Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 44, Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thu

I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

- Nêu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng đến các đặc điểm hình thái giải phẫu sinh lí và tập tính của sinh vật

- Nêu được nhóm thực vật ưu sáng và ưu bóng, nhóm động vật ưa sáng và ưa tối

- Nêu được mọt số ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường

2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm. Rèn kĩ năng thu thập và xử lí thông tin

3/ Thái độ: Có ý thức bảo vệ thực vật, động vật

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1/ Chuẩn bị của giáo viên: Tranh hình sgk, bảng 42.1 sgk. Mẫu vật: lá lốt, vạn niên thanh

2/ Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, Chuẩn bị bài

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1/ Ổn định lớp: 9A1

 9A2

2/ Kiểm tra bài cũ: Như câu hỏi SGK

3/ Các hoạt động dạy và học:

a/ Giơí thiệu bài: GV cho học sinh quan sát cây lá lốt trồng ngoài ánh sáng và cây lá lốt trồng trong râm. Hãy nhận xét sự sinh trưởng pháp triển của 2 cây này. Vậy, nhân tố ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và pháp triển của sinh vật?

b/ Phát triển bài

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 44, Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 Ngày soạn: 18/01/2014 Tiết: 44 Ngày dạy: 24/01/2014 Bài 42: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Nêu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng đến các đặc điểm hình thái giải phẫu sinh lí và tập tính của sinh vật - Nêu được nhóm thực vật ưu sáng và ưu bóng, nhóm động vật ưa sáng và ưa tối - Nêu được mọt số ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm. Rèn kĩ năng thu thập và xử lí thông tin 3/ Thái độ: Có ý thức bảo vệ thực vật, động vật II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: Tranh hình sgk, bảng 42.1 sgk. Mẫu vật: lá lốt, vạn niên thanh 2/ Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, Chuẩn bị bài III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định lớp: 9A1 9A2 2/ Kiểm tra bài cũ: Như câu hỏi SGK 3/ Các hoạt động dạy và học: a/ Giơí thiệu bài: GV cho học sinh quan sát cây lá lốt trồng ngoài ánh sáng và cây lá lốt trồng trong râm. Hãy nhận xét sự sinh trưởng pháp triển của 2 cây này. Vậy, nhân tố ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và pháp triển của sinh vật? b/ Phát triển bài Hoạt động 1: ẢNH HỬƠNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG THỰC VẬT HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH -GV nêu vấn đề: ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái và sinh lí của cây như thế nào? -GV cho HS quan sát cây lá lốt, vạn niên thanh, cây lúa. thảo luận nội dung bảng sgk - GV thông báo thêm về cường độ hô hấp +Giải thích cách lá trên thân của cây lúa và cây lá lốt? + Sự khác nhau giữa hai cách xếp lá này nói nên điều gì? + Ngươi ta phân biệt cây ưa bóng và cây ưa sáng dựa vào tiêu chuẩn nào? *Liên hệ: Em hãy kể tên cây ưa sáng và cây ưa bóng mà em biết. + Trong nông nghiệp người nông dân đã ứng dụng điều này vào sản xuất như thế nào? Và có ý nghĩa gì? -HS nghiên cứu thu thập thông tin sgk tr.122. -Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 42.1 SGK tr. 123. -Đại diện nhóm nhận xét và bổ sung. + Aùnh sáng ảnh hưởng tới quang hợp. + Cây lá lốt: lá xếp ngang nhận được nhiều ánh sáng. Cây lá lúa: lá xếp nghiêng tránh tia nắng chiếu thẳng góc + Giúp thực vật thích nghi được với môi trường. + Dựa vào khả năng thích nghi của chúng với các điều kiện chiếu sang của môi trường. + Học sinh tự lấy ví dụ + Trồng xen kẽ cây để tăng năng xuất và tiết kiệm đất. Ví dụ: trồng đỗ dưới cây ngô. Tiểu kết: - Aùnh sáng ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của thực vật: quang hợp, hô hấp, hút nước. - Nhóm cây ưu sáng: gồm những cây sống nơi quang đãng - Nhóm cây ưu bóng gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác Hoạt động 2: TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG ĐỘNG VẬT HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH -Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk t123 +Aùnh sáng có ảnh hưởng như thế nào tới đời sống động vật? +Kể tên những ĐV thường kiến ăn lúc chập choạng tối, ban đêm, sáng sớm, ban ngày? +Tập tính kiếm ăn và nơi ở của động vật liên quan với nhau như thế nào? -GV: Gà thường đẻ trứng ban ngày. Vịt đẻ trứng ban đêm. Mùa xuân nếu có nhiều ánh sáng cá chép đẻ trứng sớm hơn + Từ những VD trên em hãy rút ra kết luận về ảnh hưởng của ánh sáng tới động vật? * Liên hệ: trong chăn nuôi người ta có biện pháp kĩ thuật gì để tăng năng suất? -HS nghiên cứu thu thập thông tin sgk tr.123 + Đáp án 3->ánh sánh tạo điều kiện định hướng cho động vật di chuyển +Học sinh tự kể ví dụ +Nơi ở của động vật phù hợp với tập tính kiếm ăn Ví dụ: Loài ăn đêm hay ở trong hang tối + Phân chia động vật thành những nhóm thích nghi với những điều kiện chiếu sáng ngày đêm * Chiếu sáng tạo ngày nhân tạo để gà, vịt đẻ nhiều trứng Tiểu kết: Aùnh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động của động vật: nhận biết, định hướng di chuyển trong không gian, sinh trưởng, sinh sản - Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày - Nhóm động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động về ban đêm, sống trong hang, hốc. IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 1/ Củng cố: Học sinh đọc ghi nhớ sgk. Trả lời câu hỏi sgk 2/ Dặn dò: Nhận xét tiết học, đọc “em có biết” chuẩn bị bài 43 V/ RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docSH 9 tiet 44 tuan 22 2013 2014.doc