1. Mục tiêu
a. Kiến thức :
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thông.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa nón và hoa.
- Nêu được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt trần với cây có hoa.
b. Kỹ năng :
- Rèn luyện khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
- Kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết , phân tích và tổng hợp kiến thức.
c. Thái độ :
- Giáo dục cho học sinh có ý thức trong việc bảo vệ thực vật.
2.Chuẩn bị:
a.Giáo viên:
Tranh phóng cây thông và sơ đồ cắt dọc nón đực và nón cái.
Tranh vẽ cây xanh có hoa.
Mẫu vật thật: cành thông, nón thông ( nếu có )
Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận.
b.Học sinh: Nghiên cứu thông tin và nội dung bài “Hạt trần – cây thông”
Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài trong bài.
Sưu tầm một số tranh ảnh về cây thông .
Mỗi nhóm chuẩn bị một nón thông (nếu có)
3.Phương pháp:
Giảng giải, thảo luận trao đổi nhóm, so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức từ hình vẽ.
4.Tiến trình:
a.Ổn định tổ chức :Kiểm tra sỉ số học sinh và vệ sinh lớp học. (1)
b.Kiểm tra bài cũ : không thực hiện
c. Giảng bài mới: (40)
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 -Tiết 50: Hạt trần - Cây thông - Đinh Thị Hồng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 50
Ngày dạy:
HẠT TRẦN – CÂY THÔNG
1. Mục tiêu
a. Kiến thức :
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thông.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa nón và hoa.
- Nêu được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt trần với cây có hoa.
b. Kỹ năng :
- Rèn luyện khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
- Kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết , phân tích và tổng hợp kiến thức.
c. Thái độ :
- Giáo dục cho học sinh có ý thức trong việc bảo vệ thực vật.
2.Chuẩn bị:
a.Giáo viên:
Tranh phóng cây thông và sơ đồ cắt dọc nón đực và nón cái.
Tranh vẽ cây xanh có hoa.
Mẫu vật thật: cành thông, nón thông ( nếu có )
Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận.
b.Học sinh: Nghiên cứu thông tin và nội dung bài “Hạt trần – cây thông”
Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài trong bài.
Sưu tầm một số tranh ảnh về cây thông .
Mỗi nhóm chuẩn bị một nón thông (nếu có)
3.Phương pháp:
Giảng giải, thảo luận trao đổi nhóm, so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức từ hình vẽ.
4.Tiến trình:
a.Ổn định tổ chức :Kiểm tra sỉ số học sinh và vệ sinh lớp học. (1’)
b.Kiểm tra bài cũ : không thực hiện
c. Giảng bài mới: (40’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Mở bài: H40.1 cho thấy một nón thông đã chín mà ta thường quen gọi đó là “quả” vì nó mang các hạt. Nhưng gọi như vậy đã chính xác chưa? Ta đã biết quả phát triển từ hoa (đúng ra là bầu nhuỵ trong hoa). Vậy cây thông đã có hoa, quả thật sự chưa? Học bài này ta sẽ trả lời được các câu hỏi đó.
HĐ1: Quan sát cơ quan sinh dưỡng của cây thông (15’)
MT: Nêu đặc điểm bên ngoài của thân, cành, lá.
GV: giới thiệu qua về cây thông, yêu cầu HS các nhóm báo cáo mẫu vật cây thông hoặc nón thông đã thu thập được (nếu có). Mời đại diện 1 nhóm cho biết nơi đã thu hoạch mẫu.
GV: hướng dẫn HS quan sát các cơ quan sinh dưỡng của cây thông, yêu cầu HS thảo luận nhóm (3’) quan sát tranh ( hoặc mẫu vật) trả lời các câu hỏi gợi ý do GV treo lên bảng
?Trình bày đặc điểm của thân, cành? (Thân xù xì, cành có vết sẹo khi lá rụng )
?Cho biết màu sắc của thân, cành đó ?
(Thân, cành màu nâu )
?Lá có hình dạng và màu sắc như thế nào?
(nhỏ, hình kim)
?Quan sát lá và cho biết cách mọc của lá?
( Mỗi lá mọc từ 2 -3 chiếc trên 1 cành con rất ngắn )
HS: quan sát tranh và tiến hành thảo luận nhóm hoàn thành các câu hỏi (3’). Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
HĐ2: Quan sát cơ quan sinh sản (nón) (20’)
MT: Nắm được đặc điểm cấu tạo của nón đực và nón cái. So sánh được sự khác nhau của nón và hoa.
GV: thông báo cho HS biết có 2 loại nón và treo tranh cấu sơ đồ cắt dọc nón đực và nón cái.
GV: yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi gợi ý (4’)
?Xác định vị trí nón đực và nón cái trên cành ?
( Nón thường mọc gần ngọn cành)
?Cho biết đặc điểm để phân biệt 2 loại nón ?(số lượng, kích thước của 2 loại)
(Nón đực nhỏ,màu vàng mọc thành cụm; Nón cái lớn, mọc riêng lẻ)
?Nón đực có cấu tạo như thế nào ?
(Trục nón, vảy (nhị) mang hai túi phấn chứa hạt phấn)
? Nón cái có cấu tạo như thế nào?
(Trục nón, vảy (lá noãn) mang 2 noãn)
HS: quan sát mẫu vật, tranh và đối chiếu với H40.2 và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. Đại diện nhóm trình bày kết quả, các HS khac1 nhận xét và bổ sung.
GV: hướng dẫn HS tự hoàn thiện kiến thức.
GV: treo bảng 40, yêu cầu HS độc lập quan sát tranh cây xanh, và yêu cầu so sánh sự khác nhau giữa hoa và nón.
HS: độc lập hoàn thành bảng kẻ sgk/133
ĐĐ
Lá đài
Cánh hoa
Nhị
Nhuỵ
Chỉ nhị
Bao
Túi phấn
Đầu
Vòi
Bầu
Vị trí của noãn
Hoa
+
+
+
+
+
+
+
+
Nón
-
-
-
-
-
-
-
-
GV: yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
?Nón khác hoa điểm nào?
(Nón không có các bộ phận: lá đài, cánh hoa, nhị và nhuỵ)
?Có thể coi nón như một hoa được hay không?
(Nón chưa có bầu nhuỵ chứa noãn nên không thể coi như một hoa)
GV: hướng dẫn HS rút ra kết luận. Đồng thời, yêu cầu HS quan sát nón thông và tìm đặc điểm về hạt:
?Hạt có đặc điểm? Nằm ở đâu?
(hạt có cánh, nằm trên lá noãn)
?Lá noãn có đặc điểm gì?( lá noãn hở)
?So sánh nón với quả bưởi tìm điểm khác nhau?
(Hạt bưởi nằm kín trong quả và không nhìn thấy được, còn hạt thông nằm ở lá noãn, nhìn vào sẽ thấy dễ dàng)
?Tại sao gôi thông là hạt trần?
(Hạt nằm trên lá noãn hở (gọi là hạt trần), chưa có quả thật sự.
HĐ3: Quan sát túi bào tử của cây rêu (5’)
MT: HS biết được sự đóng góp to lớn và những giá trị của cây hạt trần đối với thiên nhiên và đối với con người.
GV: thông qua một số thông tin về một số cây hạt trần khác cùng những giá trị của chúng. Yêu cầu HS cho biết những giá trị thực tiễn của các cây thuộc ngành hạt trần. (Dựa vào SGK/ 134)
GV liên hệ thực tế : thông báo cho HS biết nguy cơ tuyệt vong của cây hạt trần dựa vào thông tin ở mục “Em có biết?”.
HS: theo dõi và nghiên cứu các thông tin trong SGK. HS tự rút ra kết luận của bài.
1. CƠ QUAN SINH DƯỠNG CỦA CÂY THÔNG
- Thân, cành màu nâu, xù xì, cành có vết sẹo khi lá rụng.
- Lá nhỏ, hình kim, mọc từ 2 -3 chiếc trên 1 cành con rất ngắn.
2..CƠ QUAN SINH SẢN (Nón).
- Thông có hai loại nón : nón đực và nón cái.
+ Nón đực : nhỏ,màu vàng mọc thành cụm. Gồm có : Trục nón, vảy (nhị) mang hai túi phấn chứa hạt phấn.
+ Nón cái: lớn, mọc riêng lẻ. Gồm có:
Trục nón, vảy (lá noãn) mang 2 noãn.
- Nón chưa có bầu nhuỵ chứa noãn nên không thể coi như một hoa.
- Hạt nằm trên lá noãn hở (gọi là hạt trần), chưa có quả thật sự.
3. GIÁ TRỊ CỦA CÂY HẠT TRẦN
- Cây hạt trần có giá trị lớn trong việc: cung cấp gỗ tốt và thơm (thông, pơmu, hoàng đàn, kim giao, ), làm cảnh (tuế, bách tán, trắc bách diệp, thông tre,), nhựa cây thông dùng để làm bóng các sản phẩm bằng gỗ như : tủ, bàn, ghế,
d. Củng có và luyện tập (2’)
BÀI TẬP: Lựa chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Các cây hạt Trần có đặc điểm khác với cây có hoa là:
a.Cây đa dạng :Thân cỏ, thân gỗ, thân leo, thân bò
b.Có mạch dẫn trong thân
c.Chủ yếu là cây thân gỗ
d.Cơ quan sinh sản là hoa
e.Cơ quan sinh sản là nón
Câu 2:Cây thông là cây hạt Trần vì :
a.Hạt không có vỏ bao bọc ở bên ngoài
b.Hạt không nằm trong quả mà bên ngoài quả
c.Hạt nằm trên các nón cái
d.Hạt nằm trên các vảy (lá noãn) chưa khép kín của nón cái đã phát triển.
Câu 3: Trong số các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là đặc trưng nhất của cây hạt Trần?
a.Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn
b.Lá đa dạng
c.Có sự sinh sản hữu tính
d.Có hạt hở, chưa có hoa, quả
e. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’)
* Bài cũ : Học bài và làm bài tập 1,2 sgk / 134 vào vở bài tập.
Tìm hiểu thêm về các loại cây hạt trần khác mà em biết.
Đọc mục “Em có biết” sgk/ 134
* Bài mới : Nghiên cứu kĩ thông tin và nội dung bài “Hạt kín – đặc điểm của thực vật hạt kín”
Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài trong sgk/ 135, 136
Sưu tầm một số tranh ảnh về các loại cây trong thiên nhiên.
So sánh sự khác nhau giữa cây hạt trần và cây hạt kín.
Tìm hiểu : vì sao chúng được gọi là cây hạt kín?
5. Rút kinh nghiệm:
SGK:
GV:
HS:
File đính kèm:
- Sinh 6 tiet 50.doc