: Kiến thức nhân hai số nguyên và tính chất của phép nhân và làm các bài tập đã dặn.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. KTBC: (7’)
GV gọi 1 HS lên kiểm tra:
- Phép nhân số nguyên có những tính chất nào?
- Sửa bài tập 92a/95
a) (37 – 17).(-5) + 23.(-13 – 17)
= 20.(-5) + 23.(-30)
= -100 – 690
= -700
GV gọi HS nhận xét và cho điểm
3. Tiến trình bài học: (30’)
a) Phương pháp giảng dạy: Nêu vấn đề, Đàm thoại-gợi mở, vấn đáp, thực hành-ôn luyện …
b) Các bước của hoạt động:
Hoạt động học sinh
Hoạt động học sinh
Nội dung
GV hướng dẫn HS làm bài tập:
Cho HS làm BT95/Tr95/SGK
GV:Giải thích vì sao (-1)3= -1 còn có số nguyên nào khác mà lập phương của nó cũng bằng chính nó?
(Ta viết lập phương của -1 dưới dạng một tích ba thừa số -1 rồi tính kết quả)
- Còn có số nguyên nào mà lập phương của nó bằng chính nó không?
BT96/Tr95/SGK
a) 237.(-26) + 26.137
- Trước hết, ta đổi dấu cả hai thừa số của tích thứ nhất (tích không thay đổi)
- Tiếp theo ta áp dụng tính chất nào của phép nhân để tính?
bày.
b) 63.(-25) + 25.(-23)
- Thực hiện tương tự như câu a.
- Gọi 2 HS lên bảng trình bày, cả lớp làm vào tập.
- Gọi HS nhận xét và chỉnh sửa.
* Bài 97/Tr95/SGK:
GV ghi đề bài lên bảng và hướng dẫn:
- Xét dấu của tích để so sánh:
+ Nếu có một số chẵn các thừa số nguyên âm thì tích mang dấu gì?
+ Nếu có một số lẻ các thừa số nguyên âm thì tích mang dấu gì?
- Gv hướng dẫn cách trình bày
* Bài 98/Tr96/SGK:
- GV ghi đề bài lên bảng.
a) (-125).(-13)(-a) với a = 8
- Để tính giá trị của biểu thức ta làm thế nào?
b) (-1).(-2).(-3).(-4).(-5).b
với b = 20 làm thế nào?
- Gọi 2 HS lên bảng
- GV gọi HS nhận xét và chỉnh sửa.
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài tập .
- Nhóm 1,2 bài 99 SGK/ 96.
- Nhóm 3,4 bài 100 SGK/ 96.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- Cho HS nhận xét và chỉnh sửa.
HS làm theo hướng dẫn.
- HS:Ta có: (-1)3=(-1).(-1).(-1)
= -1
- Còn 2 số nguyên 1 và 0 mà lập phương của nó củng bằng chính nó.
Tức là: 13 = 1 và 03 = 0
- Làm theo hướng dẫn.
- Áp dụng tính chất phân phối
- HS lên bảng
- 02 HS lên bảng thực hiện.
- HS nhận xét và sửa bài vào tập.
HS theo dõi.
+ Tích mang dấu “+”
+ Tích mang dấu “-”
- HS chú ý sửa bài.
- HS quan sát.
-Thay giá trị a = 8 vào biểu thức rồi tính.
- Thay giá trị b = 20 vào biểu thức rồi tính
- 02 HS lên bảng trình bày.
- HS nhận xét và chú ý sửa bài.
HS hoạt động nhóm.
- HS đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- HS nhận xét, sửa bài
* Bài 95/Tr95/SGK:
Ta có: (-1)3=(-1).(-1).(-1) = -1
Còn có hai số nguyên khác là: 13 = 1 và 03 = 0
* Bài 96/Tr95/SGK:
Tính
a) 237.(-26) + 26.137
= 26.137 – 237.26
= 26(137 – 237)
= 26.(-100) = -2600
b) 63.(-25) + 25.(-23)
= 25.(-23) – 25.63
= 25.(-23 – 63)
= 25.(-86) = -2150
* Bài 97/Tr95/SGK:
So sánh
a) (-16).1253.(-8).(-4).(-3) > 0 Vì trong tích có 4 thừa số âm nên tích là số dương > 0.
b) 13.(-24).(-15).(-8).4 < 0
Vì trong tích có 3 thừa số âm nên tích là số âm < 0
* Bài 98/Tr96/SGK:
Tính giá trị của biểu thức
a) (-125).(-13)(-a) với a = 8
= (-125).(-13).(-8)
= -13000
b) (-1).(-2).(-3).(-4).(-5).b
với b = 20
= (-1).(-2).(-3).(-4).(-5).20
= -(1.2.3.4.5.20) = -240
* Bài 99/Tr96/SGK:
a) .(-13) + 8.(-13)
= (-7 + 8).(-13) = 13
b) (-5).(-4 - 14 )
= (-5).(-4) – (-5).(-14)
= -50
* Bài 100/Tr96/SGK:
* Đáp số đúng B. 18
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1. Củng cố: (5’)
GV gọi HS nhắc lại các kiến thức:
- Để nhân hai số nguyên âm, nguyên dương, khác dấu ta làm thế nào?
- Phép nhân hai số nguyên có những tính chất nào?
- Trong một tích có nhiều thừa số âm lẻ (chẳn) thì tích là số như thế nào? (mang dấu gì?)
- Tính chất phân phối của phép nhân vẫn đúng đối với phép trừ không?
2. Dặn dò: (2’).
- Học lại bài theo nội dung ở phần củng cố.
- Xem và trình bày các bài tập đã sửa vào tập cẩn thận.
- Ôn lại bội ước của một số tự nhiên.
- Đọc trước bài 13 “ Bội ước của một số nguyên”.
File đính kèm:
- TUAN 21GIAO AN SO HOC 6.doc