I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm giới, ngành, lớp
2. Kĩ năng: - Vận dụng phân loại 2 lớp của ngành thực vật hạt kín
3. Thái độ: - Yêu thích môn học
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Sơ đồ phân loại trang 14 SGK để trống phần đặc điểm
2/ Chuẩn bị của học sinh: - On tập phần đã học và chuẩn bị bài
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ On định lớp: 6A1
6A2
2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu những điểm khác biệt giữa cây một lá mầm và cây hai lá mầm
3/ Các hoạt động dạy và học:
a/ Mở bài : GV giới thiệu một loài của nghành rêu, quyết, dương xỉ, hạt kín.
b/ Phát triển bài
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 53 và 54 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27 Ngày soạn: 08/03/2014
Tiết: 53 Ngày dạy: 10/03/2014
BÀI 43: KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC VỀ PHÂN LOẠI
THỰC VẬT
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm giới, ngành, lớp
2. Kĩ năng: - Vận dụng phân loại 2 lớp của ngành thực vật hạt kín
3. Thái độ: - Yêu thích môn học
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Sơ đồ phân loại trang 14 SGK để trống phần đặc điểm
2/ Chuẩn bị của học sinh: - Oân tập phần đã học và chuẩn bị bài
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Oån định lớp: 6A1
6A2
2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu những điểm khác biệt giữa cây một lá mầm và cây hai lá mầm
3/ Các hoạt động dạy và học:
a/ Mở bài : GV giới thiệu một loài của nghành rêu, quyết, dương xỉ, hạt kín.
b/ Phát triển bài
Hoạt động 1 : TÌM HIỂU PHÂN LOẠI THỰC VẬT
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Yêu cầu Hs nhắc lại các nhóm thực vật đã học
- GV chiếu hình thông, trắc bách diệp, dương xỉ, thông, rêu.
+ Tại sao người ta xếp cây thông, bách điệp vào 1 nhóm?
+ Tại sao quyết, rêu được xếp vào 2 nhóm khác nhau?
- Yêu cầu Hs đọc thông tin trong SGK. Thảo luận cặp điền từ thích hợp vào chỗ trống
+ Vậy phân loại thực vật là gì?
- HS nhắc lại 4 nhóm thực vật
- HS quan sát.
+ Vì chúng có nhiều điểm giống nhau
+ Vì chúng có đặc điểm khác nhau
- HS báo cáo kết quả điền từ. HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Như tiểu kết
Tiểu kết: Phân loại thức vật là tìm hiểu các đặc điểm giống nhau và khác nhau của thực vật rồi xếp thành từng nhóm theo qui định
Hoạt động 2: TÌM HIỂU BẬC PHÂN LOẠI THỰC VẬT
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-Gv giới thiệu các bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp: Ngành – Lớp – Bộ – họ – Chi – Loài - Gv giải thích: Ngành là bậc phân loại cao nhất. Loài là bậc phân loại cơ sở. Các cây cùng loài có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng và cấu tạo. Ví dụ: Họ cam có nhiều loài như bưởi, chanh, quýt. “nhóm” không phải là 1 khái niệm được sử dụng trong phân loại
- GV lấy ví dụ minh họa cho từng bậc phân loại.
- Hs nghe và nhớ kiến thức
Tiểu kết: Các bậc phân loại: Ngành – Lớp – Bộ – họ – Chi – Loài
Hoạt động 3: TÌM HIỂU SỰ PHÂN CHIA CÁC NGÀNH THỰC VẬT
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Cho Hs nhắc lại các ngành thực vật đã học
+ Đặc điểm nổi bật của các ngành đó là gì?
- Gv cho Hs làm bài tập: điền vào chỗ trống đặc điểm của mỗi ngành
- Gv treo sơ đồ câm -> cho Hs điền các đặc điểm của mỗi ngành
- Gv chuẩn kiến thức cho Hs theo sơ đồ SGK
- Gv chốt ý kiến: Mỗi ngành thực vật có nhiều đặc điểm nhưng khi phân loại chỉ dựa vào những đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt các ngành
-Yêu cầu Hs phân chia ngành thực vật hạt kín làm 2 lớp. Dựa vào đặc điểm chủ yếu là số lá mầm của phôi
Cho 1-2 Hs phát biểu
- Học sinh hoàn thành bài tập
- Hs chọn các từ thích hợp điền lên bảng đã ghi sẵn cho phù hợp
- Hs khác nhận xét và bổ sung
- Đại diện nhóm trình bày -> Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Học sinh đọc nội dung bài học
Tiểu kết:
- Giới thực vật: Đã có thân, rễ, lá; sống chủ yếu trên cạn. Gồm 4 ngành
+ Ngành rêu: rễ giả, thân, lá nhỏ hẹp, có bào tử; sống ở nơi ẩm ướt.
+ Ngành dương xỉ: rễ thật, lá hình lông chim, lá non cố đầu cuộn tròn, có bào tử.
+ Ngành hạt trần: Rễ to khỏe, lá hình kim, thân gỗ. Cơ quan sinh sản là nón đực và nón cái.
+ Ngành hạt kín: Đa dạng, hạt được bao bọc trong quả. Chia thành 2 lớp: lớp một lá mầm và hai lá mầm.
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1/ Củng cố: HS đọc ghi nhớ SGK. Trả lời các câu hỏi 1, 2 SGK
2/ Dặn dò: Học bài theo kết luận, trả lời các câu hỏi trong SGK
Ôân lại tóm tắt đặc điểm chính của các ngành thực vật đã học
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 27 Ngày soạn: 17/03/2013
Tiết: 54 Ngày dạy: 19/03/2013
Bài 32: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI THỰC VẬT
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được giới thực vật xuất hiện và phát triển từ dạng đơn giản đến dạng phức tạp hơn, tiến hóa hơn. Thực vật Hạt kín chiếm ưu thế và tiến hóa hơn cả trong giới thực vật
-Nêu được công dụng của thực vật hạt kín (thức ăn, thuốc, sản phẩm cho công nghiệp).
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khái quát
3. Thái độ: Có thái độ yêu thích và biết bảo vệ thiên nhiên
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: Hình 44.1 phóng to
2/ Chuẩn bị của học sinh: Học bài và chuẩn bị bài
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Oån định lớp: 6A1
6A2
2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm các ngành thực vật đã học?
3/ Các hoạt động dạy và học:
Mở bài: Giới Thực vật từ những dạng Tảo đơn giản nhất đến những cây hạt kín cấu tạo phức tạp có quan hệ gì với nhau và con đường phát triển của chúng diễn ra như thế nào?
Hoạt động 1: QUÁ TRÌNH XUẤT HIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI THỰC VẬT
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Hs quan sát h44.1. Đọc thông tin của các câu hỏi từ a->g trong bài tập
- YC Hs thảo luận làm bài tập
- Gọi Hs đại diện các nhóm lên báo cáo bài làm của nhóm mình, nhận xét bổ sung
- Gv đưa ra 1 đáp án chuẩn cho Hs các nhóm theo dõi (đáp án: a->d->b->g->c->e)
+ Tổ tiên của thực vật là gì? Xuất hiện ở đâu?
+ Giới thực vật tiến hoá như thế nào về đặc điểm cấu tạo và sinh sản?
+ Nhận xét về sự xuất hiện các nhóm thực vật mới với điều kiện môi trường thay đổi?
- Gv gọi Hs trả lời -> Gv chốt ý kiến
- Hs quan sát hình trong SGK, đọc thông tin trong sách phần bài tập
- Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- Đại diện các nhóm báo bài thảo luận. Đại diện nhóm bổ sung
- Hs đối chiếu với đáp án chuẩn
+Tổ tiên của thực vật là cơ thể sống đầu tiên có cấu tạo rất đơn giản, xuất hiện ở nước
+Giới thực vật phát triển từ đơn giản đến phức tạp
+ Khi điều kiện môi trường thay đổi-> thực vật có những biến đổi thích nghi với điều kiện sống mới.
Tiểu kết:
- Tổ tiên của cơ thể thực vật là cơ thể sống đầu tiên có cấu tạo rất đơn giản, xuất hiện ở nước.
- Giới thực vật từ khi xuất hiện đã không ngừng phát triển theo chiều hướng từ đơn giản đến phức tạp, chúng có cùng nguồn gốc và chung họ hàng
Hoạt động 2: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI THỰC VẬT
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình 44.1
+ Kể tên ba giai đoạn phát triển của thực vật là gì?
- Gv phân tích và bổ sung cho từng giai đoạn phát triển của thực vật: GĐ1: đại dương là chủ yếu->tảo có cấu tạo đơn giản thích nghi với môi trường nước. GĐ2: các lục địa mới xuất hiện -> thực vật ở cạn -> có rễ thân lá thích nghi với môi trường sống ở cạn. GĐ3: khí hậu khô hơn, mặt trời chiếu sáng liên tục -> thực vật hạt kín có đặc điểm tiến hoá hơn hẳn: noãn được bảo vệ trong bầu.
+ Điều gì chứng tỏ Hạt kín chiếm ưu thế và tiến hóa hơn cả trong giới thực vật?
+ Thực vật Hạt kín có tác dụng gì? Lấy ví dụ cụ thể.
- Hs quan sát hình
+ Nước -> cạn -> Thực vật chiếm ưu thế
- HS lắng ghe
+ Đa dạng về môi trường sống, loài, số lượng cá thể trong loài
+ Làm lương thực: bắp, lúa Làm thuốc: nhọ nồi, đinh lăng sản phẩm cho công nghiệp: cà phê, cao su
Tiểu kết: Các giai đoạn phát triển của giới thực vật
Nước -> Cạn -> Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của thực vật hạt kín
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1/ Củng cố: HS đọc ghi nhớ SGK. Trả lời các câu hỏi trong SGK
2/ Dặn dò:
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị: + Hoa hồng dại, hoa hồng trồng
+ Chuối nhà, chuối rừng
File đính kèm:
- tiet 53 54 tuan 27 2013 2014.doc