1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
-HS biết: lợi ích của mối quan hệ giữa các sinh vật.
-HS hiểu: Trình bày được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài: cạnh tranh, hỗ trợ, cộng sinh, hội sinh, kí sinh, ăn thịt sinh vật khác
*** Mục tiêu từng hoạt động
* MT của HĐ 1: Biết mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quan hệ cùng loài. Hiểu 2 mối quan hệ này có liên hệ mật thiết với nhau
* MT của HĐ 2: Biết các mối quan hệ khác loài : cộng sinh , hội sinh, cạnh tranh , kí sinh, ăn thịt Hiểu mỗi 1 mối quan hệ sinh vật có sự thích nghi riêng
1.2. Kỹ năng
-HS thực hiện được: khái quát, tổng hợp, vận dụng kiến thức vào thực tế.
-HS thực hiện thành thạo: quan sát tranh trả lời câu hỏi.
@ GD kĩ năng sống:
-Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế : cần tách đàn , tỉa cây để tăng năng suất vật nuôi , cây trồng
- Rèn kĩ năng thu thập mẫu , nhận biết các nhân tố sinh thái của môi trường ảnh hưởng lên đời sống sinh vật
-Kĩ năng lắng nghe tích cực , trình bày suy nghĩ / ý tưởng , hợp tác trong hoạt động nhóm
-Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ , nhóm , lớp .
1.3. Thái độ
- Thói quen: yêu thích môn học, tích cực hứng thú học tập
- Tính cách: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là động vật, xây dựng tình yêu thiên nhiên
*** GDMT : Môi trường tác động đến sinh vật , đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại làm thay đổi môi trường
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Quan hệ cùng loài
- Quan hệ khác loài
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 46, Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Hồng Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy : 24
Tiết: 46 - bài 44
Ngày dạy: 2/2/2013
ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
-HS biết: lợi ích của mối quan hệ giữa các sinh vật.
-HS hiểu: Trình bày được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài: cạnh tranh, hỗ trợ, cộng sinh, hội sinh, kí sinh, ăn thịt sinh vật khác
*** Mục tiêu từng hoạt động
* MT của HĐ 1: Biết mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quan hệ cùng loài. Hiểu 2 mối quan hệ này có liên hệ mật thiết với nhau
* MT của HĐ 2: Biết các mối quan hệ khác loài : cộng sinh , hội sinh, cạnh tranh , kí sinh, ăn thịt Hiểu mỗi 1 mối quan hệ sinh vật có sự thích nghi riêng
1.2. Kỹ năng
-HS thực hiện được: khái quát, tổng hợp, vận dụng kiến thức vào thực tế.
-HS thực hiện thành thạo: quan sát tranh trả lời câu hỏi.
@ GD kĩ năng sống:
-Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế : cần tách đàn , tỉa cây để tăng năng suất vật nuôi , cây trồng
- Rèn kĩ năng thu thập mẫu , nhận biết các nhân tố sinh thái của môi trường ảnh hưởng lên đời sống sinh vật
-Kĩ năng lắng nghe tích cực , trình bày suy nghĩ / ý tưởng , hợp tác trong hoạt động nhóm
-Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ , nhóm , lớp .
1.3. Thái độ
- Thói quen: yêu thích môn học, tích cực hứng thú học tập
- Tính cách: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là động vật, xây dựng tình yêu thiên nhiên
*** GDMT : Môi trường tác động đến sinh vật , đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại làm thay đổi môi trường
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
Quan hệ cùng loài
Quan hệ khác loài
3.CHUẨN BỊ
3.1. GV: Tranh phóng to SGK (tranh các cây, con sống thành nhóm, bầy đàn)
3.2. HS: Sưu tầm tranh, ảnh tư liệu về nốt rễ đậu, rừng tre, trúc, thông, bạch đàn, quần thể ngựa, bò, cá
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Oån định tổ chức và kiểm diện : 9A19A2..
4.2. Kiểm tra miệng :
Câu 1: Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng lên sinh vật như thế nào? Cho ví dụ. (8đ)
HS: + Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái hoạt động sinh lý của sinh vật. Đa số các loài sống trong nhiệt độ từ 0 - 50oC.
-Hình thành nhóm sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt. (3đ)
-Ví dụ:(1đ)
+ Sinh vật thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nhau.
-Hình thành các nhóm sinh vật:
-Thực vật: -Nhóm ưa ẩm.
-Nhóm chịu hạn.
-Động vật: -Nhóm ưa ẩm.
-Nhóm ưa khô (3đ)
-Ví dụ: (1đ)
Câu 2: Sinh vật cùng loài có những mối quan hệ nào? Mối quan hệ đó có ý nghĩa như thế nào? (2đ)
HS: Có 2 mối quan hệ :
+ Hỗ trợ: Sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn. (1đ)
+ Cạnh tranh: tranh giành nhau thức ăn. (1đ)
4.3. Tiến trình bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
* Giới thiệu bài
Sinh vật sống trong môi trường không những chịu sự tác động của các nhân tố vô sinh như : Aùnh sáng, nhiệt độ.mà còn chịu ảnh hưởng của các sinh vật sống trong môi trường. Vậy các sinh vật đó có mối quan hệ với nhau như thế nào? --> Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu quan hệ cùng loài. ( 12 phút)
* MT: Biết mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quan hệ cùng loài. Hiểu 2 mối quan hệ này có liên hệ mật thiết với nhau
? Hãy chọn những tranh thể hiện mối quan hệ cùng loài.
? Khi có gió bão thực vật sống cùng nhóm có lợi gì so với sống riêng lẽ?
? Động vật sống thành bầy đàn có lợi gì?
-HS trao đổi nhóm chọn đúng tranh quan sát, thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi:
HS : * Gió bão cây sống thành nhóm ít bị đỗ gãy hơn sống lẽ.
* Động vật sống bầy đàn bảo vệ được nhau.
-Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung.
-GV nhận xét hoạt động nhóm và đánh giá kết quả.
-GV yêu cầu làm bài tập SGK/131, chọn câu trả lời đúng và giải thích.
-HS tiếp tục trao đổi nhóm thống nhất lựa chọn, nhóm khác nhận xét.
* Yêu cầu câu thứ 3.
-GV cần nắm được số nhóm lựa chọn đúng và sai.
? Sinh vật cùng loài có những mối quan hệ nào? Mối quan hệ đó có ý nghĩa như thế nào?
* HS: có 2 mối quan hệ: - Hỗ trợ.
- Cạnh tranh.
-Từ đó rút ra kết luận.
* GV mở rộng: Sinh vật cùng loài có xu hướng quần tụ bên nhau có lợi như:
+ Ở thực vật còn chống được sự mất nước.
+ Ở động vật chịu được nồng độ độc cao hơn sống lẽ, bảo vệ được những con non và yếu.
* Liên hệ :trong chăn nuôi người dân đã lợi dụng mối quan hệ hỗ trợ cùng loài để làm gì?
-HS có thể nêu: Nuôi vịt đàn, lợn đàn để tranh nhau ăn và sẽ nhanh lớn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ khác loài. ( 18 phút)
MT: biết các mối quan hệ khác loài : cộng sinh , hội sinh, cạnh tranh , kí sinh, ăn thịt Hiểu mỗi 1 mối quan hệ sinh vật có sự thích nghi riêng
-GV cho HS quan sát tranh ảnh: Hổ ăn thỏ, hải quì và tôm kí cư, địa y, cây nắp ấm đang bắt mồi. Yêu cầu: Phân tích và gọi tên mối quan hệ của các sinh vật trong tranh.
-HS quan sát tranh, huy động vốn kiến thức thực tế, trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến nêu được:
* Động vật ăn thịt, con mồi.
* Hổ trợ nhau cùng sống.
-Đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung.
-GV đánh giá hoạt động của HS giúp HS hoàn thiện kiến thức.
? Các sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào?
HS: Hỗ trợ và đối địch
? Thế nào là cộng sinh?
HS: tự trả lời
? Thế nào là hội sinh ?
HS: tự trả lời
? Hãy tìm thêm ví dụ về mối quan hệ giữa sinh vật khác loài mà em biết?
* HS có thể kể thêm: Kí sinh giữa giun và người, bọ chét ở trâu, bò
-GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 44/SGK/132.
? Thế nào là cạnh tranh? Kí sinh? Aên thịt ?
-HS: trả lời đặc điểm của từng mối quan hệ.
-HS làm bài tập mục SGK/132.
-HS dựa vào kiến thức để lựa chọn HS khác nhận xét bổ sung (nếu cần).
-GV chữa bài bằng cách để HS các nhóm tự nhận xét kết quả.
* GV mở rộng thêm: Một số sinh vật tiết ra chất đặc biệt kiềm hãm sự phát triển của sinh vật xung quanh gọi là mối quan hệ ức chế – cảm nhiễm.
-Mục sinh vật ăn sinh vật khác (SGK//152)
* Liên hệ:Trong nông nghiệp và lâm nghiệp con người đã lợi dụng mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài để làm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
* HS có thể trả lời: Dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật gây hại.
-Ví dụ: Ong mắt đỏ diệt sâu đục thân hại lúa.
* GV giảng giải thêm: Việc dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật có hại còn gọi là biện pháp sinh học và không gây ô nhiễm môi trường.
*** GDMT : Môi trường tác động đến sinh vật, đồng thời sinh vật cuĩng tác động trở lại làm thay đổi môi trường
I. Quan hệ cùng loài
Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể.
Trong một nhóm có những mối quan hệ:
+ Hỗ trợ: Sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn.
+ Cạnh tranh: Ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn.
II . Quan hệ khác loài
1. Hỗ trợ
- Cộng sinh: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật
- Hội sinh: Sự hợp tác giữa hai loài, một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại
2. Đối địch
- Cạnh tranh: giành nhau thức ăn, nơi ở, các điều kiện sốngkìm hãm sự phát triễn của nhau
- Kí sinh: sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu.từ sinh vật đó
- Sinh vật ăn sinh vật khác: đó là mối quan hệ ăn thịt
4.4. Tổng kết
-Gọi HS đọc kết luận SGK/134. (2 - 3 HS )
Câu 4.1: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì?
Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?
HS: Là quan hệ cạnh tranh cùng loài. Xuất hiện mạnh mẽ khi cây mọc dày
thiếu ánh sáng.)
Câu 4.2: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi cây trồng?
HS: Cần trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí, áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn đối với động vật khi cần thiết cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ.)
4.5. Hướng dẫn học tập
@ Đối với bài học ở tiết này :
- Đọc mục: Em có biết/SGK/134.
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK/134.
@ Đối với bài học ở tiết sau:
- Chuẩn bị cho bài thực hành: Sưu tầm tranh ảnh về sinh vật sống ở các môi trường.
- Mẫu lá cây.
5. Phụ lục:
- Tài liệu chuẩn KTKN
- Tài liệu tích hợp giáo dục môi trường
- Tài liệu giáo dục kĩ năng sống
- Phiếu học tập ghi câu hỏi thảo luận
File đính kèm:
- sinh 9Tiet 46.doc