Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 63, Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức

 Học xong bài này, hs phải:

 - Đưa ra được ví dụ minh họa các kiểu hệ sinh thái chủ yếu.

 - Trình bày được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái, từ đó đề xuất được những biện pháp bảo vệ phù hợp với hoàn cảnh của địa phương.

 2. Kỹ năng

 Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, đàm thoại

 3. Thái độ

 Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị:

 GV: Tranh và hình vẽ các hệ sinh thái

 HS: Đọc trước bài ở nhà

III. Các phương pháp:

 - Quan sát, phân tích hình vẽ

 - Trao đổi, thảo luận nhóm

 - Giảng giải, đàm thoại

 - Liên hệ thực tế, giáo dục

IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục:

 1. Ổn định lớp: (1p)

 Giáo viên ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp

 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5p )

 Gv kiểm tra mỗi lớp 2 em.

 - Cho biết ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã? Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên?

 Hs: Bảo vệ tài nguyên sinh vật, cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa . . .

 - Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã? Cho ví dụ?

 Hs: Tuyên truyền cho mọi người cùng có ý thức bảo vệ . . .

 3. Giảng bài mới: ( 2p )

 Gv nêu vấn đề: Hệ sinh thái và môi trường sống có vai trò hết sức quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống của con người. Vì vậy chúng ta cần bảo vệ sự đa dạng các hệ sinh thái và đề ra các luật bảo vệ môi trường, bài này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 63, Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33 Ngày soạn: 19/4/2014 Tiết 63 – Bài 60. BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức Học xong bài này, hs phải: - Đưa ra được ví dụ minh họa các kiểu hệ sinh thái chủ yếu. - Trình bày được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái, từ đó đề xuất được những biện pháp bảo vệ phù hợp với hoàn cảnh của địa phương. 2. Kỹ năng Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, đàm thoại 3. Thái độ Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: GV: Tranh và hình vẽ các hệ sinh thái HS: Đọc trước bài ở nhà III. Các phương pháp: - Quan sát, phân tích hình vẽ - Trao đổi, thảo luận nhóm - Giảng giải, đàm thoại - Liên hệ thực tế, giáo dục IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục: 1. Ổn định lớp: (1p) Giáo viên ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5p ) Gv kiểm tra mỗi lớp 2 em. - Cho biết ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã? Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên? Hs: Bảo vệ tài nguyên sinh vật, cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa . . . - Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã? Cho ví dụ? Hs: Tuyên truyền cho mọi người cùng có ý thức bảo vệ . . . 3. Giảng bài mới: ( 2p ) Gv nêu vấn đề: Hệ sinh thái và môi trường sống có vai trò hết sức quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống của con người. Vì vậy chúng ta cần bảo vệ sự đa dạng các hệ sinh thái và đề ra các luật bảo vệ môi trường, bài này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 (7 phút) Gv cho hs tìm hiểu nội dung theo bảng 60.1 ở SGK ? Có những hệ sinh thái chủ yếu nào? Hs: Có 3 hệ sinh thái chủ yếu . . . Gv dùng hình vẽ cho hs quan sát về các hệ sinh thái. ? Cho ví dụ về các hệ sinh thái? Hs: Trên cạn: rừng, hoang mạc, . . . Gv bổ sung các ví dụ theo bảng 60.1 ở SGK và liên hệ thực tế tự nhiên. Hoạt động 2 (9 phút) Gv cho hs quan sát tranh ảnh về hệ sinh thái rừng và tìm hiểu nội dung ở SGK ? Vai trò của rừng trong việc bảo vệ và chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước như thế nào? Hs: Rừng cản bớt dòng chảy của nước mưa hạn chế xói mòn đất . . . Gv cho hs thảo luận nhóm hoàn thành bài tập bảng 60.2 ở SGK Đại diện các nhóm trình bày đáp án của nhóm mình, nhận xét, bổ sung Gv bổ sung hoàn chỉnh cho hs và liên hệ đến thực tế. Hoạt động 3 (9 phút) Gv giới thiệu cho hs về diện tích và hệ sinh thái biển trên Trái Đất Hs thảo luận nhóm tìm ra các cách bảo vệ theo các tình huống ở bảng 60.3 Đại diện các nhóm trình bày đáp án của nhóm mình, nhận xét, bổ sung Gv bổ sung các đáp án hoàn chỉnh cho hs và mở rộng về các cách bảo vệ có thể ứng dụng rộng rãi. Hoạt động 4 (7 phút) Gv cho hs quan sát tranh ảnh về hệ sinh thái nông nghiệp và tìm hiểu nội dung ở SGK ? Hệ sinh thái nông nghiệp có vai trò gì? Hs: Cung cấp lương thực, thực phẩm, . . . Gv giảng giải cho hs bảng 60.4 và liên hệ đến thực tế ở nước ta. I. Sự đa dạng của các hệ sinh thái: Có 3 hệ sinh thái chủ yếu: - Hệ sinh thái trên cạn: Rừng, hoang mạc, . . . - Hệ sinh thái nước mặn: Rừng ngập mặn, san hô, . . . - Hệ sinh thái nước ngọt: Ao, hồ. . . II. Bảo vệ các hệ sinh thái rừng: - Xây dựng kế hoạch khai thác ở mức độ hợp lí. - Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia. - Phòng chống cháy rừng. - Vận động đồng bào dân tộc định canh, định cư, trồng rừng, . . . - Tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ rừng. III. Bảo vệ hệ sinh thái biển: ( 9p ) - Khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải. - Bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật quý hiếm. - Chống ô nhiễm môi trường. IV. Bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp: - Duy trì các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu. - Cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao. 4. Củng cố: (3 phút) Giáo viên cho học sinh tóm tắt lại nội dung bài học, đọc phần “ghi nhớ” và “em có biết” ở sách giáo khoa. 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: (2 phút) Dặn dò học sinh về nhà học bài, trả lời các câu hỏi và làm các bài tập ở cuối bài, chuẩn bị trước bài 61 ở sách giáo khoa. V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAO AN SINH 9 TUAN 33 TIET 63.doc