1 - MỤC TIÊU :
1.1 Kiến thức :
Trình bày được sự đa dạng của thân mềm về cấu tạo và lối sống.Trình bày được đặc điểm chung và ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm
1.2 Kĩ năng :
Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi theo biểu bảng, quan sát tranh, phân tích tổng hợp, thu thập kiến thức qua kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm.
1.3 Thái độ :
Giáo dục ý thức học tập tích cực, bảo vệ nguồn lợi thân mềm.
2- TRỌNG TÂM:
Đặc điểm chung và vai trò của thân mềm
3 - CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
-Tranh sơ đồ cấu tạo chung của đại diện thân mềm (Hình 21 / Trang 71 / SGK).
-Bảng phụ ghi nội dung và kết quả bảng xanh 1-2 / Trang 72 / SGK)
Học sinh :
-Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Trang 71.
- Kẻ bảng xanh / Trang 37 vào bảng nhóm.
- Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼ / SGK
4 - TIẾN TRÌNH :
4.1- On định tổ chức :
KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập.
4.2- Kiểm tra miệng: Không kiểm tra
4.3- Giảng bài mới :
GV giới thiệu bài : Dù rất đa dạng về cấu tạo, lối sống và kích thước nhưng các loài thân mềm đều có chung những đặc điểm nhất định, và chúng có giá trị như thế nào trong đời sống con người (GV ghi tựa bài)
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 22, Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm - Trần Thị Kim Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 22 –Bài 21
Tuần 11
Ngày dạy : 04/11/2010
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ
CỦA NGÀNH THÂN MỀM
1 - MỤC TIÊU :
1.1 Kiến thức :
Trình bày được sự đa dạng của thân mềm về cấu tạo và lối sống.Trình bày được đặc điểm chung và ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm
Kĩ năng :
Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi theo biểu bảng, quan sát tranh, phân tích tổng hợp, thu thập kiến thức qua kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm.
Thái độ :
Giáo dục ý thức học tập tích cực, bảo vệ nguồn lợi thân mềm.
2- TRỌNG TÂM:
Đặc điểm chung và vai trò của thân mềm
3 - CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
-Tranh sơ đồ cấu tạo chung của đại diện thân mềm (Hình 21 / Trang 71 / SGK).
-Bảng phụ ghi nội dung và kết quả bảng xanh 1-2 / Trang 72 / SGK)
Học sinh :
-Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Trang 71.
- Kẻ bảng xanh / Trang 37 vào bảng nhóm.
- Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼ / SGK
4 - TIẾN TRÌNH :
4.1- Oån định tổ chức :
KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập.
4.2- Kiểm tra miệng: Không kiểm tra
4.3- Giảng bài mới :
GV giới thiệu bài : Dù rất đa dạng về cấu tạo, lối sống và kích thước nhưng các loài thân mềm đều có chung những đặc điểm nhất định, và chúng có giá trị như thế nào trong đời sống con người (GV ghi tựa bài)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HĐ 1 : Tìm hiểu đặc điểm chung
- GV treo tranh H 21 và bảng phụ ghi nội dung bảng xanh 1
▼ GV yêu cầu HS đọc ■ / I / SGK, quan sát H 21. Thảo luận nhóm (2’), đánh dấu (V) và chọn cụm từ gợi ý điền vào bảng 1 cho phù hợp và rút ra các đặc điểm chung của ngành Thân mềm.
- Đại diện nhóm lên điền bảng - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, đưa ra kết quả đúng.
Đại diện nhóm tiếp tục trình bày các đặc điểm chung của ngành Thân mềm từ kết quả ở bảng xanh - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, đưa ra kết quả đúng :
HĐ2 : Tìm hiểu Vai trò thực tiễn
- GV yêu cầu HS đọc ■ / II / SGK.
▼ Hãy dựa vào kiến thức trong cả chương, liên hệ đến địa phương, chọn tên các đại diện thân mềm để ghi vào bảng 2
- GV gọi HS lên điền bảng – Lớp nhận xét, bổ sung – GV nhận xét, kết luận.
- Từ kết quả bảng 2, nêu vai trò của các loài thân mềm trong tự nhiên và đời sống con người :
* GV liên hệ : biện pháp phòng chống các loài thân mềm gây hại và biến cách bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý các loài có ích
I- Đặc điểm chung
- Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển, hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản.
- Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển
II- Vai trò thực tiễn :
1. Ích lợi :
- Làm thực phẩm cho người và động vật khác : mực, sò, ốc,
- Làm đồ trang sức, trang trí : ngọc trai, xà cừ, vỏ ốc, vỏ trai..
- Làm sạch môi trường nước : trai, sò, vẹm, hàu,
- Có giá trị xuất khẩu : mực, bào ngư, sò huyết,
- Có giá trị về mặt địa chất : hóa thạch của 1 số vỏ sò, ốc,
2. Tác hại :
- Có hại cho cây trồng : ốc bươu vàng, ốc sên,
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán : ốc mút, ốc tai,
4.4- Câu hỏi, bài tập củng cố:
* GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2,3 / Trang 73 / SGK
* Trả lời :
1. Vì chúng mang những đặc điểm cơ bản giống nhau như : Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển, hệ tiêu hóa phân hóa nên được xếp cùng 1 ngành
2. - Làm thực phẩm cho người và động vật khác : mực, nghêu, sò huyết, ốc,
- Có giá trị xuất khẩu : mực, bào ngư, sò huyết,
3. - Vỏ thân mềm có nhiều canxi được dùng để nung vôi.
- Vò có lớp xà cừ dày được dùng làm đồ trang sức, làm các mặt hàng mỹ nghệ.
- Vỏ bào ngư, mai mực được dùng làm dược liệu.
4.5- Hướng dẫn HS tự học:
- Học bài, trả lời các câu hỏi / SGK. Hoàn thành vỡ bài tập.
- Đọc mục “Em có biết” / Trang 73 / SGK
- Chuẩn bị bài : “Tôm sông” / Trang 74 / SGK.
* Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼ / Tiết 23 / SGK.
* Mẫu vật :Tôm sông.
? Tìm hiểu cấu tạo ngoài của tôm sông
5- RÚT KINH NGHIỆM :
File đính kèm:
- sinh 7 tiet 21.doc