Giáo án Sinh học Lớp 9 - Nguyễn Hữu Danh

1. Nội dung thí nghiệm về “Lai một cặp tính trạng” của Menđen.

 Menđen đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản; F1 được tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để cho ra F2. Dùng toán thống kê và giả thuyết về nhân tố di truyền để phân tích, giải thích kết quả thu được ở F1 và F2.

 2. Các bước tiến hành thí nghiệm về “Lai một cặp tính trạng” của Menđen.

 B1: Cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ (để ngăn ngừa sự tự thụ phấn).

 B2: Lấy hạt phấn của các hoa trên cây được chọn làm bố (khi nhị đã chín) rắc vào đầu nhuỵ của các hoa đã được cắt bỏ nhị ở trên cây được chọn làm mẹ.

 B3: Cho cây F1 thu được tự thụ phấn để cho ra cây F2.

 

doc80 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Nguyễn Hữu Danh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử có 3 NST hoặc có 1 NST trong cặp tương đồng.            - GV treo H 23.2 yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày cơ chế  phát sinh thể dị bội.           - GV chốt lại kiến thức.           Cơ chế phát sinh thể dị bội:           + Trong giảm phân sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng nào đó tạo thành 1 giao tử  mang 2 NST trong 1 cặp và 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó.           + Sự  thụ tinh của các giao tử bất thường này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể  dị bội (2n +1 ) và (2n – 1) NST. Cũng cố:            - Nên chọn câu hỏi 1, 2 sách giáo khoa để củng cố  bài.            1. Sự  biến đổi số lượng nhiễm sắc thể ở  một cặp nhiễm sắc thể thường thấy những dạng nào?            2. Cơ  chế dẫn đến sự hình thành thể dị  bội (2n + 1) và (2n – 1)?   BÀI 24. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (tiếp theo) HIỆN TƯỢNG ĐA BỘI THỂ I. Mục tiêu           + Nhận biết được thể đa bội là gì?           + Nhận biết  được 1 số thể đa bội qua tranh ảnh. Và có được các ý niệm sử dụng các đặc điểm của các thể đa bội trong chọn giống. II. Chuẩn bị. - Tranh phóng to hình 24.1 đến 24.5  SGK.            - Phiếu học tập: tìm hiểu sự tương quan giữa mức bội thể và kích thước các cơ quan. III. Gợi ý tiến trình bài học 1. Hiện tượng đa bội thể     Hoạt động 1: Hình thành khái niệm thể đa bội, một số đặc điểm điển hình của thể đa bội và phương hướng sử dụng các đặc điểm đó trong chọn giống.           - GV phân biệt cho HS khái niệm thể đa bội và thể đơn bội.           - Yêu cầu HS quan sát H 24.1; 24.2; 24.3, thảo luận và trả lời các câu hỏi:           Sự tương quan giữa số lượng và kích thước của cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây nói trên như thế nào?          - HS: Tăng số lượng NST dẫn tới tăng kích thước tế bào, cơ quan.          - GV: Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu nào?          - HS: Có thể, nhận biết qua dấu hiệu tăng kích thước các cơ quan của cây.          - GV: Nguyên nhân nào làm cho thể đa bội có các đặc điểm trên ?          - HS: Tế bào đa bội có số lượng NST tăng lên gấp bội " số lượng ADN cũng tăng tương ứng vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn " kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu với ngoại cảnh tốt.          - GV lấy một số VD hiện tượng đa bội thể: dưa hấu 3n, chuối, nho...., dâu tằm, rau muống, dương liễu.... (chú ý không lấy các ví dụ nhầm lẫn với thường biến)          Liên hệ đa bội ở động vật.          Cơ chế  xác định giới tính bị rối loạn, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản nên ít gặp hiện tượng này ở động vật.           - GV: Có thể khai thác những đặc điểm nào ở cây đa bội trong chọn giống cây trồng?           - HS: Hiện tượng đa bội thể khá phổ biến ở  thực vật đã được ứng dụng hiệu quả  trong chọn giống cây trồng. + Tăng kích thước thân cành để tăng sản lượng gỗ (dương liễu...) + Tăng kích thước thân, lá, củ  để tăng sản lượng rau, hoa màu. + Tạo giống có năng suất cao, chống chịu tốt với các điều kiện không thuận lợi của môi trường. 2. Thể đa bội là gì?    Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thể đa bội. - GV lấy một số VD về thể đa bội: dưa hấu 3n, chuối, nho...., dâu tằm, rau muống, dương liễu....           - GV: Thể  đa bội là gì?            - HS: Cơ  thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số  NST là bội của n (nhiều hơn 2n) Cũng cố.           GV có thể sử dụng câu hỏi 1, 3 trong sách giáo khoa để củng cố. Thể đa bội là gì? Cho ví dụ.           3. Có  thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua những dấu hiệu nào? Có thể ứng dụng các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như thế nào? BÀI 25. THƯỜNG BIẾN I. Mục tiêu           - Trình bày  được khái niệm thường biến.           - Nêu  được mối quan hệ giữa kiểu gen môi trường và  kiểu hình phân tích ví dụ cụ thể.           + Qua tranh ảnh rút ra được: Tính trạng chất lượng phụ thuộc nhiều ở kiểu gen, tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường           - Nêu được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi và trồng trọt.           + Nêu được ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng để ứng dụng trong nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng.           + Nhận biết  được một số thường biến phát sinh ở một số đối tượng thường gặp do phản ứng kiểu hình khác nhau của cơ thể hoặc sự tác  động của những môi trường khác nhau lên kiểu gen giống nhau, qua tranh ảnh và mẫu vật sống.           - Phân biệt thường biến và đột biến về các phương diện: Khái niệm, khả năng di truyền, sự biểu hiện trên kiểu hình, ý nghĩa.          + Phân biệt sự  khác nhau giữa thường biến và đột biến qua tranh ảnh. II.  Thông tin bổ sung   1. Mối quan hệ giữa gen và  tính trạng.          - Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng          - Sự biểu hiện của gen thành kiểu hình qua nhiều bước nên có thể bị nhiều yếu tố của môi trường bên trong cũng như bên ngoài cơ thể chi phối.          VD: Giống thỏ  Himalaya có lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ  các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện ra những kiểu hình khác nhau ở các bộ phận cơ thể khác nhau? Các nhà khoa học cho rằng ở những tế bào ở đầu mút của cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ các tế bào phần thân nên chúng có khả năng tổng hợp được sắc tố mêlanin nên lông không có màu trắng. Để chứng minh giả thiết này, người ta đã cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó một cục nước đá. Tại vị trí này, lông mọc lên lại có màu đen. 2. Mức phản ứng của kiểu gen.          - Kiểu gen 1   +   môi trường 1   →    kiểu hình 1          - Kiểu gen 1   +   môi trường 2   →   kiểu hình 2          - Kiểu gen 1   +   môi trường 3   →    kiểu hình 3...          - Kiểu gen 1   +   môi trường n   →    kiểu hình n          Tập hợp các kiểu hình 1, 2, 3, ...  n nói trên của kiểu gen 1 tương ứng với n điều kiện của môi trường được gọi là mức phản ứng của kiểu gen.          Vậy muốn thay đổi mức phản ứng thì phải thay đổi kiểu gen. III. Chuẩn bị.          - GV: Tranh hình 25 SGK.          - HS: chuẩn bị  hình hoặc mẫu theo hình sau. Phiếu học tập. Cây rau dừa nước mọc trên cạn Cây rau dừa nước nổi trên mặt nước Sự biến đổi lá ở cây lục bình của cùng một kiểu gen Đúng qui trình kĩ thuật Sai qui trình kĩ thuật Sự biến đổi lá ở  cây lục bình của cùng một kiểu gen IV. Gợi ý tiến trình bài học 1. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường    Hoạt động 1: Hình thành khái niệm thường biến           - GV: Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh mẫu vật các đối tượng đã chuẩn bị.           + Nhận biết thường biến dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh.           + Nêu các nhân tố tác động gây thường biến.           - GV chốt đáp án đúng.           - HS quan sát kĩ tranh ảnh mẫu vật: cây rau dừa nước, củ su hào ...           Thảo luận nhóm và ghi vào bảng báo cáo thu hoạch. Nhận biết 1 số  thường biến Đối tượng Điều kiện môi trường Kiểu hình tương ứng Kiểu gen Nhân tố tác động 1. Cây rau dừa nước - Trên cạn - Ven bờ - Trên mặt nước - Thân, lá nhỏ - Thân, lá lớn hơn - Thân, lá lớn hơn, rễ biến đổi thành phao Không đổi Độ ẩm 2. Củ su hào - Chăm sóc đúng kĩ thuật - Chăm sóc không đúng kĩ thuật. - Củ to - Củ nhỏ Không đổi Kĩ thuật chăm sóc          - Đại diện nhóm trình bày.          - Từ đối tượng trên yêu cầu HS trả lời câu hỏi:          + Qua các VD trên, kiểu hình thay đổi hay kiểu gen thay đổi? Nguyên nhân nào làm thay đổi? Sự thay đổi này diễn ra trong đời sống cá thể hay trong quá trình phát triển lịch sử?          + Thường biến là gì?           - HS: Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Kiểu gen không thay đổi, kiểu hình thay đổi dưới tác  động trực tiếp của môi trường. Sự thay đổi này xảy ra trong đời sống cá thể. 2. Mối quan hệ giữa kiểu gen – môi trường và kiểu hình      Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa kiểu gen – môi trường và kiểu hình          - GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:          + Sự biểu hiện ra kiểu hình của 1 kiểu gen phụ thuộc những yếu tố nào?          + Nhận xét mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình?          + Những tính trạng nào chịu ảnh hưởng của môi trường?          + Những tính trạng nào chịu ảnh hưởng của kiểu gen?          - Tính dễ  thay đổi của các tính trạng số lượng liên quan đến năng suất có lợi và hại gì trong sản suất?          Từ những VD ở mục 1 và thông tin ở mục 2, HS nêu được:          + Kiểu hình của 1 kiểu gen phụ thuộc vào kiểu gen và môi trường.          + HS rút ra kết luận.          + Đúng quy trình sẽ làm năng suất tăng.          + Sai quy trình " năng suất giảm.          - Kiểu hình là  kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.        + Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.        + Các tính trạng số  lượng chịu ảnh hưởng nhiều vào môi trường. 3. Mức phản ứng Hoạt động 4: Hình thành khái niệm mức phản ứng        - GV yêu cầu HS đọc VD SGK và trả lời câu hỏi:        + Sự khác nhau giữa năng suất bình quân và năng suất tối đa của giống lúa DR2 do đâu?        + Giới hạn năng suất do giống hay kĩ thuật trồng trọt quy định?        + Mức phản ứng là  gì?        - GV nói thêm: tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.        - HS đọc kĩ VD SGK, vận dụng kiến thức mục 2 và nêu được:        + Do kĩ thuật chăm sóc.        + Do kiểu gen quy định.        - HS tự rút ra kết luận.        - Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ 1 gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.        - Mức phản ứng do kiểu gen quy định. Cũng cố        - Sử dụng câu hỏi 1, 2 trong sách giáo khoa để củng cố.        1. Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến.        2. Mức phản ứng là gì? Cho ví dụ về  mức phản ứng ở cây trồng.

File đính kèm:

  • docSinh 2.doc