Giáo án Số học 6 - Tiết 4-6

I/. MỤC TIÊU:

a, Kiến thức: Học sinh hiểu được một tập hợp có thể có 1 phần tử, có nhiều phần tử, có thể có vô số phần tử cũng có thể không có phần tử nào. Hiểu được khái niệm tập con, và khái niệm hai tập hợp bằng nhau.

 b, Học sinh biết cách tìm số phần tử của một tập hợp, biết kiểm tra một tập hợp có phải hoặc không phải là tập con của một tập hợp cho trước, biết viết tập con của một tập hợp cho trước. Biết sử dụng đúng các ký hiệu .

c, Rèn luyện cho học sinh tính chính xác khi sữ dụng các ký hiệu .

II/.CHUẨN BỊ:

- GV: Phấn màu, bảng phụ ghi sẵn các bài tập; học sinh học, làm bài tập đầy đủ.

- HS: chuẩn bị bài nghiêm túc.

 

doc6 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 - Tiết 4-6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/08/2013 Ngày dạy: 6A1 :...../...... ; Tiết 4: SỐ PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP-TẬP HỢP CON I/. MỤC TIÊU: a, Kiến thức: Học sinh hiểu được một tập hợp có thể có 1 phần tử, có nhiều phần tử, có thể có vô số phần tử cũng có thể không có phần tử nào. Hiểu được khái niệm tập con, và khái niệm hai tập hợp bằng nhau. b, Học sinh biết cách tìm số phần tử của một tập hợp, biết kiểm tra một tập hợp có phải hoặc không phải là tập con của một tập hợp cho trước, biết viết tập con của một tập hợp cho trước. Biết sử dụng đúng các ký hiệu . c, Rèn luyện cho học sinh tính chính xác khi sữ dụng các ký hiệu . II/.CHUẨN BỊ: - GV: Phấn màu, bảng phụ ghi sẵn các bài tập; học sinh học, làm bài tập đầy đủ. - HS: chuẩn bị bài nghiêm túc. III/. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.ổn định lớp : Vắng………… 2. Bài cũ: H1: Chữa bài tập 19 SBT H2: Chữa bài tập 21 SBT 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY- TRÒ NỘI DUNG Quan sát và nhận xét xem các tập hợp sau có bao nhiều phần tử. +Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập ?1 vào bảng con. + Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập ?2 vào bảng con. Giáo viên giới thiệu tập hợp rỗng Vậy một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử? Cũng cố cho học sinh làm bài tập 17-SGK. Giáo viên treo bảng phụ: Cho hình vẽ sau, hãy viết các tập hợp E và F? Nhận xét về các phần tử của tập E và tập F? +Giáo viên: Mọi phần tử của tập E đều thuộc tập hợp F ta nói tập E là tập con của tập F. + Vậy khi nào tập hợp A là tập con của tập hợp B. Học sinh nêu định nghĩa SGK + Hãy cho ví dụ về 2 tập hợp P và Q mà tâp P là tập con của tập hợp Q. + Gv yêu cầu học sinh làm ?3 1.SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP Cho các tập hợp: A={5}; B={x,y};C= {1;2;3;...;100} D={0;1;2;3...} + Ta nói: Tập A có 1 phần tử; tập B có 2 phần tử; tập C có 100 phần tử, tập D có vô số các phần tử. + Tập hợp M là tập không có phần tử nào. Ta gọi M là tập rỗng. Ký hiệu: M=. +Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số các phần tử hoặc có thể không có phần tử nào? 2.TẬP HỢP CON c* d* *x y* E={x,y} F F={x,y,c,d} Nhận xét: Mọi phần tử của tập E đều thuộc tập hợp F E Tổng quát: Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B. Ký hiệu: AB hay BA. Chú ý: Nếu AB và BA thì ta nói hai tập hợp Avà B là hai tập hợp bằng nhau. Ký hiệu: A=B 4.Củng cố - Cho học sinh đọc lại phần chú ý về số phần tử của một tập hợp. - Khi nào tập hợp A là tập con của tập hợp B - Khi nào tập hợp A bằng tập hợp B - Cho Học sinh làm bài tập 16,18,19,20 SGK. 5. Hướng học ở nhà: - Học kỹ bài đã học. - Làm các bài tập 29-33 (SBT) - Nghiên cứu trước bài tập phần luyện tập V.Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………….. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. . Ngày soạn: 12/8/2013 Ngày dạy: 6A1 : ......../.......... ; Tiết 5: LUYỆN TẬP I/. MỤC TIÊU: a, Kiến thức: Học sinh biết cách tìm số phần tử của một tập hợp b, Kỹ Năng: Rèn kỹ năng viết tập hợp, viết tập hợp con của một tập hợp cho trước, sử dụng đúng, chính xác các ký hiệu đã học. c, Thái độ: Vận dụng kiến thức cơ bản của toán học vào bài toán thực tế. II/.CHUẨN BỊ: * Bảng phụ, bảng con, phấn màu. HS học và làm BT III/. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.ổn định lớp: Vắng…………. 2. Bài cũ: Hs1: Mỗi tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử? Tập hợp rỗng là tập hợp như thế nào? Chữa bài tập 29 SBT. Hs2: Khi nào tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B? Chữa bài tập 32 SBT. 3. Bài mới: (Luyện Tập) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Giáo viên gợi ý: + A là tập hợp các số tự nhiên từ 8 đến 20 nên số phần tử của A là 20-8+1=13 + Vậy tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có bao nhiêu phần tử? Cho 1 học sinh lên bảng tìm số phần tử của tập hợp B. Tính số phần tử của tập hợp sau: D={21;23;25;...;99} E= {32;34;36;...;96} +Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm. Yêu cầu của nhóm: - Nêu công thức tổng quát tính số phần tử của tập hợp các số lẽ (chẵn) từ số lẽ (chẵn) a đến số lẽ (chẵn) b (a<b) - Tính số phần tử của tập D và E. + Yêu cầu một học sinh đọc đề bài: - Gọi 2 học sinh lên bảng trình bày - Các học sinh khác làm vào bảng con. -Yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn. giáo viên kiểm tra bảng con của cả lớp kịp thời uốn nắn sai sót. Gv đưa bài 36 SBT lên bảng phụ: Cho tập hợp A={1;2;3} Trong các cáhoặc viết sau cách viết nào đúng, cách viết nào sai: Gọi 1 hs đọc đề bài. - Gọi một học sinh viết tập hợp A 4 nước có diện tích lớn nhất. - Gọi một học sinh viết tập hợp B ba nước có diện tích nhỏ nhất. Dạng1: Tìm số phần tử của một tập hợp cho trước Bài 21 (Trang 14 SGK) A={8;9;10;...;20} Có 20-8+1=13 phần tử. Tổng quát: Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có: b-a+1 phần tử. B={10;11;12;13;...;99} có: 99-10+1=90 phần tử Bài 23(SGK): Một học sinh đại diện nhóm lên trình bày + Tập hợp các só chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b có: (b-a): 2+1 phần tử + Tập hợp các só lẽ từ số lẽ a đến số lẽ b có: (b-a): 2+1 phần tử +Tập hợp D={21;23;25;...;99} có (99-21): 2+1=40 (phần tử) +Tập hợp E= {32;34;36;...;96} Có (96-32): 2 +1=33 (phần tử) Dạng 2: Viết tập hợp, - viết một số tập hợp con của tập hợp cho trước Bài 22 (SGK): a, C= {0;2;4;6;8} b, L= {11;13;15;17;19} c, A= {18;20;22} d, B= {25;27;29;31} Hs đứng tại chổ trình bày. Dạng 3: Bài toán thực tế: Bài 25 (SGK) A={Inđo; Mi-An-Ma; Thái Lan; Việt Nam} B={Xingapo; Brunay; Campuchia} 4. Củng cố: -Tổ chức trò chơi: Cho tập hợp A là tập các số tự nhiên lẽ nhỏ hơn 10. Viết các tập con của tập A sao cho mỗi tập hợp con đó có 2 phần tử. Chia lớp thành 2 nhóm mỗi nhóm cử 3 học sinh lên bảng, các thành viên còn lại của nhóm làm vào bảng con của mình. 5.Hướng dẫn về nhà: - Về nhà xem kỹ các bài đã giải làm các bài tập 34-42SBT V.Rút kinh nghiệm:…………………………………………………………………… ......................................................................................................................................... ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Ngày soạn: 12/8/2013 Ngày dạy: 6A1 : .........../......... ; Tiết 6: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN I/. MỤC TIÊU: a, Kiến thức: Học sinh nắm vững các tính chất của phép cộng, phép nhân số tự nhiên. Biết phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất đó. b, Kỹ Năng: Vận dụng tốt các tính chất trên vào tính nhẩm tính nhanh. c, Vận dụng hợp lý các tính chất đó vào giải toán. II/.CHUẨN BỊ: * Bảng phụ, phấn màu, bảng con của học sinh III/. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.ổn định lớp: Vắng……. 2. Bài cũ: Giáo viên giới thiệu vào bài. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Gv nêu bài toán mở đầu: Hãy tính chu vi và diện tích của một sân hình chữ nhật có chiều dài 32m và chiều rộng 25m. - Em hãy nêu công thức tính chu vi và diện tích của sân hình chữ nhật đó. Một học sinh lên bảng trình bày, cả lớp làm vào bảng con. Và nhận xét bài làm của bạn. - Tổng quát: Nếu hình chữ nhật có chiều dài là a (m), chiều rộng là b(m) ta có công thức tính chu vi và diện tích như thế nào? + Gv: Giới thiệu thành phần phép tính cộng và nhân như SGK. +Gv: Treo bảng phụ ghi bài ?1 Gọi học sinh đứng tại chổ trả lời. a 12 21 1 0 b 5 0 48 15 a+b 17 21 49 15 a.b 60 0 48 0 Giáo viên: Treo bảng tính chất phép cộng và phép nhân. + Phép cộng các số tự nhiên có tính chất gì? Phát biểu thành lời các tính chất đó. +Phép nhân các số tự nhiên có tính chất gì? Phát biểu thành lời các tính chất đó? +Tính chất nào liên quan tới cả phép nhân và phép cộng? áp dụng tính nhanh: Cho Hs thực hiện trên bảng con và trình bày công thức đã áp dụng. 1.TỔNG VÀ TÍCH 2 SỐ TỰ NHIÊN. - Chu vi của hình chữ nhật là: P=(32+25).2=114(m) - Diện tích của hình chữ nhật là: S=32 x 25 =800(m2) - Tổng quát: Nếu hình chữ nhật có chiều dài là a (m), chiều rộng là b(m) ta có: P=(a+b).2 (m) S= a.b (m) a + b = 5 a . b = c (số hạng) + (số hạng) = (tổng) (Thừa số) . (Thừa số) = (Tích) ?2 a,Tích của một số với 0 thì bằng 0 b, Nếu tích của 2 thừa số mà bằng 0 thì có ít nhất một thừa số bằng 0. 2.TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN SỐ TỰ NHIÊN Tính chất phép cộng: * Tính chất giao hoán: a+b = b+a. *Tính chất kết hợp: (a+b)+c=a+(b+c) Tính chất phép nhân: *Tính chất giao hoán: a.b=b.a . *Tính chất kết hợp (a.b).c=a.(b.c) *Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng: a.(b+c)=a.b+a.c 46+17+54 4.37.25, 87.36+87.64 4. Củng cố - Phép cộng và phép nhân có tính chất gì giống nhau? - cho học sinh làm bài tập 26, 27 SGK tại lớp 5. Hướng dẫn về nhà: - BTVN 28;29 (sgk) 43-46 (sbt) - Học thuộc các tính chất của phép cộng và phép nhân đã học - Chuẩn bị mỗi em một máy tính bỏ túi. V.Rút kinh nghiệm:…………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docso 6.T4-T6.doc
Giáo án liên quan