I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Mô tả được cây hạt trần ( cây thông) là thực vật có thân gỗ lớn và mạch dẫn phức tạp. Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên lá nõan hở.
2. Kỹ năng: Hình thành kĩ năng quan sát, kĩ năng nhận biết và làm việc theo nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Mẫu cành thông có nón.
- Tranh cành thông mang nón, sơ đồ cắt dọc nón đực và nón cái.
- Tranh một số hạt trần khác.
2. Chuẩn bị của học sinh: Mẫu cành thông có nón và sưu tầm tranh ảnh tư liệu về hạt trần.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 6A1: .; 6A3: . ;
6A4: . .; 6A5: .;
6A6: . .
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày đặc điểm cấu tạo của dương xỉ?
- Quá trình hình thành than đá như thế nào?
3. Hoạt động dạy và học:
* Mở bài: GV giới thiệu vào bài như SGK.
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 48, Bài 38: Hạt trần - Cây thông - Năm học 2013-2014 - Ông Hà Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Ngày soạn 10/02/2014
Tiết 48 Ngày dạy 14/02/2014
Bài 38: HẠT TRẦN - CÂY THÔNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Mô tả được cây hạt trần ( cây thông) là thực vật có thân gỗ lớn và mạch dẫn phức tạp. Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên lá nõan hở.
2. Kỹ năng: Hình thành kĩ năng quan sát, kĩ năng nhận biết và làm việc theo nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Mẫu cành thông có nón.
- Tranh cành thông mang nón, sơ đồ cắt dọc nón đực và nón cái.
- Tranh một số hạt trần khác.
2. Chuẩn bị của học sinh: Mẫu cành thông có nón và sưu tầm tranh ảnh tư liệu về hạt trần.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 6A1:..................................................; 6A3:....................................................;
6A4:............ ................................; 6A5:.....................................................;
6A6:....................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày đặc điểm cấu tạo của dương xỉ?
- Quá trình hình thành than đá như thế nào?
3. Hoạt động dạy và học:
* Mở bài: GV giới thiệu vào bài như SGK.
Hoạt động 1: Quan sát cơ quan sinh dưỡng của cây thông
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV giới thiệu qua về cây thông và hướng dẫn HS quan sát cành thông như sau:
+ Đặc điểm thân cành? Màu sắc?
+ Lá: Hình dạng, màu sắc?
+ Quan sát cách mọc của lá.
- Cho lớp thảo luận hoàn thiện kết luận.
- HS quan sát mẫu vật và hình vẽ.
- Thảo luận câu hỏi.
- HS từng nhóm làm việc tiến hành quan sát cành lá thông.
- Trả lời câu hỏi.
- HS rút ra kết lụât chính.
*Tiểu kết:
- Thân gỗ có màu nâu, xù xì, có mạch dẫn phức tạp.
- Lá nhỏ hình kim mọc từ hai đến ba chiếc trên một cành con rất ngắn.
- Rễ to khoẻ, mọc sâu
=> Thích nghi với đời sống khô cạn, gió, nắng
Hoạt động 2: Quan sát cơ quan sinh sản của cây thông (nón)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Vấn đề 1:Cấu tạo nón đực nón cái.
- GV giới thiệu cây thông có hai loại nón và hướng dẫn HS quan sát nón thông như sau:
+ Xác định vị trí của nón đực và nón cái?
+ Đặc điểm của hai loại nón?
- Cho lớp thảo luận hoàn thiện kết luận.
- Gv yêu cầu HS quan sát sơ đồ cắt dọc của nón đực và nón cái:
+ Nón đực có cấu tạo như thế nào?
+ Nón cái có cấu tạo như thế nào?
- GV bổ sung và hoàn thiện kết luận.
Vấn đề 2:Quan sát một nón cái đã phát triển:
+ Hạt có đặc điểm gì và nằm ở đâu?
+ Tại sao gọi thông là cây hạt trần?
- HS quan sát mẫu vật và hình vẽ.
- Thảo luận câu hỏi.
- HS từng nhóm làm việc tiến hành quan sát nón thông.
- Trả lời câu hỏi.
- HS rút ra kết lụât chính.
- HS so sánh cấu tạo hoa và nón (Điền vào bảng 113 SGK)
- HS quan sát một nón thông và trả lời các câu hỏi.
1 vài HS trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
*Tiểu kết:
- Nón đực: màu vàng, mọc thành cụm.
+ Nhị mang hai túi phấn chứa hạt phấn.
- Nón cái: To, mọc riêng lẻ,
+ Lá noãn mang hai noãn.
- Nón cái chưa có bầu nhuỵ chứa noãn vì vậy không thể coi như một hoa.
- Hạt nằm trên lá noãn hở (hạt trần), chưa có quả thật sự.
Hoạt động 3: Vai trò của cây hạt trần
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Gv nêu 1 số cây hạt trần khác
-Cây hạt trần có vai trò gì đối với đời sống con người ?
- Gv gọi học sinh trã lời
- Nhóm khác nhận xét bổ sung rút ra kết luận
- Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh.
Hs quan sát 1 số cây thuộc họ dương xỉ khác
Dùng lấy gỗ
Làm cảnh
Làm nhiên liệu
- Đại diện nhóm báo cáo và rút ra kết luận
*Tiểu kết:
- Cho gỗ tốt, thơm như thông, pơmu, kim giao
- Trồng làm cảnh
- Lá phổi xanh của con người
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố:
- Cấu tạo cơ quan sinh sản của thông?
- So sánh đặc điểm cấy tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ?
2. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk.
- Đọc phần “Em có biết” sgk trang 134.
* Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Sinh 6 - Tiet 48.doc