Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 19, Bài 18: Trai sông - Trần Thị Kim Hằng

1 – MỤC TIÊU CHƯƠNG:

 - Kiến thức: Giúp HS:

· Giải thích được đặc điểm cấu tạo của trai sông, dinh dưỡng ,sinh sản của trai

· Đặc điểm cấu tạo và lối sống của 1 số đại diện ngành thân mềm .Ý nghĩa một số tập tính ở thân mềm.

· Quan sát rõ cấu tạo ngoài và trong của một số thân mềm.

· Nắm được đặc điểm chung và ý nghĩathực tiễn của ngành thân mềm.

 - Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu,phân tích,kĩ năng sử dụng kính lúp ,kĩ năng hoạt động nhóm.

 - Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật,ý thức tự giác,nghiêm túc ,cẩn thận.

2 - MỤC TIÊU BÀI :

- Kiến thức : Biết được vì sao trai sông được xếp vào ngành thân mềm. Giải thích được đặc điểm cấu tạo của trai sông thích nghi với đời sống ẩn mình trong bùn cát, ít di chuyển. Hiểu được cách dinh dưỡng và sinh sản của trai. Hiểu rõ khái niệm : áo, cơ quan áo

- Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu, phân tích, thu thập kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm.

- Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.

3- TRỌNG TÂM:

 Đặc điểm cấu tạo ngoài và trong của trai sông

4 - CHUẨN BỊ :

 Giáo viên :

- Tranh hình dạng, cấu tạo vỏ trai (Hình18.1,2 / Trang 62 / SGK).

- Tranh cấu tạo cơ thể trai (Đã cắt cơ khép vỏ) (Hình 18.3 / Trang 63 / SGK).

- Tranh trai di chuyển và dinh dưỡng (Hình 18.4 / Trang 63 / SGK).

- Mẫu vật : Trai sông, vỏ trai.

- Bảng phụ ghi các câu hỏi / SGK / Tiết 19.

 Học sinh :

- Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Tiết 19.

- Bảng nhóm để trả lời câu hỏi

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 19, Bài 18: Trai sông - Trần Thị Kim Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :19-bài 18 Tuần 10 Ngày dạy : Chương IV : NGÀNH THÂN MỀM TRAI SÔNG 1 – MỤC TIÊU CHƯƠNG: - Kiến thức: Giúp HS: Giải thích được đặc điểm cấu tạo của trai sông, dinh dưỡng ,sinh sản của trai Đặc điểm cấu tạo và lối sống của 1 số đại diện ngành thân mềm .Ý nghĩa một số tập tính ở thân mềm. Quan sát rõ cấu tạo ngoài và trong của một số thân mềm. Nắm được đặc điểm chung và ý nghĩathực tiễn của ngành thân mềm. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu,phân tích,kĩ năng sử dụng kính lúp ,kĩ năng hoạt động nhóm. - Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật,ý thức tự giác,nghiêm túc ,cẩn thận. 2 - MỤC TIÊU BÀI : Kiến thức : Biết được vì sao trai sông được xếp vào ngành thân mềm. Giải thích được đặc điểm cấu tạo của trai sông thích nghi với đời sống ẩn mình trong bùn cát, ít di chuyển. Hiểu được cách dinh dưỡng và sinh sản của trai. Hiểu rõ khái niệm : áo, cơ quan áo Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu, phân tích, thu thập kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm. Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích. 3- TRỌNG TÂM: Đặc điểm cấu tạo ngoài và trong của trai sông 4 - CHUẨN BỊ : Giáo viên : Tranh hình dạng, cấu tạo vỏ trai (Hình18.1,2 / Trang 62 / SGK). Tranh cấu tạo cơ thể trai (Đã cắt cơ khép vỏ) (Hình 18.3 / Trang 63 / SGK). Tranh trai di chuyển và dinh dưỡng (Hình 18.4 / Trang 63 / SGK). Mẫu vật : Trai sông, vỏ trai. Bảng phụ ghi các câu hỏi ▼/ SGK / Tiết 19. Học sinh : Đọc trước bài giới thiệu trong SGK / Tiết 19. Bảng nhóm để trả lời câu hỏi Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼/ SGK / Tiết 19. 5 - TIẾN TRÌNH : 5.1- Oån định tổ chức : KTSS - KT vệ sinh - KT dụng cụ học tập. 5.2- Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra 5.3- Giảng bài mới : GV giới thiệu bài : Ở nước ta, ngành Thân mềm rất đa dạng, phong phú như : trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, và phân bố ở khắp các môi trường : biển, sông, ao, hồ, trên cạn, Chúng đều có thân mềm nên được xếp chung ngành, và cùng lấy đặc điểm này đặt tên cho ngành. (GV ghi tên chương). Trai sông được chọn là đại diện để tìm hiểu về đời sống, cấu tạo và các hoạt động sống để tìm ra đặc điểm của ngành(GV ghi tựa bài) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - GV giới thiệu mẫu vật ? Trai sông sống ở đâu ? ? Trai có lối sống như thế nào ? (Bò và ẩn nửa mình trong bùn cát) HĐ1 : Tìm hiểu về hình dạng ngoài, cấu tạo vỏ trai và cơ thể trai - GV treo tranh (H18.1,2,3), giới thiệu mẫu vật ▼ Yêu cầu HS quan sát tranh và mẫu vật, tham khảo ■ / I và thông tin dưới hình. Thảo luận nhóm (2’), trả lời 2 câu hỏi▼/ I - Đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận : 1.- Để mở vỏ trai và quan sát bên trong, ta chỉ cần cắt 2 cơ khép vỏ trước và sau rồi mở dần 2 mảnh vỏ ra - Khi trai chết, 2 cơ khép vỏ không còn bám được vào vỏ và dây chằng mất tính đàn hồi nên vỏ thường mở ra. 2. Vì phía ngoài là lớp sừng, nên khi ta mài, lớp sừng bị ma sát nóng cháy tỏa ra mùi khét. - Từ kết quảû và hình vẽ trên, GV củng cố lại kiến thức : ? Vỏ trai có đặc điểm , cấu tạo như thế nào ? - GV liên hệ : Lớp xà cừ có tác dụng tạo ra ngọc trai ? Vì sao trai được xếp vào ngành Thân mềm ? ? Dựa vào H 18.3 và ▼/ 2-I, cho biết cấu tạo cơ thể trai có đặc điểm gì ? (Dưới vỏ là áo trai, mặt ngoài áo tiết ra lớp vỏ đá vôi, mặt trong áo tạo thành khoang áo là môi trường hoạt động dinh dưỡng của trai. Tiếp đến là 2 tấm mang ở mỗi bên. Trung tâm cơ thể : phía trong là than trai và phía ngoài là chân trai) - GV : Đầu trai tiêu giảm ? Trai tự vệ bằng cách nào ? (Khép kín vỏ) HĐ 2 : Tìm hiểu về di chuyển và dinh dưỡng của trai - GV treo tranh (H18.4) và hướng dẫn HS quan sát hình. ▼ Quan sát tranh và đọc ■ / II, giải thích cơ chế giúp trai di chuyển được trong bùn theo chiều mũi tên ? - Gọi HS trả lời - Lớp nhận xét - GV kết luận : Chân trai hình lưỡi rìu thò ra rồi thụt vào, kết hợp với động tác đóng mở vỏ và hoạt động hút, thoát nước của ống hút và ống thoát, tạo ra lực đẩy, làm trai tiến về phía trước để lại phía sau 1 đường rãnh trên mặt bùn ? Qua kết quả trên ta thấy trai di chuyển nhanh hay chậm ? ( Di chuyển chậm chạp : 20-30cm / 1 giờ) ? Trai di chuyển bằng cách nào ? ▼ Dựa vào H 18.3,4 và đọc ■ / III. Trả lời 2 câu hỏi ▼ / III : - Gọi HS trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận : GV treo bảng phụ ghi câu trả lời hoàn chỉnh : 1. Mang theo nguồn thứa ăn đến miệng trai và mang oxi đến mang trai. 2. Là kiểu dinh dưỡng thụ động * Qua kết quả trên GV củng cố lại kiến thức bằng 1 số câu hỏi ? Oáng hút và ống thoát có cấu tạo như thế nào ? (Hai mép vạt áo phía sau cơ thể tạm gắn với nhau tạo nên ống hút và ống thoát nước) ? Động lực chính giúp trai hút nước là gì ? (Là do 2 đôi tấm miệng phủ đầy lông luôn rung động) ? Thức ăn của trai là gì ? ? Sự trao đổi khí được thực hiện qua đâu ? ? Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước ? (Có vai trò lọc nước) HĐ 3 : Tìm hiểu về sinh sản của trai ▼ Yêu cầu HS đọc ■ / IV. Thảo luận nhóm (2’), trả lời 2 câu hỏi▼/ IV - Đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận : 1.Là để bảo vệ trứng và ấu trùng khỏi bị ĐV khác ăn mất và ở đây có đầy đủ dưỡng khí và thức ăn giúp chúng phát triển hoàn hảo. 2. Là để giúp chúng có nguồn sống dồi dào hơn và phát tán nòi giống xa hơn ? Cơ thể trai phân tính hay lưỡng tính ? ? Trai sinh sản như thế nào ? (Đến mùa sinh sản, trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển vào theo dòng nước để thụ tinh, trứng non đẻ ra được giữ lại trong tấm mang và nở thành ấu trùng sống trong mang trai mẹ 1 thời gian rồi bám vào da và mang cá 1 vài tuần nữa mới rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành.) - Trai sông sống ở đáy hồ, ao, sông ngòi, I- Hình dạng, cấu tạo 1. Vỏ trai : - Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với 2 cơ khép vỏ điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ - Vỏ trai có: lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ. 2. Cơ thể trai : - Cơ thể mềm, có 2 mảnh vỏ bằng đá vôi che chở bên ngoài, gồm : áo trai, khoang áo, 2 tấm mang, thân trai, chân trai, ống hút và ống thoát. II- Di chuyển : - Di chuyển chậm chạp bằng chân rìu kết hợp động tác khép mở vỏ và hút thoát nước của trai. III- Dinh dưỡng : - Trai ăn vụn hữu cơ, ĐVNS, - Trao đổi khí qua mang IV- Sinh sản : - Trai phân tính. - Trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng. 5.4 Câu hỏi, bài tập củng cố * GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2,3 / Trang 55 / SGK * Trả lời : 1. Trai tự vệ bằng cách co chân,rút mình vào trong 2 mảnh vỏ và khép chặt vỏ. Nhờ vỏ cứng và 2 cơ khép vỏ vững chắc 2. Lọc sạch môi trường nước. - GV liên hệ : ở những nơi nước ô nhiễm, người ăn trai sò hay bị ngộ độc, vì khi lọc nước, nhiều chất độc còn tồn đọng ở cơ thể chúng. 3. Vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Khi mưa, cá vượt bờ mang theo ấu trùng trai vào ao * Câu hỏi nâng cao : Hạt ngọc trai được tạo thành như thế nào ? * Trả lời : Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp vôi ở giữa và lớp xà cừ ở trong cùng. Vỏ do bờ vạt áo tạo thành, nếu đúng ở chỗ vỏ đang hình thành có hạt cát rơi vào, các bản mỏng tạo thành lớp xà cừ sẽ bọc quanh hạt cát tạo thành hạt bọc xà cừ là ngọc trai. 5.5- Hướng dẫn HS tự học : - Học bài, trả lời các câu hỏi / SGK / tiết 19. Hoàn thành vỡ bài tập. - Đọc mục “Em có biết” / Trang 64 / SGK - Chuẩn bị bài: “Một số thân mềm khác” / Trang 65 / SGK. * Đọc trước các ■ / tiết 20 / SGK. * Dự kiến trả lời các câu hỏi ▼ / tiết 20 / SGK. * Sưu tầm :Oác sên .ốc vặn.. ? Tìm hiểu nơi sống của một số thân mềm 6- RÚT KINH NGHIỆM : ..-

File đính kèm:

  • docsinh 7 tiet 19.doc