I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Kể đuợc tên và xác định đựơc vị trí của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể nguời.
- Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét, phân tích tổng hợp, kĩ năng thảo luận nhóm.
3.Thái độ:
- Bồi duỡng quan điểm duy vật: cơ thể người là một khối thống nhất.
- Có ý thức vệ sinh cơ thể hợp lý.
II. CHUẨN BỊ.
- Tranh phóng to H2.1, H2.2, SGK (8), mô hình các cơ quan ở phần thân.
- Bảng phụ, phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
1. Tổ chức:
113 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2013-2014 (Chuẩn kiến thức), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì I.
Duyệt ngày:
Tổ trưởng
Nguyễn Thị Nguyệt
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 35: KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. MUC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
- Kiểm tra đánh giá việc tiếp thu kiến thức của HS trong học kỳ I.
Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tư duy, độc lập suy nghĩ, vận dụng kiến thức vào làm bài kiểm tra.
3. Thái độ:
Giáo dục thái độ nghiêm túc trong thi cử, tự giác trong kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Đề kiểm tra, đáp án.
A. ĐỀ KIỂM TRA:
KHUNG MA TRẬN HAI CHIỀU
Chủ đề
(nội dung,
chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở cấp độ thấp
Vận dụng ở cấp độ cao
Chương I: Khái quát về cơ thể người
(5 tiết)
- Nhận biết mô liên kết.
- Biết được hướng dẫn truyền xung thần kinh của Nơron li tâm.
Số câu:2 câu
Số điểm:1 (10%)
2 câu = 1,0điểm.
(10%)
Chương II: Vận động
(6 tiết)
- Biết được các nguyên nhân dẫn đến mỏi cơ
Số câu: 1 câu
Số điểm:0,5đ(5%)
1 câu = 0,5 điểm
( 5%)
Chương III: Tuần hoàn
(7 tiết)
- Mô tả được chu kì hoạt động của tim
- Hiểu được nguyên tắc truyền máu thích hợp .
- Giải thích tại sao tim có thể làm việc cả đời không mệt mỏi.
Số câu: 2 câu
Số điểm:2,5 (25%)
1 câu = 1,5 điểm
( 71%)
1 câu = 0.5 điểm
( 29%)
1 câu = 0,5 điểm
Chương IV: Hô hấp
(4 tiết)
- Biết được các thành phần của hệ hô hấp và chức năng của các thành phần.
- Hiểu được quá trình trao đổi khí ở phổi và ở tế bào
Số câu: 2 câu
Số điểm:3,25 (32,5%)
1 câu = 2 điểm
( 20%)
1 câu =1 ,25 điểm
( 12,5%)
Chương V: Tiêu hóa
(7 tiết)
- Biết được các tuyến tiêu hóa tương ứng với các ống tiêu hóa
- Trình bày cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng và vai trò của gan.
Số câu: 2 câu
Số điểm:2,75 (27,5%)
1 câu = 0,75 điểm
( 7,5%)
1 câu = 2 điểm
( 20%)
Tổng số câu: 9
Tổng số tiết: 29
100% = 10 điểm
Số câu: 6 câu
5,75 điểm = 57,5%
Số câu: 2 câu
1,75 điểm = 17,5%
Số câu : 2 câu
2.5 điểm = 25%
Phần I: TRẮC NGHIỆM(4 điểm)
Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Mô nào sau đây không phải là mô liên kết:
Mô máu.
c.Mô xương.
b. Mô cơ.
d.Mô sợi.
Câu 2: Chức năng dẫn truyền xung thần kinh Từ trung ương thần kinh về cơ quan phản ứng là của:
a.Nơron hướng tâm.
c.Nơron liên lạc
b.Nơron li tâm.
d.Nơron hướng tâm và luông thông tin ngược.
Câu 3: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến mỏi cơ:
a.Do thiếu năng lượng.
c.Do Axit lactic tích tụ gây mỏi cơ.
b.Do lượng Oxi cung cấp không đủ, năng lượng sản ra ít, axit lactic tích tụ đầu độc cơ.
d.Oxi cung cấp không đầy đủ.
Câu 4: Nhóm máu không nhận được máu khác nhóm với nó là:
a.Nhóm máu AB.
c.Nhóm máu A.
b.Nhóm máu O.
d.Nhóm máu B.
Câu 5: Tìm các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Trao đổi khí (1) gồm sự khuếch tán của Oxi từ không khí ở phế nang (2) và của CO2 từ máu vào (3) phế nang.
Trao đổi khí ở TB gồm sự (4) của O2 từ (5) và của CO2 từ TB vào máu.
(1).
(3)
(5)
(2).
(4).
Câu 6: Hãy chọn các cặp ý tương ứng đúng với nhau ở hai cột A và B:
Các cơ quan trong ống tiêu hóa (A)
Các tuyến tiêu hóa tương ứng
(B)
Kết quả
Khoang miệng.
Dạ dày.
Ruột non.
Thực quản.
Tuyến ruột.
Tuyến nước bọt.
Tuyến vị.
1-
2-
3-
4-
Phần II: TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1(2 điểm): Nêu chu kì hoạt động của tim? Tại sao tim có thể làm việc suốt ngày đêm, làm việc cả đời không mệt mỏi?
Câu 2(2 điểm): Hệ hô hấp gồm những thành phần nào? Nêu chức năng của các thành phần đó?
Câu 3(2 điểm): Trình bày đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng? Hãy nêu vai trò của gan trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng đã hấp thụ?
ĐÁP ÁN:
Câu
Nội dung
Điểm
Tổng điểm.
1
b.
0,5
2
b.
0,5
3
b
0,5
4
b.
0,5
5
(1).ở phổi; (2). Vào máu; (3). Không khí;
(4). Khuếch tán; (5). Máu vào TB;
0,5
6
1-b; 2-c; 3-a.
0,5
3
7
* Chu kì hoạt động của tim
Tim làm việc theo chu kì kéo dài 0,8s gồm 3 pha:
- Pha nhĩ co: 0,1s
- Pha thất co: 0,3s
- Pha dãn chung: 0,4s
* Tim có thể làm việc suốt ngày đêm, làm việc cả đời không mệt mỏi vì trong mỗi chu kì hoạt động của tim có một nửa thời gian tim nghỉ ngơi để phục hồi khả năng làm việc.
0,5
0,5
0,5
0,5
2
8
* Hệ hô hấp gồm:
- Đường dẫn khí: Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản.
- Hai lá phổi: Lá phổi trái có 2 thùy, lá phổi phải có 3 thùy.
* Chức năng:
- Đường dẫn khí:
+ Dẫn khí vào và ra.
+ Làm ấm, làm ẩm không khí trước khi vào phổi.
+ Lọc sạch không khí, bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại.
- Hai lá phổi: Diễn ra quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài.
0,25
0,25
0,75
0,75
2
9
* Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng:
- Ruột non rất dài(2,8-3m ở người trưởng thành)
- Niêm mạc ruột non có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ, làm tăng diện tích bề mặt hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Có mạng lưới mao mạch máu và mao mạch bạch huyết phân bố tới từng lông ruột, làm tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng.
* Vai trò của gan:
- Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trước khi đổ về tim(nếu thừa thì tích lũy và thải bỏ).
- Khử các chất độc.
0,5
0,5
0,5
0,5
2
Tổng
10
10
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Tổ chức:
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Hs vắng
2.Kiểm tra:
GV phát đề kiểm tra cho HS.
GV quan sát, nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc.
Thu bài:
Hết giờ GV thu bài.
4 . Nhận xét giờ kiểm tra:
- GV nhận xét ý thức làm bài của HS.
5. Hướng dẫn về nhà:
- GV yêu cầu HS xem lại và làm lại bài kiểm tra. Đọc trước bài 33
Duyệt ngày
Tổ trưởng
Nguyễn Thị Nguyệt
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 36- Bài 33: THÂN NHIỆT
I. MỤC TIÊU BÀI HOC:
1. Kiến thức:
- Nêu khái niệm thân nhiệt.
- Giải thích được các cơ chế điều hoà thân nhiệt.
- Trình bày mối quan hệ giữa dị hoá và thân nhiệt.
- Giải thích được cơ sở khoa học của các phản ứng của cơ thể trong các điều kiện thời tiết khác nhau.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe.
II CHUẨN BỊ:
- GV: bảng phụ
- HS: Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
1. Tổ chức
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Hs vắng
2: Kiểm tra bài cũ.
?. Vì sao nói chuyển hoá vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?
? Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hoá với tiêu hoá, dị hoá với bài tiết.
3. Bài mới.
Hoạt động1. Tìm hiểu thân nhiệt.
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, trả lời câu hỏi SGK.
? Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?
? Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?
? Thân nhiệt là gì? Tại sao nhiệt độ của cơ thể người luôn được ổn định?
HS nghiên cứu thông tin, trả lời câu hỏi SGK.
Sử dụng kẹp nhiệt độ để xác định nhiệt độ của cơ thể.
Nhiệt độ người bình thường là 370C và dao động không quá 0,50C.
* Kết luận:
- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể(370C).
- Thân nhiệt ổn định do sự cân bằng giữa quá tình sinh nhiệt và quá trình tỏa nhiệt.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cơ chế điều hoà thân nhiệt.
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi mục thảo luận.
? Nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đi đâu, để làm gì?
? Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức toả nhiệt nào?
? Vì sao về mùa hè da hồng hào còn về mùa đông da thường tái và có hiện tượng sởn gai ốc?
? Trời nóng độ ẩm không khí cao, không có gió cảm thấy như thế nào và phản ứng của cơ thể ra sao?
? Vậy da có vai trò gì trong sự điều hoà thân nhiệt?
? Hoạt động điều hoà của da có phải là phản xạ không? tại sao?
? Ngoài cơ chế điều chỉnh co dãn mạch dưới da và tiết mồ hôi, còn có cơ chế nào nữa không?
? Thân nhiệt được ổn định nhờ đâu?
HS thảo luận câu hỏi SGK. Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét.
Nhiệt tạo ra được máu phân phối khắp cơ thể, 1 phần toả ra môi trường để ổn định thân nhiệt.
Hô hấp, tiết mồ hôi qua da.
Mùa hè: nhiệt độ môi trường cao, mạch máu dưới da dãn để tăng cường quá trình tỏa nhiệt.
Mùa đông: nhiệt độ môi trường thấp, trời lạnh, mạch máu co lại, cơ lỗ chân lông co nhằm tránh mất nhiệt.
Mồ hôi tiết ra nhiều, khó bay hơi, chảy thành dòng, cảm thấy bứt dứt, khó chịu.
Liên quan đến sự dãn nở mạch máu dưới da để điều hoà thân nhiệt.
Là phản xạ: vì chịu sự điều khiển của hệ TK.
Co dãn lỗ chân lông, tăng cường uống nước, tăng và giảm quá trình dị hoá.
* Kết luận:
- Thân nhiệt ổn định nhờ sự điều hoà theo cơ chế TK: co dãn mạch máu dưới da, tăng giảm quá trình dị hoá, hoạt động tiết mồ hôi, co dãn lỗ chân lông...
- Da giữ vai trò quan trọng trong hoạt động toả nhiệt của cơ thể.
Hoạt động 3. Phương pháp phòng chống nóng lạnh.
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
? Chế độ ăn uống về mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?
? Mùa hè cần làm gì để chống nóng?
? Để chống rét cần làm gì?
? Vì sao nói: RLTT cũng là 1 biện pháp chống nóng?
? Việc xây nhà, xây công sở cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng và chống lạnh?
? Trồng cây xanh có phải là 1 biện pháp chống nóng không?
? Có những biện pháp nào chống nóng, lạnh?
GV bổ sung, treo bảng đáp án đúng.
Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ cây xanh, trồng cây tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư.
HS đọc thông tin, thảo luận, trả lời câu hỏi bằng bảng nhóm. Các nhóm báo cáo
Mùa đông: cần những chất giàu năng lượng.
Mùa hè: cần những chất giàu vitamin và nước.
Uống nhiều nước, không chơi thể thao dưới trời nắng.
Giữ ấm, tránh gió lạnh đột ngột.
Làm cho cơ thể thích nghi dần với điều kiện thời tiết.
Hướng nhà: tránh gió độc, tránh nắng chiều, vật liệu thích hợp với điều kiện thời tiết.
Cây xanh có khả năng điều hoà nhiệt độ.
*Kết luận: Biện pháp chống nóng, lạnh:
- Trời nóng: uống đủ nước, đội mũ nón khi đi ra ngoài. Ăn thức ăn nhiều Vitamin và nước
- Trời lạnh: Ăn thức ăn giàu năng lượng, giữ ấm cho cơ thể.
- Làm nhà tránh hướng gió độc, tránh ánh nắng chiếu
- Rèn luyện TDTT để tăng sức chịu đựng của cơ thể.
4. Củng cố - Đánh giá:- HS đọc ghi nhớ SGK.
? Em đã làm gì để phòng cảm nóng, cảm lạnh?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK, đọc trước bài 34.
Duyệt ngày:
Tổ trưởng
Nguyễn Thị Nguyệt
File đính kèm:
- sinh 8- I.huyen.doc