A. Chuẩn bị chung:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS lấy ví dụ chứng minh được sự đa dạng phong phú của động vật.
2. Kĩ năng: quan sát, phân tích, so sánh và hoạt động nhóm
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II. Trọng tâm – Phương pháp:
1. Trọng tâm: phần 1 và 2.
2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm.
III. Chuẩn bị:
1.GV: - Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng.
- Băng đĩa về thế giới động vật hoang dã.
2. HS: Ôn lại kiến thức sinh học 6 và đọc trước bài mới.
B. Tiến trình DH:
I. Ổn định tổ chức Kiểm tra sĩ số
II. Giảng bài mới (39p)
1. Mở bài: Động vật sống ở khắp nơi trên hành tinh của chúng ta. Vậy, thế giới động vật đa dạng phong phú như thế nào? Bài hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu.
2. Bài giảng:
I. Hoạt động 1: Đa dạng loài và sự phong phú về số lượng các thể
Mục tiêu: HS nêu được sự đa dạng và phong phú cúa động vật.
124 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Điệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấu tạo ngoài của cá như thế nào?
- Khái quát lại.
- GV hỏi: Vậy, sự đa dạng của lớp cá được thể hiện như thế nào?
- Hoàn chỉnh lại nội dung.
- Các thành viên trong nhóm thảo luận thống nhất đáp án.
- Đại diện nhóm lên bảng điền, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Căn cứ vào bảng, HS nêu đặc điểm cơ bản phân biệt 2 lớp là : Bộ xương.
- HS quan sát hình, đọc kĩ chú thích và hoàn thành bảng.
- HS điền bảng, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đối chiếu, sửa chữa sai sót nếu có.
- HS tự rút ra kết luận.
Bảng: Đặc điểm môi trường sống của một số loài cá.
TT
Đặc điểm môi trường
Loài điển hình
Hình dáng thân
Đặc điểm khúc đuôi
Đặc điểm vây chân
Bơi: nhanh, bình thường, chậm, rất chậm
1
Tầng mặt thường thiếu nơi ẩn náu
Cá nhám
Thon dài
Khoẻ
Bình thường
Nhanh
2
Tầng giữa và tầng đáy
Cá vền, cá chép
Tương đối ngắn
Yếu
Bình thường
Bình thường
3
Trong các hang hốc
Lươn
Rất dài
Rất yếu
Không có
Rất chậm
4
Trên mặt đáy biển
Cá bơn, cá đuối
Dẹt, mỏng
Rất yếu
To hoặc nhỏ
Chậm
@ Tiểu kết:
- Số lượng loài lớn.
- Cá gồm:
+ Lớp cá sụn: bộ xương bằng chất sụn.
+ Lớp cá xương: bộ xương bằng chất xương.
- Điều kiện sống khác nhau đã ảnh hưởng đến cấu tạo và tập tính của cá.
II. Hoạt động 2: Đặc điểm chung của cá.
Mục tiêu: HS nắm được các đặc điểm chung của cá.
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
7p
II. Đặc điểm chung của cá.
- Cho HS thảo luận đặc điểm của cá về:
+ Môi trường sống
+ Cơ quan di chuyển
+ Hệ hô hấp
+ Hệ tuần hoàn
+ Đặc điểm sinh sản
+ Nhiệt độ cơ thể
- GV gọi 1-2 HS nhắc lại đặc điểm chung của cá.
- Khái quát lại.
- Cá nhân nhớ lại kiến thức bài trước, thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS thông qua các câu trả lời và rút ra đặc điểm chung của cá.
@ Tiểu kết:
Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước:
+ Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang.
+ Tim 2 ngăn: 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
+ Thụ tinh ngoài.
+ Là động vật biến nhiệt.
III. Hoạt động 3: Vai trò của cá
Mục tiêu: HS nêu được vai trò của cá; từ đó, có các biện pháp bảo vệ cá
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10p
III. Vai trò của cá
- GV cho HS thảo luận: Cá có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người?
- GV lưu ý HS 1 số loài cá có thể gây ngộ độc cho người như: cá nóc, mật cá trắm
- GV hỏi tiếp: Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá ta cần phải làm gì?
- Khái quát lại.
- HS thu thập thông tin GSK và hiểu biết của bản thân và trả lời.
+ Mỗi vai trò yêu cầu HS lấy VD để chứng minh.
- 1 HS trình bày các HS khác nhận xét, bổ sung.
@ Tiểu kết:
* Lợi ích:
- Cung cấp thực phẩm.
- Nguyên liệu chế thuốc chữa bệnh.
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
- Diệt bọ gậy, sâu bọ hại lúa.
* Tác hại: gây ngộ độc cho người như cá nóc, ...
&
3. Củng cố (4p)
Đánh dấu X vào câu trả lời em cho là đúng.
Câu 1: Lớp cá đa dạng vì:
a. Có số lượng loài nhiều
b. Cấu tạo cơ thể thích nghi với các điều kiện sống khác nhau
c. Cả a và b
Câu 2: Dấu hiệu cơ bản để phân biệt cá sụn và cá xương:
a. Căn cứ vào đặc điểm bộ xương
b. Căn cứ vào môi trường sống.
c. Cả a và b.
Đáp án: 1c, 2a.
4. Dặn dò (1p)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết?”.
- Chuẩn bị: Ôn lại kiến thức các chương từ chương I đến chương V.
C. Rút kinh nghiệm:
Tuần 18 Ngày soạn: 9/12/2013
Ngày dạy: ..................
Tiết 35: ÔN TẬP HỌC KÌ I
A. Chuẩn bị chung:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ Biết: hệ thống lại các kiến thức đã học.
Giải thích được một số hiện tượng thực tế.
2. Kỹ năng: rèn kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, vận dụng.
3. Thái độ: rèn tính tự giác, tích cực trong học tập.
II. Trọng tâm - phương pháp
1. Trọng tâm: chương 1, 2, 3, 4, 5 và 6.
2. PP: nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
III. Chẩn bị:
1. GV: hệ thống câu hỏi theo trọng tậm của chương trình.
2. HS: ôn tập lại các kiến thức đã học.
B. Tiến trình DH:
I. Ổn định tổ chức (1p)
II. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong giờ học.
III. Giảng bài mới (39p)
1. Mở bài: Nhằm hệ thống các kiến thức trong chương trình và chuẩn bị cho buổi kiểm tra học kì I.
2. Bài giảng:
I. Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức
Mục tiêu: Giúp HS hệ thống hóa lại các kiến thức từ chương 1 đến chương 6.
II. Hoạt động 2: Các kiến thức trọng tâm
I. Lý thuyết
1. Nêu đặc điểm phân biệt giữa động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật?
2. Vì sao trùng roi, trùng giày, trùng biến hình được xếp vào ngành động vật nguyên sinh? Nêu biện pháp phòng chống bệnh sốt rét?
3. Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang?
4. Mô tả vòng đời của sán lá gan? Nêu các biện pháp phòng tránh giun sán?
5. Chứng minh giun đất thuộc ngành giun đốt? Nêu lợi ích của giun đất trong trồng trọt?
6. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của trai sông? Nêu vai trò của thân mềm?
7. Lớp hình nhện phân biệt với lớp giáp xác ở đặc điểm nào? Nêu tập tính của nhện?
8. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu? Vai trò của lớp sâu bọ.
9. Trình bày đặc điểm bên ngoài của cá thích nghi với đời sống ở nước?
10. Nêu đặc điểm chung và vai trò của cá?
B. Thực hành
1. Quy trình mổ tôm sông.
2. Quy trình mổ giun đất.
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10p
29p
I. Hệ thống hóa kiến thức
- Giúp HS hệ thống nhanh bài học thông qua các sơ đồ.
II. Trả lời câu hỏi
- Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm đảm nhận 2 câu hỏi thảo luận trong 5 phút.
- Khái quát và nêu đáp án đúng.
- HS vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhanh các sơ đồ.
- Đại diện HS hoàn thành, lớp nhận xét bổ sung.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ thảo luận thống nhất ý kiến hoàn thành câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác góp ý bổ sung.
&
3. Củng cố (2p)
- GV khái quát lại một số vấn đề trọng tâm.
4. Dặn dò (1p)
Yêu cầu HS ôn tập lại toàn bộ nội dung chuẩn bị kiểm tra học kì I
C. Rút kinh nghiệm:
Tuần 18 Ngày soạn: 9/12/2013
Ngày dạy:
Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I
A. Chuẩn bị chung:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nhớ sâu hơn các kiến thức đã học ở các chương.
2. Kỹ năng sống: phân tích, so sánh, khái quát và vận dụng kiến thức.
3.Thái độ: Có ý thức nghiêm túc làm bài.
II. Chẩn bị:
1. GV: chuẩn bị đề kiểm tra.
2. HS: bút, thước.
B. Tiến trình DH:
I. Ổn định tổ chức (1p)
II. Bài mới:
1. Xây dựng ma trận:
Cấp độ
Chủ đề
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp thấp
Vận dụng cấp cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Thế giới động vật đa dạng, phong phú
Đặc điểm chung của động vật
Câu 1
1 câu
0,5điểm
5%
0,5 điểm
= 5%
Động vật nguyên sinh
Đặc điểm dinh dưỡng, sống của ĐVNS.
Câu 2
+ Câu 5
2 câu
2,5điểm
25%
2,5 điểm
= 25%
Các ngành giun
- Vòng đời của sán lá gan.
- Đặc điểm sống của giun đất.
Biện pháp phòng tránh giun sán.
1/2 câu 6 (Câu 6ª)
+ Câu 8
1/2 câu 6 (Câu 6b)
2 câu
4,5điểm
45%
3,5 điểm
= 35%
1 điểm
= 10%
Ngành ruột khoang
Đặc điểm chung của ruột khoang
Câu 3
1 câu
0,5điểm
5%
0,5 điểm
= 5%
Ngành chân khớp
Đặc điểm sinh trưởng của chấu chấu
Đặc điểm sống của tôm sông
Câu 7
Câu 4
2 câu
2điểm
20%
1,5 điểm
= 15%
0,5 điểm
= 5%
Tổng
8 câu
10 điểm = 100%
4 câu
3,5 điểm = 3,5%
5/2 câu
5 điểm = 50%
3/2 câu
1,5 điểm = 15%
8 câu
10điểm=
100%
B. Đề kiểm tra:
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng.
1.1 Đặc điểm chung của động vật:
A. Sống chủ yếu dị dưỡng. B. Có khả năng di chuyển.
C. Có thần kinh và giác quan. D. Cả 3 ý trên.
1.2 Động vật nguyên sinh có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng:
A. Trùng giày C. Trùng sốt rét.
B. Trùng biến hình. D. Trùng roi xanh.
1.3. Đặc điểm chung của ruột khoang là:
A. Cơ thể phân đốt, có thể xoang, ống tiêu hoá phân hoá, bắt đầu có hệ tuần hoàn.
B. Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hoá dài đến hậu môn.
C. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhiềunhánh, chưa có ruột sau và hậu môn.
D. Cơ thể đối xứng toả tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có hai lớp tế bào.
1.4 Người ta thường câu tôm sông vào thời gian:
A. Sáng sớm B. Buổi trưa. C. Chập tối. D. Ban chiều.
Câu 2 (2 điểm): Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A.
Động vật nguyên sinh (A)
Đặc điểm (B)
Trùng biến hình
Trùng giày
Trùng kiết lị
Trùng sốt rét
a. Di chuyển bằng chân giả rất ngắn, kí sinh ở thành ruột.
b. Di chuyển bằng lông bơi, sinh sản theo kiểu phân đôi và tiếp hợp.
c. Di chuyển bằng chân giả, sinh sản theo kiểu phân đôi.
d. Không có bộ phận di chuyển dinh dưỡng bằng cách nuốt hồng cầu.
II. Tự luận(6 điểm)
Câu 1(2 điểm):
a. Hãy mô tả vòng đời của sán lá gan?
b. Để phòng tránh giun sán kí sinh, ta cần có những biện pháp nào?
Câu 2(1,5 điểm): Tại sao châu chấu muốn lớn lên phải trải qua nhiều lần lột xác?
Câu 3(2,5 điểm): Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui luồn trong đất như thế nào? Nêu lợi ích của giun đất đối với trồng trọt?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
a. Vòng đời sán lá gan: (1đ)
Sán trưởng thành Trứng Ấu trùng có lông
Vật chủ trung gian Ấu trùng(Ốc ruộng)
Sán lá gan Kết kén Ấu trùng có đuôi
(Bám vào rau)
b. Các biện pháp phòng tránh giun, sán: (1đ)
+ Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh khi ăn uống
+ Tẩy giun định kỳ
Câu 2:
Vì lớp vỏ cuticun của cơ thể chúng kém đàn hồi nên khi lớn lên vỏ cũ phải bong ra để vỏ mới hình thành.
Câu 3:
* Sự thích nghi của giun đất với đời sống trong đất được thể hiện cấu tạo ngoài (1,5 điểm)
- Cơ thể hình thoi thuôn hai đầu, các đốt phần đầu có thành cơ phát triển.
- Chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ làm chỗ dựa khi chui rúc trong đất.
* Lợi ích của giun đất đối với trồng trọt: (1 điểm)
- Làm tơi, xốp đất, toạ điều kiện cho không khí thấm vào đất.
- Làm tăng độ màu mỡ cho đất do phân và chất bài tiết ở cơ thể giun thải ra.
3. Thu bài (1p)
C. Rút kinh nghiệm:
Tuần 19: TRẢ BÀI KIỂM TRA
File đính kèm:
- sinh 7 ki I.doc