I. MỤC TIÊU: HS phải:
1. Kiến thức:
- Các quá trình phát sinh giao tử ở động vật
- Nêu được sự giống và khác nhau giữa qúa trình phát sinh giao tử đực và cái
- Xác định được thực chất của qúa trình thụ tinh
- Phân tích được ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh hình, phân tích, so sánh
3. Thái độ:
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của GV: Tranh phóng to H11sgk
2. Chuẩn bị của HS: Xem bài học
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ktbc: Nêu những diễn biến cơ bản trong giảm phân? (6ph)
2. Bài mới: Em đã biết giảm phân sự phân chia TB sinh dục là cơ sở của sự hình thành giao tử Vậy sự phát sinh giao tử diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài hôm nay.
2.1: Hoạt động 1: Sự phát sinh giao tử
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 11: Phát sinh giao tử và sự thụ tinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Tiết 11: PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ SỰ THỤ TINH
MỤC TIÊU: HS phải:
Kiến thức:
Các quá trình phát sinh giao tử ở động vật
Nêu được sự giống và khác nhau giữa qúa trình phát sinh giao tử đực và cái
Xác định được thực chất của qúa trình thụ tinh
Phân tích được ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị
Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh hình, phân tích, so sánh
Thái độ:
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Chuẩn bị của GV: Tranh phóng to H11sgk
Chuẩn bị của HS: Xem bài học
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ktbc: Nêu những diễn biến cơ bản trong giảm phân? (6ph)
Bài mới: Em đã biết giảm phân sự phân chia TB sinh dục là cơ sở của sự hình thành giao tửà Vậy sự phát sinh giao tử diễn ra như thế nào? à Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài hôm nay.
2.1: Hoạt động 1: Sự phát sinh giao tử
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Các TB con tạo thành qua giảm phân sẽ phát triển thành giao tử. Sự hình thành giao tử đực và cái có sự khác nhauà được phác họa ở H11sgk
-Yêu cầu HS quan sát H11 sgk và tìm hiểu sự giống và khác nhau trong sự hình thành giao tử đực, cái
-GV treo tranh phóng to H11 và yêu cầu HS lên chỉ tranh trình bày sự giống và khác
-GV treo kết quả
-Qua kết quả ở bảng àGV kết lại nôi dung
-GV thông báo: Sự phát sinh giao tử ở cây có hoa khá phức tạp à yêu cầu HS đọc mục em có biết
-HS quan sát hình 11 à thảo luận nhóm thống nhất ý kiến
-HS lên bảng trình bày
-HS khác nhận xét bổ sung
-HS so sánh kết qủa à nhận xét
*) Kết luận: Qua giảm phân, ở ĐV, mỗi tinh bào bậc 1 cho ra 4 tinh trùng còn một noãn bào bậc 1 chỉ cho ra một trứng
Bảng 11
Phát sinh giao tử cái
Phát sinh giao tử đực
Giống nhau: Các TB mầm (Noãn nguyên bào và tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần
Khác nhau:
-Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có KT lớn
-Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho 1 thể cực thứ 2 (KT nhỏ) và 1TB trứng (KT lớn)
-Từ mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 2 thể cực và 1 TB trứng trong đó chỉ có trứng mới thụ tinh
-Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2
-Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 2 tinh tử, các tinh tử phát triển thành các tinh trùng
-Từ mỗi tinh bào bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng, tinh trùng này tham gia vào thụ tinh
Hoạt động 2: Thụ tinh
-GV đặt câu hỏi
?Thế nào là sự thụ tinh
?Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giao tử đực và cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau?
-GV giải thích về nguồn gốc NST
+Sự tiếp hợp và phân li độc lập của NST tương đồng trong quá trình giảm phân à tạo nên các giao tử khác nhau về nguồn gốc NST
+Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử à tạo nên hợp tử chứa tổ hợp NST khác nhau
-GV treo tranh sự thụ tinh trình bày quá trình thụ tinh
+Sự thụ tinh diễn ra theo nguyên tắc “một – một”
+Mỗi lần phóng tinh có 200 – 300tr tinh trùng
+Chỉ có vài trăm đến được với trứng à chỉ có 1 tinh trùng xuyên vào trứng
-GV chốt lại kiến thức
-HS trả lời câu hỏi
*) Kết luận:Thụ tinh là sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa giao tử đực (n NST) và giao tử đực (n NST) tạo thành hợp tử (2n NST)
2.3 Hoạt động 3: Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Yêu cầu HS đọc thông tin
GV nêu hiện tượng
GT đực (n)
TT àHợp tử (2n) à nguyên phân
GT cái (n)
Giảm phân
-GV đặt câu hỏi à HS trả lời à ghi
?Qua hiện tượng cho biết nguyên phân giảm phân và thụ tinh có ý nghĩa gì?
? nguyên phân giảm phân và thụ tinh còn có ý nghĩa gì?
-HS trả lời
-HS
*) Kết luận:
-Sự phối hợp nghuyên phân, giảm phân, sự thụ tinh đảm bảo duy trì bộ NSTđặc trưng của loài
-Nguyên nhân chủ yếu làm xuất iện nhiều biến dị tổ hợp là nguyên liệu trong tiến hóa và chọn giống
TỔNG KẾT – ĐÁNH GIÁ
Tóm tắt nội dung bài học
Bài tập: Đánh dấu x vào đáp án đúng trong các câu sau
Ý nghĩa của sự thụ tinh là gì?
Tổ hợp bộ NST đơn bội của giao tử đực và cái thành hợp tử có bộ NST lưỡng bội
Nhờ có thụ tinh mới tạo ra các biến dị tổ hợp
Nhờ có thụ tinh mới duy trì nòi giống
Cả a, b và c
Trong thụ tinh, sự kiện quan trọng nhất là gì?
sự tổ hợp bộ NST đực và cái c. Các giao tử kết hợp với nhau theo tỉ lệ 1:1
Sự kết hợc chất TB của 2 giao tử d. Sự kết hợc chất nhân giữa 2 giao tử
3. Nêu sự giống và khác nhau trong qúa trình phát sinh giao tử đực à cái
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Học bài ghi và trả lời câu hỏi sgk
Tìm hiểu về cơ chế xác định giới tính
+Thế nào là NST giới tính
+Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính
File đính kèm:
- sinh9.11.doc