I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giải thích đựơc sự di truyền một vài tính trạng hay hiện tượng đột biến ở người.
- Phân biệt được sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng.
- Nêu ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong di truyền học.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát để thu nhận kiến thức từ hình vẽ và kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức nghiêm túc trong học tập.
II- CHUẨN BỊ
- GV: - Tranh phóng to: Sơ đồ phả hệ của hai gia đình.
- Sơ đồ hình thành trẻ đồng sinh.
- HS: Đọc trước bài 28.
III- TIẾN TRÌNH BÀI LÊN LỚP
A- Ổn định lớp – Kiểm tra sĩ số
B - Nội dung bài mới.
GV: Cũng như ở động vật con người chúng ta cũng có hiện tượng con cái giống nhau, giống bố mẹ đồng thời cũng có những chi tiết khác nhau và khác bố mẹ nhưng việc nghiên cứu di truyền người gặp khó khăn hơn vì:
- Người sinh sản muộn và đẻ ít con.
- Lí do xã hội không thể dùng phương pháp lai và gây đột biến.
Vì vậy người ta đã đưa ra một số phương pháp nghiên cứu thích hợp, thông dụng và đơn giản hơn cả là phương pháp nghiên cứu phả hệ và nghiên cứu trẻ đồng sinh.
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chương 5: Di truyền học người - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu hỏi:
- Tính trạng dễ thay đổi như chiều cao, cân nặng, nước da
- Tính trạng khó hoặc ít thay đổi do tác động của môi trường là tính trạng chất lượng.( các nét cơ bản giống nhau).
* Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và của môi trường đối với sự hình thành tính trạng
* Hiểu rõ sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và chất lượng.
C – Củng cố bài và kiểm tra đánh giá.
- 1hs đọc phần tóm tắt cuối bài.
- Bài tập: khoanh tròn ý trả lời đúng nhất cho câu trả lời sau:
Nghiên cứu di truyền người gặp khó khăn vì:
Người sinh sản muộn và đẻ ít con.
Không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến trên người.
Số lượng nst nhiều.
Cả a, b, c.
D. dặn dò
HS về nhà học bài, làm câu hỏi cuối bài. Đọc trước bài: Bệnh và tật di truyền ở người
Ngày soạn: 5/12/2010
Ngày dạy: 6/12/2010
Tiết 30: Bệnh và tật di truyền ở người.
I- Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết được bệnh Đao và bệnh Tớcnơ qua các đặc điểm hình thái của bệnh nhân.
- Nêu được các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay.
- Xác định được các nguyên nhân của bệnh tật di truyền. Biết đề xuất biện pháp hạn chế sự phát sinh các bệnh này.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng tự nghiên cứu sgk.
- Kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm.
II- chuẩn bị
GV: - Tranh hình 29.1, Hình 29.2, Hình 29.3 SGK.
HS: Đọc trước bài: Bệnh tật di truyền ở người.
III- Tiến trình bài lên lớp.
A- ổn định lớp – kiểm tra bài cũ.
1- Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào?
2- Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có ý nghĩa gì trong nghiên cứu di truyền người?
B- Nội dung bài mới.
GV: Do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí, tác nhân hoá học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường và do rối loạn quá trình trao đổi chất đã gây ra đột biến gen, đột biến nst từ đó sinh ra các bệnh tật di truyền.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1
I- Một vài bệnh di truyền ở người.
GV yêu cầu HS:(họat động cá nhân) nghiên cứu thông tin sgk và quan sát hình 29.1để tìm hiểu:
- Bộ nst của bệnh nhân Đao khác gì với bộ nst của người bình thường?
- Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua đặc điểm nào về bề ngoài?
GV: Thông báo cho HS biết phụ nữ cao tuổi sinh con rất dễ bị mắc bệnh Đao
GV: theo dõi phần trả lời của học sinh, bổ sung và đưa ra đáp án đúng.
- GV yêu cầu HS: ( hoạt động nhóm ) quan sát hình 29.2 và thông tin mục 2 sgk để trả lời câu hỏi.
- Bộ nst của bệnh nhân Tớcnơ có đặc điểm gì khác với bộ nst của người bình thường?
- Có thể nhận biết bệnh nhân Tớcnơ qua đặc điểm nào?
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk để hình thành khái niệm về bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh.
1- Bệnh Đao
HS:(họat động cá nhân) nghiên cứu thông tin sgk và quan sát hình 29.1để trả lời câu hỏi:
- Bộ nst của bệnh nhân Đao có 3nst thứ 21còn của người bình thường chỉ có 2 nst thứ 21.
- Người bị bệnh Đao thường bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè si đần, không có con.
HS nghe và ghi nhớ thông tin.
2- Bênh Tớcnơ( OX)
HS: ( hoạt động nhóm ) quan sát hình 29.2 và thông tin mục 2 sgk để trả lời câu hỏi.
- Bệnh nhân Tớcnơ có cặp nst giới tính chỉ có 1nst X( thiếu 1nst giới tính).
- Người bị bệnh Tớcnơ là nữ lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển,... thường mất trí và không có con (khoảng 2% sống đến tuổi trưởng thành) .
3- Bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh.
HS nghiên cứu thông tin sgk để trả lời:
- Bệnh bạch tạng do một đột biến lặn gây ra. Bệnh nhân có da trắng, tóc trắng, mắt hồng.
- Bệnh câm điếc bẩm sinh cũng do một đột biến lặn gây ra ( thường do chất phóng xạ hoặc chất hoá học).
Hoạt động 2.
II- Một số tật di truyền ở người.
GV yêu cầu HS: Quan sát hình 29.3 sgk nêu lên được các tật di truyền ở người.
Các tật di truyền ở người do đột biến gen trội hay gen lặn gây ra? ( Có thể do đột biến gen trội hay đột biến gen lặn gây ra)
HS: Hoạt động cá nhân quan sát hình 29.3 sgk nêu lên được các tật di truyền ở người.
Một số tật di truyền ở người.
- Tật khe hở môi hàm.
- Tật bàn tay mất một số ngón.
- Bàn chân mất ngón và dính ngón.
- Bàn chân, bàn tay nhiều ngón.
Hoạt động 3
III- Các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền.
GV yêu cầu HS: Nghiên cứu thông tin sgk thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
- Các bệnh tật di truyền ở người phát sinh do những nguyên nhân nào?
- Có thể hạn chế phát sinh bệnh tật di truyền ở người bằng cách nào? Tại sao?
GV: Nhận xét chỉnh sửa phần trả lời của hs và kết luận.
HS: Nghiên cứu thông tin sgk thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nguyên nhân :
+ Do các tác nhân vật lí, hoá học trong tự nhiên
+ Do ô nhiễm môi trường ( do con người).
+ Do rối loạn trao đổi chất nội bào.
- Muốn hạn chế bệnh tật di truyền cần:
+ Đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và hành vi gây ô nhiễm môi trường.
+ Hạn chế kết hôn giữa những người có mang gen gây bệnh và hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng này.
C- Củng cố bài và kiểm tra đánh giá:
- 1hs đọc phần tóm tắt cuối bài.
- Dấu hiệu nhận biết bệnh Đao là:+ nữ + tuyến vú không phát triển
+ người bé + má phệ
+ cổ rụt + si đần bẩm sinh.
D. Dặn dò
- HS về nhà học bài theo nội dung đã ghi.
- Làm câu hỏi cuối bài và đọc trước bài: Di truyền học với con người.
Ngày soạn: 5/12/2010
Ngày dạy: 11/12/2010
Tiết 31: Di truyền học với con người
I- Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được di truyền học tư vấn và nội dung của nó.
- Giải thích được cơ sở di truyền học của việc cấm một người lấy nhiều vợ hay nhiều chồng và không kết hôn với nhau trong vòng 4 đời.
- Giải thích được tại sao phụ nữ không sinh con ở tuổi ngoài 35.
2. Kĩ năng
- Rèn luyên kĩ năng trao đổi nhóm và tự nghiên cứu sgk.
3. Thái độ
- Giáo dục HS ý thức nghiêm túc khi học bài.
II- chuẩn bị
GV: Bảng phụ ghi nội dung bảng30.1à2sgk.
HS: Đọc trước bài ở nhà.
III-Tiến trình bài lên lớp
A. kiểm tra bài cũ
1- Nêu các nguyên nhân phát sinh bệnh tật di truyền ở người và 1số biện pháp hạn chế phát sinh các bệnh tật đó.
B. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1
I- Di truyền y học tư vấn
GV yêu cầu HS: Đọc thông tin mục I sgkđể trả lời các câu hỏi sau:
+ Di truyền y học tư vấn là gì?
+ Chức năng của ngành này?
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi của mục I SGK
+ Người con trai và người con gái bình thường sinh ra trong hai gia đình mắc chứng bệnh câm điếc bẩm sinh
- Hãy thông tin cho đôi trai gái này biết đây là loại bệnh gì?
- Bệnh do gen trội hay gen lặn qui định ? tại sao ?
- Nếu lấy nhau sinh con đầu lòng bị bệnh có nên sinh tiếp không?
- Di truyền y học tư vấn là lĩnh vực di truyền có sự phối hợp các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hiên đại về mặt di truyền với nghiên cứu phả hệ.
- Di truyền y học tư vấn nhằm chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến bệnh tật di truyền.
+ Đây là loại bệnh di truyền.
+ Bệnh này do gen lặn kiểm soát và chỉ thể hiện trong trường hợp có đồng hợp lặn.
+ Nếu họ lấy nhau sinh con đầu lòng bị bệnh câm điếc bẩm sinh thì không nên sinh con tiếp vì bố mẹ có gen gây bệnh nên đứa sau rất có thể bị bệnh.
Hoạt động 2
II- Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình
Di truyền học với hôn nhân
- GV yêu cầu HS: Nghiên cứu mục 1 của phần II thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
- Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống?
- Tại sao những người có quan hệ huyết thống từ 5 đời trở đi thì được phép kết hôn với nhau?
GV: treo bảng phụ ghi nội dung bảng 30.1để hs nghiên cứu trả lời câu hỏi:
+ Giải thích quy định “ Hôn nhân 1 vợ : 1chồng” của Luật Hôn nhân và gia đình là có cơ sở khoa học.
+ Vì sao nên cấm chẩn đoán giới tính thai nhi?
GV nhận xét và chốt kiến thức.
Di truyền học đã giải thích được cơ sở khoa học của các quy định.
+ Hôn nhân 1 vợ : 1 chồng
+ Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn.
+ Kết hôn gần gây suy thoái nòi giống vì: các đột biến lặn có hại có điều kiện biểu hiện trên cơ thể đồng hợp .
+ Những người có huyết thống từ đời thứ 5 trở đi thì được phép kết hôn với nhau vì khả năng xuất hiện các cơ thể đồng hợp về các đột biến lặn có hại rất ít.
+ Qua bảng ta thấy tỉ lệ nam nữ ở tuổi trưởng thành ằ 1:1 nên Luật Hôn nhân và gia đình có cơ sở khoa học.
+ Nếu chẩn đoán giới tính thai nhi sớm mà loại bớt thai nữ à con trai quá nhiều so với con gái à thừa nam.( Mất cân bằng nam/ nữ)
Di truyền học và kế hoạch hóa gia đình
GV: Treo bảng phụ bảng 30.2 sgk – hs theo dõi và thực hiện lệnh:
- Nên sinh con ở lứa tuổi nào để đảm bảo giảm thiểu tỉ lệ sơ sinh mắc bệnh Đao?
- Nên sinh con ở lứa tuổi 25 à 34 để đảm bảo được việc học tập, công tác mà vẫn giữ được mức 2 con, tránh hai lần sinh gần nhau và giảm tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao
Hoạt động 3
III- Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường.
- GV yêu cầu HS đọc sgk và thông tin mục “ Em có biết” Trang 85.
- Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất di truyền? Ví dụ?
GV tổng kết lại kiến thức:
+ Các tác nhân vật lí, hoá học gây ô nhiễm môi trường làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền.
+ Chúng ta phải đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và chống ô nhiễm môi trường để bảo vệ loài người trong tương lai.
+ Các tác nhân vật lí, hoá học gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là chất phóng xạ, chất độc hoá học rải trong chiến tranh, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ sử dụng quá mức à gây đột biến gen, đột biến NST.
+ Ví dụ:
Các bệnh tật di truyền như ung thư máu, các khối u và các đột biến....
Củng cố bài và kiểm tra đánh giá
1 hs đọc tóm tắt cuối bài.
- Khoanh tròn ý trả lời đúng: Di truyền học tư vấn có chức năng là:
chẩn đoán bệnh tật di truyền ;
cung cấp thông tin về bệnh di truyền;
cho lời khuyên liên quan đến bệnh tật di truyền ;
cả a,b,c.
Hướng dẫn học ở nhà
Học bài và làm câu hỏi cuối bài, đọc trước bài 31: Công nghệ tế bào.
File đính kèm:
- ChuongV.doc