Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 49: Quần xã sinh vật - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trình bày được khái niệm quần xã.

- HS chỉ ra được những dấu hiệu điển hình của quần xã đó cũng là vấn đề phân biệt với quần thể.

- HS nêu được mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã tạo sự ổn định và cân bằng sinh học trong quần xã.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thích thiên nhiên bảo vệ thiên nhiên

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh H49.1.2.3 SGK 147-148

- Bảng 49 SGK 147

III. Hoạt động dạy học

1. Tổ chức 9A

2. Kiểm tra

 - Vì sao quân thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác

- Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 49: Quần xã sinh vật - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 26/02/2014 Ngày giảng: 03/03/2014 TIẾT 49 QUẦN XÃ SINH VẬT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm quần xã. - HS chỉ ra được những dấu hiệu điển hình của quần xã đó cũng là vấn đề phân biệt với quần thể. - HS nêu được mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã tạo sự ổn định và cân bằng sinh học trong quần xã. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát tranh hình, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá. 3. Thái độ - Giáo dục lòng yêu thích thiên nhiên bảo vệ thiên nhiên II. Đồ dùng dạy học Tranh H49.1.2.3 SGK 147-148 Bảng 49 SGK 147 III. Hoạt động dạy học 1. Tổ chức 9A 2. Kiểm tra - Vì sao quân thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác - Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia 3. Bài mới Hoạt động 1 Thế nào là quần xã sinh vật GV cho HS đọc TT SGK 147 và quan sát H49.1.2 GV nêu : Em hãy cho biết trong 1 cái ao có những quần thể nào? + Các quần thể có mối quan hệ sinh thái như thế nào ? + Các em hãy tìm ví dụ khác tương tự Vậy ao rừng có phải quần xã ? - Quần xã sinh vật là gì ? Liên hệ : Trong sản xuất mô hình VAC có phải là quần xã SV hay không? ( Là quần xã nhân tạo ) HS đọc TT SGK và quan sát H49.1.2 SGK 147. HS trao đổi nhóm thống nhất ý kiến + Quần thể cá, tôm, dong........ + Quan hệ cùng loài, khác loài Ví dụ : Rừng nhiệt đới, đầm. * Kết luận - Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau,cùng sống trong một không gian nhất định, các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất - Do vậy quần xã có cấu trúc tương đối. Ví dụ :- Rừng địa phương - Ao cá tự nhiên Hoạt động 2 Dấu hiệu dặc trưng của một quần xã GV cho HS đọc TT SGK 147 GVTB phụ : Trả lời câu hỏi những dấu hiệu đặc trưng của một quần xã là gì ? GV cho HS thảo luận nhóm nhận xét đánh giá. Độ đa dạng và độ nhiều khác nhau căn bản đặc điểm nào ? Loài ưu thế và đặc trưng khác nhau ở điểm nào ? GV nhận xét đưa ra kết luận HS đọc SGK : Nghiên cứu bảng 49 SGK 147. HS thảo luận nhóm - Dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần xã? Số lượng và thành phần các loài sinh vật . - Số lượng các loài được đánh giá qua độ đa dạng, độ nhiều, độ thương gặp. - Thành phần của loài được thể hiện qua việc xác định loài ưu thế loài và loài đặc trưng. HS nêu đặc điểm khác nhau - Độ đa dạng nói về số loài trong quần xã - Độ nhiều nói về số lượng cá thể trong mỗi loài + Quan hệ thuận nghịch : Số loài đa dạng thì số lượng cá thể mỗi loài giảm đi + Loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cỡ lớn. Ví dụ : + TV có hạt là quàn thể ưu thế ở quàn xã SV trên cạn. + Quần thể cây cọ tiêu biểu ( đặc trưng) nhất cho quàn xã sinh vật. Hoạt động 3 Quan hệ ngoại cảnh và quần xã GV cho HS quan sát H49-3 và đọc TT SGK thực hiện lệnh. GV cho học sinh lấy thêm VD GV cho HS đưa ra kết luận + Vậy ngoại cảnh ảnh hưởng tới quần xã như thế nào ? * Liên hệ : Tác động nào của con người gây mất cân bằng sinh học trong quần xã ( Săn bắn bừa bãi gây cháy rừng). HS đọc TT SGK quan sát H49-3 SGK 148 thực hiện lệnh SGK 148 HS nghiên cứu phân tích các ví dụ SGK nêu : + Sự thay đổi chu kì ngaỳ đêm,chu kì mùa dẫn đến hoạt động theo chu kì của sinh vật . + Điều kiện thuân lợi thực vật phát triển -> động vật cũng phát triển. + Số loài động vật này khống chế số lượng loài động vật khác - HS lấy ví dụ : + Thời tiết ẩm muỗi phát triển nhiều -> Dơi và thạch sùng nhiều. - Có sự cân bằng trong quần xã sự cân bằng đó được dùng trước khi số lượng cá thể luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. * Kết luận - Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn tới số lượng cá thể trong quần xã thay đổi và luôn khống chế với mức độ phù hợp với nhiệt môi trường - Cân băng sinh học là trạng thái số cá thể mỗi quần thể rong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học. 4. Củng cố và kiểm tra - GV cho HS đọc kết luận SGK 149 - Quần xã sinh vật là gì - Đặc điểm cơ bản của quần xã - Thế nào là cân bằng sinh học 5. Hướng dẫn về nhà - Học và trả lời câu hỏi 1.2.3 SGK - Đọc bài hệ sinh thái. Ngày soạn: 26/02/2014 Ngày giảng: 07/03/2014 TIẾT 50 HỆ SINH THÁI I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được thế nào là hệ sinh thái - Phân biệt được các kiểu hệ sinh thái, chuỗi và loại thức ăn. - Giải thích được y nghĩa của các biện pháp nông nghiệp tronng nâng cao năng suất cây trồng. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát phân tích thu nhận kiến thức từ kênh hình. Thảo luận nhóm 3. Thái độ - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy học Tranh H50.1.2 SGK 150-151 III. Hoạt động dạy học 1. Tổ chức: 9A 2. Kiểm tra - Thế nào là quần xã sinh vật? - Nêu đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã sinh vật? 3. Bài mới Hoạt động 1 Thế nào là một hệ sinh thái GV treo tranh H50.1 SGK yêu cầu học sinh đọc thông tin quan sát tranh thực hiện lênh SGK 150 - Thành phần vô sinh và hữu sinh có trong hệ sinh thái. - Lá và cành cây mục là thức ăn của nững sinh vật nào - Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật rừng. - Động vật rừng có ảnh hưởng như thế nào tới thực vật. - Nếu rừng bị cháy hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra đối với động vật. GV gọi đại diện các nhóm trình bày. - GV: Một hệ sinh thái rừng nhiệt đới ( H50- 1) có đặc điểm gì? Vậy thế nào là hệ sinh thái ? Hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm những thành phần chủ yếu nào ? - HS đọc thông tin SGK thực hiện lệnh SGK160 - HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến. - Thành phần vô sinh : Đất, nước nhiệt độ, lá rụng, mùn hữa cơ. - Là thức ăn của các sinh vật phân giải : Vi khuẩn giun đất, nấm. - Cây rừng cung cấp thức ăn, nơi ở, điều hoà khí hậu cho động vật sinh sống. - Động vật ăn thực vật góp phần thụ phấn phát tán thực vật, tạo phân bón cho thực vật. - Nếu rừng bị cháy thì động vật mất nơi ở, mất nguồn ăn nguồn nước, khí hậu khô cạn... Nhiều động vật chết - HS : Đại diện các nhóm trình bày nhóm khác bổ xung. - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới có đặc điểm: + có nhân tố vô sinh, hữu sinh + Có nguồn cung cấp thức ăn đó là thực vật + Giữa sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng -> vung khép kín * Kết luận : Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã ( sinh cảnh ) trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường toạ thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Ví dụ : Rừng nhiệt đới - Các thành phần chủ yếu : + Các thành phần vô sinh : Đất, nước + Sinh vật sản xuất là thực vật + Sinh vật tiêu thụ : Gồm đọng vật ăn thực vật và động vật ăn thịt. + sinh vật phân giải : Vi khuẩn, nấm Hoạt động 2 : Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn GV cho học sinh quan sát hình 50.2 và đọc sgk trả lởi câu hỏi: + Thế nào là chuỗi thức ăn GV: nhìn theo mũi tên sinh vật đứng trước là thức ăn cho sinh vật đứng sau mũi tên. GV cho học sinh làm bài tập lệnh sgk.152 - Viết chuỗi thức ăn ra giấy + Thức ăn của chuột là gì?động vật ăn chuột? GV chữa yêu cầu học sinh nắm được nguyên tắc viết chuỗi thức ăn - GV giới thiệu một chuỗi thức ăn điển hình GV phân tích : + Cây là sinh vật sản xuất + Sâu,cây,đại bàng là sinh vật tiêu thụ các bậc 1,2,3 + Vi sinh vật phân huỷ :nấm,vi khuẩn. GV :Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa một mắt xích với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn + GV yêu cầu học sinh điền từ vào chỗ trống + Vậy thế nào là chuỗi thức ăn? GV yêu cầu học sinh quan sát hình 50.2.Học sinh TT sgk trả lời . + Sâu ăn lá cây tham gia vào những chuỗi thức ăn nào? + Vậy lưới thức ăn là gì? + Xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái(gồm 3 đến 5 thành phần) Liên hệ:trong thực tiễn sản xuất người nông dân đã có biện pháp kĩ thuật gì để tận dụng nguồn thức ăn của sinh vật . a)Chuỗi thức ăn: Học sinh quan sát tranh hình 50.2 sgk/151.Làm bài tập sau về nhà thực hiện lệnh sgk/152 Ví dụ: Thức ăn của chuột ĐV ăn chuột cây cỏ--->chuột ---> rắn cây cỏ --->bọ ngựa ---> rắn cây cỏ--->sâu ---> bọ ngựa - Cây --->sâu ăn lá--->cầy --->đại bàng ---> sinh vật phân huỷ. HS thảo luận trả lời + SV đứng trước là thức ăn của sinh vật đứng sau. + con vật ăn thịt và con nuôi + Quan hệ thức ăn * Kết luận Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích vừa là SV tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật lại bị mắt xích phía sau tiêu thụ b, Thế nào là một lưới thức ăn HS quan sát H50-2 đọc thông tin SGK thực hiện lệnh 2 HS thảo luận nhóm đưa ra đáp án. + Cây gỗ --> Sâu ăn lá --> Bọ ngựa + Cây gỗ --> Sâu ăn lá --> Chuột + Cây gỗ --> Sâu ăn lá --> Cầy + Cây cỏ --> Sâu ăn lá --> Bọ ngựa + Cây cỏ --> Sâu ăn lá --> Chuột + Cây cỏ --> Sâu ăn lá --> Cầy * Lưới thức ăn : Bao gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. + sinh vật sản xuất + Sinh vật tiêu thụ + Sinh vật phân huỷ - thả nhiều cá trong ao - Dự trữ thức ăn cho sinh vật trong mùa khô hạn. 4. Củng cố và kiểm tra - GV yêu cầu HS đọc kết luận SGK152 - Kiểm tra : + Thế nào là hệ sinh thái + Thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái + Lưới thức ăn- Chuỗi thức ăn 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài và trả lời 2 câu hỏi SGK 152 - Ôn tập nội dung từ đầu học kì II - Ôn tập toàn bộ phần môi trường và phần thực hành tiết 48-49 Tổ duyệt

File đính kèm:

  • doctiet 49,50.doc
Giáo án liên quan