Giáo án Số học 6 - Tiết 12, Bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng

I. Muc tiêu:

1. Kiến thức: HS hiểu trung điểm của đoạn thẳng là gì?

2. Kĩ năng: HS biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng.

- HS biết phân tích trung điểm của đoạn thẳng thỏa mãn 2 tính chất. Nếu thiếu 1 trong 2 tính chất thì không phải là trung điểm của đoạn thẳng.

3. Thái độ: Häc sinh häc tËp tÝch cùc, nghiªm tóc. Cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Thước chia khoảng, SGK, SGV, SBT, 1 thanh gỗ thẳng, dây mảnh, giấy can trong. Máy chiếu hỗ trợ dạy học.

- Học sinh: Thước chia khoảng. Đọc trước nội dung của bài.

2. Phương pháp chủ yếu: Sử dụng phương pháp trực quan, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập củng cố từng phần.

 

doc4 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2678 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 - Tiết 12, Bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/11/2013 Ngày giảng: Chiều 25/11/2013: 6A (Trường THCS Lâu Thượng) TIẾT 12. § 10. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG I. Muc tiêu: 1. Kiến thức: HS hiểu trung điểm của đoạn thẳng là gì? 2. Kĩ năng: HS biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng. - HS biết phân tích trung điểm của đoạn thẳng thỏa mãn 2 tính chất. Nếu thiếu 1 trong 2 tính chất thì không phải là trung điểm của đoạn thẳng. 3. Thái độ: Häc sinh häc tËp tÝch cùc, nghiªm tóc. Cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Thước chia khoảng, SGK, SGV, SBT, 1 thanh gỗ thẳng, dây mảnh, giấy can trong. Máy chiếu hỗ trợ dạy học. - Học sinh: Thước chia khoảng. Đọc trước nội dung của bài. 2. Phương pháp chủ yếu: Sử dụng phương pháp trực quan, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập củng cố từng phần. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp…………….. - Giới thiệu thầy cô dự giờ. 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phót) Bài toán: Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 2cm, OB = 4cm. a) Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không? Vì sao? b) Tính AB. So sánh OA và AB. O A B x HS: Vẽ hình: a) Điểm A nằm giữa O và B vì hai điểm A, B cùng nằm trên tia Ox và OA < OB. b) OA + AB = OB suy ra AB = OB – OA = 2 (cm). Vậy OA = AB. A B M 3. Bài mới: GV: Đưa hình vẽ lên màn chiếu: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG H: Quan sát h×nh vÏ em biết được thông tin gì? HS: Trên hình có 3 điểm A, M, B và 3 đoạn thẳng AM, MB, AB. H: Trong ba điểm đó thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? HS: Điểm M nằm giữa hai điểm A, B. H: So sánh MA và MB? HS: MA = MB GV: Điểm M như hình vẽ gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB. H: Trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì? HS: Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B. GV: Cho HS đọc lại khái niệm trong SGK GV: Với cách phát biểu bằng lời như trên ta còn có thể diễn đạt bằng kí hiệu như sau: MA + MB = AB (M nằm giữa A, B) MA = MB (M cách đều A, B) GV: Ngược lại nếu điểm M có tính chất MA + MB = AB và MA = MB ta kết luận điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB. GV: Lưu ý trung điểm của đoạn thẳng là điểm chính giữa của đoạn thẳng đó. GV: Đưa bài tập lên màn chiếu: H: Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào thì điểm O là trung điểm của đoạn thẳng đã cho? HS: Ha) O cách đều A, B nhưng không nằm giữa A, B. Hb) O nằm giữa M, N nhưng không cách đều M, N. Hc) O nằm giữa P, Q và cách đều P, Q. H: Từ hình c) em hãy phát biểu bằng lời? HS: Trung điểm O của đoạn thẳng PQ là điểm nằm giữa P, Q và cách đều P, Q. H: Mỗi đoạn thẳng có bao nhiêu điểm nằm giữa hai đầu mút đoạn thẳng đó? Bao nhiêu điểm là trung điểm của đoạn thẳng đó? HS: Có vô số điểm nằm giữa nhưng chỉ có 1 điểm là trung điểm của đoạn thẳng đã cho. GV: Mỗi đoạn thẳng có 1 và chỉ 1 trung điểm. GV: Đưa bài tập trong phần KT bài cũ lên. HS: Bài tập 60 (SGK – 125) H: ý c) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao? HS: Điểm A là trung điểm của đoạn thẳng OB vì A nằm giữa O, B và OA = AB. GV: Đưa Ví dụ lên màn chiếu. HS: Đọc VD và cho biết bài toán cho biết gì và yêu cầu gì? H: Để vẽ được trung điểm M của đoạn thẳng thì trước tiên ta phải tính được đoạn thẳng nào? HS: Tính MA hoặc MB H: Tính MA hoặc MB như thế nào? (Hay căn cứ vào đâu để tính được MA hoặc MB)? H: Nêu cách vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB dài 5cm? HS: Lên bảng vẽ hình theo quy ước… GV: Cách vẽ như trên là sử dụng thước có chia khoảng. GV: Ngoài ra ta có cách khác là gấp giấy. HS: Đọc thông tin trong SGK – 125 H: Nêu cách xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB bằng cách gấp giấy? HS: Trả lời. HS: Thực hành gấp giấy. 2HS: Ngồi cạnh kiểm tra chéo bài nhau. Nhận xét bài bạn? GV: Có một thanh gỗ thẳng, một sợi dây. H: Làm thế nào để “chia” thanh gỗ thẳng này ra làm hai phần dài bằng nhau? HS: Trả lời theo ý hiểu. HS: Lên bảng thực hành. Dưới lớp quan sát. GV: Đây chính là cách mà các bác thợ mộc hay làm khi chia các thanh gỗ thẳng ra làm các phần dài bằng nhau. Vậy ứng dụng hình ảnh trung điểm của đoạn thẳng có rất nhiều trong thực tế như cân Rôbecvan. (GV chỉ vị trí trên cân là hình ảnh trung điểm của đoạn thẳng) H: Hãy liên hệ thực tế có đồ dùng hay vật dụng nào có hình ảnh trung điểm của đoạn thẳng ? GV: Cho HS xem một vài hình ảnh thực tế về hình ảnh trung điểm của đoạn thẳng. GV: Xác định điểm chính giữa của đoạn thẳng để đảm bảo các yêu cầu thực tiễn công việc, tính chính xác, tính pháp lí, tính thẩm mĩ, ... GV: Thực tế người ta còn sử dụng kết hợp cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng vào việc chia ô, chia cột trong các bảng biểu cho nhanh và đẹp. 1. Trung điểm của đoạn thẳng: (12’) M là trung điểm của đoạn thẳng AB AM + MB = AB và AM = MB + M là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB Bài tập: Trong các hình vẽ sau hình nào điểm O là trung điểm của đoạn thẳng A B M P N Q O O O 2,5 cm 2,5 cm (hình a) (hình b) (hình c) Ha): O cách đều A, B. Hb): O nằm giữa A, B. Hc): O nằm giữa A, B và cách đều A, B. 2. Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng: (15’) + Ví dụ: AB = 5cm. Vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB. Ta có: MA + MB = AB MA = MB Suy ra: MA = MB = = = 2,5(cm) A B M + Cách 1: Trên tia AB, vẽ điểm M sao cho MA = MB = 2,5 cm Bµi 6 SGK (75) §iÒn vµo chç + Cách 2: Gấp giấy (SGK-125) M là trung điểm của AB MA = MB = ? + Cách 3: Gấp dây 4. Củng cố: (10’) Câu 1: Cho M là trung điểm của đoạn thẳng AB, biết AB = 40cm. Hỏi độ dài đoạn thẳng AM? (Trả lời: AM = 20cm) Câu 2: Cho I là trung điểm của đoạn thẳng HK, biết HI = 5,5cm. Hỏi độ dài đoạn HK? (Trả lời: HK = 11cm) Câu 3 (Bài 63 – SGK/126). Đáp án đúng: c) d) GV: Khái quát nội dung bài học bằng bản đồ tư duy: 5. Hướng dẫn về nhà: (2’) + Nắm chắc khái niệm trung điểm của đoạn thẳng. + Làm bài tập 61; 62; 64; 65 (SGK – 126) + Chuẩn bị ôn tập phần hình học. + Bài 64 (SGK-126) Hướng dẫn: C là trung điểm của DE C nằm giữa D, E và CD = CE CA = ? CB = ? * Bài tập dự kiến (Nếu còn thời gian): Xác định trung điểm của đoạn thẳng bằng compa. IV. Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Kí duyệt của BGH Lâu Thượng, Ngày 20 tháng 11 năm2013 Người soạn bài Dương Thị Thanh Hải

File đính kèm:

  • doctrung diem cua doan thang.doc
Giáo án liên quan