- Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơron đồng thời xác định rõ nơron là đơn vị cấu tạo cơ bản của hệ thần kinh.
- Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh ( bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên).
- Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.
- Từ quan sát thí nghiệm nêu được chức năng của tuỷ sống, phỏng đoán được các thành phần cấu tạo của tuỷ sống; khẳng định được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của tuỷ sống.
- Hiểu rõ được chức năng của các dây thần kinh tuỷ và chức năng của rễ tuỷ.
- Xác định được vị trí, cấu tạo và chức năng của trụ não, não trung gian, đại não.
- Phân biệt được cấu tạo và chức năng giữa hệ thần kinh sinh dưỡng với hệ thần kinh vận động; giữa phân hệ giao cảm với phân hệ đối giao cảm.
- Trình bày được ý nghĩa và cấu tạo của các cơ quan phân tích đối với cơ thể người.
- Xác định được nguyên nhân của cận thị, viễn thị và cách khắc phục; nguyên nhân của bệnh đau mắt hột, con đường lây truyền và cách phòng tránh.
- Phân biệt được phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện.
- Nêu được ý nghĩa của PXCĐK đối với đời sống.
- Trình bày được quá trình hình thành cá phản xạ mới và kìm hãm các phản xạ cũ, nêu rõ các điều kiện cần khi thành lập các PXCĐK.
- Xác định được điểm giống và khác nhau giữa PXCĐK ở người với động vật nói chung và lớp thú nói riêng.
- Nêu được vai trò của tiếng nói,chữ viết và tư duy trừu tượng đối với cuộc sống của con người.
- Phân tích được ý nghĩa của giấc ngủ, sự lao động và nghỉ ngơi hợp lí đối với sức khoẻ con người.
- Nêu được tác hại của ma tuý và các chất gây nghiện đối với sức khoẻ nói chung và hệ thần kinh nói riêng.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chương 9: Thần kinh và giác quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IX – THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
* MỤC TIÊU CHƯƠNG:
1.Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơron đồng thời xác định rõ nơron là đơn vị cấu tạo cơ bản của hệ thần kinh.
- Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh ( bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên).
- Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.
- Từ quan sát thí nghiệm nêu được chức năng của tuỷ sống, phỏng đoán được các thành phần cấu tạo của tuỷ sống; khẳng định được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của tuỷ sống.
- Hiểu rõ được chức năng của các dây thần kinh tuỷ và chức năng của rễ tuỷ.
- Xác định được vị trí, cấu tạo và chức năng của trụ não, não trung gian, đại não.
- Phân biệt được cấu tạo và chức năng giữa hệ thần kinh sinh dưỡng với hệ thần kinh vận động; giữa phân hệ giao cảm với phân hệ đối giao cảm.
- Trình bày được ý nghĩa và cấu tạo của các cơ quan phân tích đối với cơ thể người.
- Xác định được nguyên nhân của cận thị, viễn thị và cách khắc phục; nguyên nhân của bệnh đau mắt hột, con đường lây truyền và cách phòng tránh.
- Phân biệt được phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện.
- Nêu được ý nghĩa của PXCĐK đối với đời sống.
- Trình bày được quá trình hình thành cá phản xạ mới và kìm hãm các phản xạ cũ, nêu rõ các điều kiện cần khi thành lập các PXCĐK.
- Xác định được điểm giống và khác nhau giữa PXCĐK ở người với động vật nói chung và lớp thú nói riêng.
- Nêu được vai trò của tiếng nói,chữ viết và tư duy trừu tượng đối với cuộc sống của con người.
- Phân tích được ý nghĩa của giấc ngủ, sự lao động và nghỉ ngơi hợp lí đối với sức khoẻ con người.
- Nêu được tác hại của ma tuý và các chất gây nghiện đối với sức khoẻ nói chung và hệ thần kinh nói riêng.
2. Kỹ năng :
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ.
- Rèn luyện được kỹ năng thí nghiệm (phán đoán, kích thích, quan sát, ghi chép kết quả).
- Rèn kỹ năng hoạt động thảo luận nhóm, hợp tác nhóm nhỏ và làm việc với phiếu học tập và SGK.
- Rèn cho học sinh có thể xây dựng cho bản thân một kế hoạch học tập và nghỉ ngơi hợp lí để bảo vệ sức khoẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức hơn trong việc bảo vệ và giữ gìn, vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh cá nhân, . . .
- Giáo dục học sinh ý thức trong việc giữ gìn, bảo vệ hệ thần kinh và giác quan.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích học tập bộ môn.
- Giáo dục học sinh được đức tính cẩn thận, bền bỉ, gọn gàng và ngăn nắp.
- Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh mắt, vệ sinh tai.
- Có thái độ kiên quyết tránh xa ma tuý và việc sử dụng các chất kích thích mạnh gây nghiện.
Ngày dạy :
Tiết : 47
GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THẦN KINH
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Biết được cấu tạo và chức năng của nơron, đồng thời xác định rõ noron là đơn vị cấu tạo cơ bản của hệ thần kinh
- Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng
- Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh ( bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên)
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ.
- Rèn luyện được kỹ năng hoạt động thảo luận nhóm, hợp tác nhóm nhỏ và làm việc với phiếu học tập và SGK.
3.Thái độ
- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ và giữ gìn hệ thần kinh.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Bảng phụ bài tập trắc nghiệm điền từ /137 SGK
Tranh : cấu tạo noron, sơ đồ hệ thần kinh
2.Học sinh: Dụng cụ học tập, tập ghi bài, SGK sinh 8
Đọc và ngiên cứu trước nội dung bài “Giới thiệu chung hệ thần kinh”
Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận SGK/ 137 và câu hỏi bài tập SGK/ 138
Ôn lại kiến thức: Khái niệm phản xạ, cấu tạo, chức năng của nơ ron ( tiết 6)
III.Phương pháp: Hỏi đáp - tìm tòi, quan sát, và hoạt động thảo luận nhóm nhỏ.
IV.Tiến trình:
1.Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh và vệ sinh lớp học. (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: không có
3.Giảng bài mới:(37’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Mở bài: Hệ thần kinh thường xuyên tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích đó bằng sự điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các nhóm cơ quan, hệ cơ quan giúp cơ thể luôn thích nghi với môi trường. Vậy hệ thần kinh có cấu tạo như thế nào để thực hiện được chức năng đó?
HĐ1: Tìm hiểu nơron, đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh (17’)
MT: Mô tả được cấu tạo, chức năng của một nơron điển hình.
GV: treo tranh cấu tạo nơron và hướng dẫn HS quan sát (chú ý hình dạng của nơron, bộ phận màu nâu, tua dài). Yêu cầu HS nghiên cứu hình vẽ, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi (3’)
?1:Mô tả cấu tạo một nơron?
(thân chứa nhân và sợi trục có bao mielin,cúc xinap)
?2:Chức năng của nơron?( dẫn truyền và cảm ứng)
?3:Chiều dẫn truyến xung thần kinh?
(Xung thần kinh được dẫn truyền theo một chiều từ thân xuống sợi trục)
HS: thảo luận nhóm (3’), đại diện nhóm trả lời, HS các nhóm khác nhận xét bổ sung và rút ra kết luận.
HĐ2: Tìm hiểu các bộ phận của hệ thần kinh (20’)
MT: Biết được các bộ phận cấu tạo của hệ thần kinh, và chức năng của hệ thần kinh.
GV: treo tranh hệ thần kinh hướng dẫn HS quan sát (Chú ý xác định giới hạn các phần não, tuỷ sống, cột sống, dây thần kinh tuỷ).
GV: yêu cầu HS chia nhóm thảo luận thực hiện bài tập trắc nghiệm điền từ /137 SGK (3’)
HS: quan sát tranh, chia nhóm thảo luận thực hiện bài tập trắc nghiệm (3’)
GV: treo bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm lên bảng
HS: Đại diện 2 nhóm ghi kết quả thảo luận vào bảng, các nhóm HS còn lại nhận xét, bổ sung .
Yêu cầu điền đúng theo thứ tự là: 1- não, 2-tuỷ sống, 3 - bó sợi cảm giác, 4 -bó sợi vận động
GV: yêu cầu 1 HS đọc to bài tập trắc nghiệm vừa thực hiện hoàn chỉnh. Hướng dẫn HS rút ra kết luận của mục dựa vào các câu hỏi sau :
?1:Cấu tạo hệ thần kinh gồm những bộ phận nào?
?2:Bộ phận ngoại biên gồm những phần nào?
?3:Bộ phận thần kinh trung ương gồm những phần nào?
HS: dựa vào kết quả bài tập trắc nghiệm vừa thực hiện để có thể trả lời câu hỏi và rút ra kết luận.
GV: yêu cầu HS tiếp tục nghiên cứu thông tin mục II.2 SGK /138 và độc lập trả lời câu hỏi :
?1:Chức năng của hệ thần kinh vận động?
?2:Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng?
?3:Cơ quan sinh dưỡng gồm những hệ cơ quan nào?
( Tiêu hoá, hôhấp, tuần hoàn, bài tiết)
* GV liên hệ thực tế và giáo dục HS: Hệ thần kinh có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người, vì vậy mà chúng ta cần có ý thức bảo vệ hệ thần kinh của mình. (VD: TNGT, giấc ngủ, chế độ làm việc, chế độ ăn uống, . . .)
I.NƠRON - ĐƠN VỊ CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH
1. Cấu tạo của nơron
- Hệ thần kinh có thân và sợi trục.
+ Thân có chứa nhân với các sợi nhánh ở quanh thân.
+ Sợi trục: Có bao miêlin được ngăn cách bằng các eo Răngviê, tận cùng có cúc xi nap.
2.Chức năng:
Cảm ứng.
Dẫn truyền xung thần kinh
II.CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THẦN KINH
1.Cấu tạo
* Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên.
- Bộ phận trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy, hộp sọ chứa não, tủy sống nằm trong ống xương sống.
- Bộ phận ngoại biên thần kinh có các dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên , thuộc bộ phận ngoại biên còn có các hạch thần kinh.
2.Chức năng
- Hệ thần kinh vận động: Điều khiển sự vận động của các cơ vân, là hoạt động có ý thức
- Hệ thần kinh sinh dưỡng: Điều hòa hoạt động của các ccơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản, là những hoạt động không có ý thức.
4. Củng cố và luyện tập (5’)
Câu 1: Trình bày cấu tạo, chức năng của nơron? ( phần I )
Câu 2: Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng?
GV chốt lại kiến thức bằng sơ đồ:
Xét về mặt chức năng:
Hệ thần kinh vận động: Điều khiển hoạt động cơ xương
Hệ thần kinh:
Hệ thần kinh sinh dưỡng: Điều khiển hoạt động cơ quan sinh dưỡng
Xét về mặt cấu tạo:
Não
Bộ phận trung ương:
Tuỷ
Hệ thần kinh: Dây thần kinh
Bộ phận ngoại biên:
Hạch thần kinh
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
* Bài cũ: Học bài, trả lời 2 câu hỏi SGK /138, lưu ý câu hỏi 2 thực hiện bằng sơ đồ.
Đọc thêm: Mục em có biết /138 SGK
Vẽ hình: Hệ thần kinh vào tập học ( hình 43 – 2)
* Bài mới: Nghiên cứu trước nội dung bài thực hành : Tìm hiểu chức năng của tuỷ sống.
Lưu ý các bước tiến hành thực hành.
Vẽ hình 44.2 SGK/ 141.
V.Rút kinh nghiệm
SGK:
GV:
HS:
File đính kèm:
- Sinh 8Tiet 47.doc