Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 5, Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày - Nguyễn Thị Hồng Xương

1.MỤC TIÊU: Học xong bài học này HS đạt được:

 1.1.Kiến thức:

 - Nêu được các đặc điểm về cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng giày

 - Thấy được sự phân hoá về chức năng các bộ phận trong tế bào của trùng giày. Đó là mầm móng của động vật đa bào.

 1.2.Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sgk và quan sát tranh vẽ khi tìm hiểu về các đặc điểm của trùng biến hình và trùng giày

 - Rèn kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm

 - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp

 1.3.Thái độ:

 - Giáo dục lòng yêu thích môn học

2.TRỌNG TÂM: Các đặc điểm của trùng giày và trùng biến hình

3.CHUẨN BỊ:

 3.1.GV:Tranh vẽ trùng biến hình và trùng giày

 3.2.HS: Xem và tìm hiểu bài trước ở nhà

4.TIẾN TRÌNH:

 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện học sinh

 4.2.Kiểm tra miệng:

 Câu 1:Trùng roi sống ở đâu? Chúng có cấu tạo, sinh sản như thế nào?

 - Sống ở các vũng nước đọng như nước mưa, ở ao, hồ

 - Cấu tạo: Tế bào có roi, điểm mắt, nhân, không bào co bóp, hạt diệp lục, hạt dự trữ.

 - Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể

 Câu 2:Tế bào trùng roi có gì giống và khác TV?

 - Giống:Tế bào có diệp lục, có khả năng tự dưỡng

 - Khác:Có khả năng di chuyền và dị dưỡng, thành TB không có xenlulo.

 4.3.Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 5, Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày - Nguyễn Thị Hồng Xương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5 - Tiết 5: TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY Tuần dạy:3 ND: 27.8.2012 1.MỤC TIÊU: Học xong bài học này HS đạt được: 1.1.Kiến thức: - Nêu được các đặc điểm về cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng giày - Thấy được sự phân hoá về chức năng các bộ phận trong tế bào của trùng giày. Đó là mầm móng của động vật đa bào. 1.2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sgk và quan sát tranh vẽ khi tìm hiểu về các đặc điểm của trùng biến hình và trùng giày - Rèn kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp 1.3.Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích môn học 2.TRỌNG TÂM: Các đặc điểm của trùng giày và trùng biến hình 3.CHUẨN BỊ: 3.1.GV:Tranh vẽ trùng biến hình và trùng giày 3.2.HS: Xem và tìm hiểu bài trước ở nhà 4.TIẾN TRÌNH: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện học sinh 4.2.Kiểm tra miệng: Câu 1:Trùng roi sống ở đâu? Chúng có cấu tạo, sinh sản như thế nào? - Sống ở các vũng nước đọng như nước mưa, ở ao, hồ - Cấu tạo: Tế bào có roi, điểm mắt, nhân, không bào co bóp, hạt diệp lục, hạt dự trữ. - Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể Câu 2:Tế bào trùng roi có gì giống và khác TV? - Giống:Tế bào có diệp lục, có khả năng tự dưỡng - Khác:Có khả năng di chuyền và dị dưỡng, thành TB không có xenlulo. 4.3.Bài mới: Hoạt dộng của GV và HS Nội dung bài học HĐ1: Vào bài GV: Trùng biến hình là là đại diện tiêu biểu của lớp trùng chân giả. Chúng sống ở mặt bùn trong các ao tù hay các hồ nước lặng. Kích thước của chúng thay đổi từ 0,01mm -0,05mm. bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và tìm hiểu thêm về trùng giày. HS: Chú ý lắng nghe HĐ2:Tìm hiểu cấu tạo, di chuyển, sinh sản của trùng biến hình: MT:Nêu được các đặc điểm của trùng biến hình: KN:Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sgk và quan sát tranh vẽ khi tìm hiểu về các đặc điểm của trùng biến hình - Rèn kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp GV: Cho HS quan sát các tranh H5.1,2 đọc; thông tin sgk và lần lượt trả lời các câu hỏi sau: - Cơ thể trùng biến hình có cấu tạo như thế nào ? - Nhờ đâu trùng biến hình bắt mồi và di chuyển được ? HS:Tiến hành quan sát tranh và trả lời câu hỏi trên, HS khác nhận xét và bổ sung GV: Nhận xét và chốt ý HS: Rút ra KL GV:Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin và quan sát tranh tương ứng, sau đó cho HS thảo luận nhóm tổ (4’) - Thực hiện các lệnh trang 20 để tìm hiểu cách dinh dưỡng của trùng biến hình HS:Tìm hiểu và thu thập thông tin.trao đổi nhóm và thống nhất ý kiến. Đại diện 2 nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV: Thông báo đáp án đúng:2,1,3,4 - Cho biết cách dinh dưởng của trùng biến hình ? - Trùng biến hình tiêu hóa thức ăn và bài tiết chất cặn bã nhờ đâu ? HS:Dựa vào thông tin và kết quả thảo luận, trả lời. HS khác nhận xét bổ sung và rút ra KL GV:Cho HS tìm hiểu thông tin, trả lời: - Trùng biến hình sinh sản bằng cách nào ? HS: Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể GV thông báo: Khi gặp các điều kiện bất lợi thì trùng biến hình kết bào xác HĐ3:Quan sát trùng giày: MT: Nêu được các đặc điểm của trùng giày, thấy được sự phân hoá chức năng các bộ phận trong tế bào của trùng giày: KN: Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sgk và quan sát tranh vẽ khi tìm hiểu về các đặc điểm của trùng giày -Rèn kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp GV:Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin và nghiên cứu lại H5.3 và 5.1, thảo luận nhóm lớn (6p) trả lời 3 câu hỏi sgk trang 22 1.Nhân trùng giày có gì khác trùng biến hình về số lượng và hình dạng? 2.Không bào co bóp của trùng giày và trùng biến hình khác nhau như thế nào về cấu tạo, số lượng và vị trí? 3.Tiêu hóa trùng giày khác trùng biến hình như thế nào? ( về cách lấy thức ăn, quá trình tiêu hóa và thải bả ) HS:Tìm hiểu thông tin và quan sát tranh trả lời câu hỏi trên Câu 1:Số lượng nhân nhiều hơn, hình dạng khác nhau:1tròn,1 hạt đậu Câu 2:Có 2 không bào co bóp ở vị trí cố định, có túi chứa hình cầu ở giữa và các rãnh dẫn chất bài tiết ở xung quanh (như cánh hoa thị-cấu tạo phức tạp) Câu 3:Có rãnh miệng và lỗ miệng ở vị trí cố định thức ăn nhờ lông bơi cuống vào miệng rồi không bào tiêu hóa được hình thành ở cuối hầu(5.3) không bào tiêu hóa di chuyển theo một quỹ đạo xác định, chất dinh dưỡng đựơc hấp thu dần dần hết, chất thải loại ra ở lỗ thoát có vị trí cố định GV:Cho đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung HS: Đại diện 2 nhóm báo cáo nhóm còn lại bổ sung và nhận xét. GV: Nhận xét và chốt ý đúng HS: Rút ra kết luận về cấu tạo trùng giày GV: Cho HS tìm hiểu thông tin sgk trang 22, trả lời câu hỏi: - Trùng giày sinh sản như thế nào ? HS:Cá nhân nghiên cứu và tự thu thập các thông tin, trả lời câu hỏi trên. HS khác nhận xét và từ đó rút ra kết luận về sinh sản trùng giày. I.Trùng biến hình: 1. Cấu tạo và di chuyển: - Cơ thể gồm một tế bào có chất nguyên sinh lỏng, nhân, không bào tiêu hóa, không bào co bóp - Di chuyển nhờ chân giả (do chất nguyên sinh dồn về một phía) 2. Dinh dưỡng: - Dinh dưỡng : Dị dưỡng + Tiêu hoá : nhờ không bào tiêu hóa + Bài tiết: Chất thừa dồn đến không bào co bóp và thải ra ngoài ở mọi nơi trên cơ thể. 3. Sinh sản: Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể II.Trùng giày: 1.Dinh dưỡng: - Thức ăn qua miệng, hầu được vo thành viên trong không bào tiêu hóa. - Sau đó không bào tiêu hóa rời hầu di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định - Enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh. - Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát. 2. Sinh sản: -Vô tính: phân đôi cơ thể theo chiều ngang - Hữu tính bằng cách tiếp hợp 4. 4.Câu hỏi, bài tập củng cố : Câu 1: Trùng biến hình di chuyển, bắt mồi và tiêu hóa như thế nào ? ( Phần I ) Câu 2:Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hoá và thải bã như thế nào ? ( Phần II ) 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: *Đối với bài học ở tiết học này: -Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi 1,2 - Đọc mục em có biết - Vẽ H5.1 sgk vào tập *Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:Trùng kiết lị, trùng sốt rét +Tìm hiểu thông tin, quan sát tranh +Dự kiến trả lời câu hỏi +Tìm hiểu tác hại của trùng kiết lị, trùng sốt rét như thế nào và cách phòng tránh. 5.RÚT KINH NGHIỆM: ...

File đính kèm:

  • docsinh 7(4).doc
Giáo án liên quan