I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Kiến thức
- Nêu rõ được môi trường sống và cấu tạo của tảo.
- Tập nhận biết một số tảo thường gặp.
- Hiểu rõ những vai trò của tảo.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ TV.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh H38.1- 38.4 SGK.
II TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
1. Tổ chức.
6A:
2. Kiểm tra bài cũ.
? Nêu đặc điểm của cây thích nghi với các môi trường sống khác nhau?
3. Bài mới.
Hoạt động : Tìm hiểu cấu tạo của tảo.
17 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 41 đến 48 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“em có biết”
- Chuẩn bị rêu, kính lúp cầm tay.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn:30/01/2013
Ngày giảng:
Tiết 46- Bài 38: RÊU- CÂY RÊU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: HS xác định được môi trường sống của rêu. Nêu được đặc điểm cấu tạo của rêu, phân biệt được rêu với tảo và cây có hoa.
- Hiểu được hình thức sinh sản của rêu.
- Thấy được vai trò của rêu trong tự nhiên.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát.
3. Tháo độ: Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
- Vật mẫu: cây rêu.
- Tranh phóng to H38.1 và 38.2.
- Kính lúp cầm tay.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
1. Tổ chức.
Tiết
Thứ
Ngày
Lớp
Sĩ số
Hs vắng
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm chung của tảo? Tảo có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống?
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu môi trường sống của rêu.
GV yêu cầu HS nghiên cứu TT sgk, trả lời câu hỏi.
? Rêu thường sống ở nơi nào?
GV yêu cầu HS sờ tay vào rêu, nêu nhận xét?
Rêu là nhóm TV sống trên cạn đầu tiên, có cấu tạo đơn giản.
HS nghiên cứu TT sgk, liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi.
* Kết luận:
Rêu thường sống ở nơi ẩm ướt: chân tường, trên đất ẩm hay các cây to...
sờ tay thấy mềm, mịn như nhung.
Hoạt động 2: Quan sát cây rêu.
GV yêu cầu HS quan sát cây rêu và đối chiếu H38.1, trả lời câu hỏi.
? Cây rêu có những bộ phận nào?
? Rễ của cây rêu có gì đặc biệt?
? Rễ giả có chức năng gì?
? Thân lá có đặc điểm gì thích nghi với điều kiện sống như thế nào?
? Em hãy nêu đặc điểm của rêu?
? So sánh rêu với tảo và TV có hoa.
GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức.
HS hoạt động nhóm, tách rời 1,2 cây rêu , quan sát bằng kính lúp.
Đại diện 1,2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Có rễ, thân, lá.
Rễ giả
Chức năng hút nước.
Thân, lá chưa có mạch dẫn -> sống được ở nơi ẩm ướt.
* Kết luận: Rêu là TV có rễ, thân, lá, có cấu tạo đơn giản.
+ Thân ngắn, không phân nhánh.
+ Lá nhỏ, mỏng.
+ Rễ giả có khả năng hút nước.
+ Chưa có mạch dẫn.
HS trao đổi, trả lời . Yêu cầu:
Tảo: Chưa có rễ, thân, lá.
Rêu: Thân, lá chưa có mạch dẫn, rễ giả, không có hoa, quả, hạt.
Cây có hoa: Rễ, thân lá có mạch dẫn phát triển. Có hoa, quả, hạt.
Hoạt động 3: Túi bào tử và sự phát triển của rêu.
GV yêu cầu HS quan sát tranh H38.2, trả lời câu hỏi.
? Cơ quan sinh sản của cây rêu là gì?
? Rêu sinh sản bằng gì?
? Trình bày sự phát triển của rêu?
HS quan sát tranh trả lời câu hỏi. Đại diện HS báo cáo.
* Kết luận:
- Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở ngọn cây rêu.
- Rêu sinh sản bằng bào tử nằm trong túi bào tử.
- Khi chín, túi bào tử mở nắp, bào tử rơi ra ngoài, gặp đất ẩm bào tử nảy mầm phát triển thànhcây rêu.
Hoạt động 4: Vai trò của rêu
GV yêu cầu HS nghiên cứu TT sgk, trả lời câu hỏi.
? Rêu có vai trò gì?
HS nghiên cứu SGK, trả lời.
* Kết luận: Vai trò của rêu:
- Hình thành chất mùn.
- Tạo than bùn, làm chất đốt, phân bón.
4. Củng cố đánh giá
? Nê đặc điểm của cây rêu? Tại sao rêu chỉ sống được ở nơi ẩm ướt?
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc trước bài 39, chuẩn bị cây dương xỉ.
***************************************
Tổ trưởng duyệt
Nguyễn Thị Thúy Hà
Ngày soạn: 05/02/2013.
Ngày giảng:
Tiết 47- Bài 39: QUYẾT- CÂY DƯƠNG XỈ
I MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của dương xỉ.
- Biết cách nhận biết một cây dương xỉ.
- Biết được vai trò của dương xỉ.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát, thực hành.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ yêu và bảo vệ thiên nhiên.
II, CHUẨN BỊ:
- Mẫu vật - cây dương xỉ.
- Tranh H39.1- 39.4
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
1. Tổ chức :
6A:
2. Kiểm tra bài cũ.
? Nêu đặc điểm cấu tạo của rêu? Tại sao rêu sống ở cạn nhưng chỉ sống được ở nơi ẩm ướt?
3 - Bài mới.
Hoạt động 1: Quan sát cây dương xỉ.
? Hãy nêu môi trường sống của cây dương xỉ?
GV yêu cầu HS đặt mẫu dương xỉ lên bàn, quan sát kỹ cây dương xỉ, yêu cầu:
? Ghi lại đặc điểm các bộ phận của cây.
? Cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ có đặc điểm gì?
GV giúp HS phân biệt cuống lá già với thân
? So sánh cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ với cơ quan sinh dưỡng của rêu?
GV yêu cầu HS lật mặt dưới lá già , tìm túi bào tử.
GV yêu cầu HS quan sát H 39.2.
? Vòng cơ có tác dụng gì?
? Cơ quan sinh sản là gì? Trình bày sự phát triển của bào tử ? So sánh với rêu.
* Môi trường sống: Nơi ẩm và râm: khe tường, dưới tán cây...
a) Quan sát cơ quan sinh dưỡng.
HS hoạt động theo nhóm, quan sát cây dương xỉ.
Trao đổi nhóm về đặc điểm rễ, thân, lá quan sát được (chú ý đặc điểm lá non).
* Kết luận 1: Cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ gồm:
+ Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn.
+ Thân ngầm hình trụ.
+ Rễ thật.
+ Có mạch dẫn trong thân và lá.
Giống: Đều có rễ, thân, lá
Khác: Cây dương xỉ đã có mạch dẫn, có rễ thật.
b) Quan sát túi bào tử và sự phát triển của cây dương xỉ.
HS quan sát, thảo luận nhóm, ghi câu trả lời ra nháp.
Vòng cơ: Đẩy bào tử bay ra khi túi bào tử chín.
* Kết luận 2:
- Cơ quan sinh sản là túi bào tử.
- Dương xỉ sinh sản bằng bào tử.
- Khi bào tử chín, vòng cơ đẩy bào tử chín ra ngoài -> bào tử nảy mầm -> phát triển thành nguyên tản -> cây dương xỉ con.
* Dương xỉ khác rêu: bào tử nảy mầm phải phát triển qua nguyên tản rồi mới thành cây con.
Hoạt động 3: Quyết cổ đại và sự hình thành than đá.
GV yêu cầu HS nghiên cứu TT SGK, trả lời câu hỏi.
? Than đá được hình thành như thế nào?
HS nghiên cứu trả lời câu hỏi.
* Sự hình thành than đá:
Quyết và dương xỉ chết bị vùi lấp trong đất, dưới tác dụng của vi khuẩn, sức nóng, sức ép của trái đất mà hình thành than đá(khoảng 300 triệu năm)
4. Củng cố - đánh giá.
- HS đọc ghi nhớ SGK
? So sánh cơ quan sinh dưỡng của rêu và dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn?
? Nhận xét đặc điểm chung dương xỉ. làm thế nào để biết 1 cây thuộc dương xỉ.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, trả lời câu hỏi sgk.
- Đọc “em có biết”.
- Ôn lại các kiến thức từ đầu học kỳ II.
**************************************
Ngày soạn: 17/02/2013
Ngày giảng:
Tiết 48: ÔN TẬP
I .MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả, các loại quả và hạt.
- Khắc sâu kiến thức về tảo, rêu, dương xỉ.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
- Hệ thống câu hỏi, bảng phụ.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Tổ chức.
6A:
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Hoa và sinh sản hữu tính
GV đưa ra hệ thống câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
? Hoa gồm những bộ phận nào? Nêu chức năng của từng bộ phận?
? Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính?
? Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn?
? Nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và thụ phấn nhờ gió?
? Thế nào là thụ phấn? có những cách thụ phấn nào?
GV treo tranh: quá trình thụ phấn và thụ tinh.
HS hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét.
Hoa gồm : đài, tràng, nhị, nhụy. Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy; Nhị và nhụy duy trì và bảo vệ nòi giống.
Hoa đơn tính: chỉ có nhị hoặc nhụy; hoa lưỡng tính: có cả nhị và nhụy.
Hoa tự thụ phấn: có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó
- Hoa giao phấn: có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của hoa khác.
Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: Hoa có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to, có gai, đầu nhụy có chất dính.
- Hoa thụ phấn nhờ gió: Hoa thường tập trung ở ngọn cây, bao hoa thường tiêu giảm, chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ, đầu nhụy dài, có nhiều lông.
* Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ.
- Thụ phấn nhờ gió.
- Thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Thụ phấn nhờ người.
* Thụ tinh: là hiện tượng TBSD đực kết hợp với TBSD cái tạo thành hợp tử.
Hoạt động 2: Ôn kiến thức về quả và hạt.
GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi.
? Có những loại quả nào? Cho VD.
GV cho HS quan sát tranh hạt đỗ, hạt ngô.
? Hạt gồm những bộ phận nào?
? Phôi gồm những bộ phận nào?
? Hạt 1 lá mầm khác hạt 2 lá mầm ở điểm nào?
? Có những cách phát tán nào?
? Muốn hạt nảy mầm tốt cần những điều kiện gì? Mô tả TN chứng minh.
? Cây có hoa có sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan như thế nào? cho ví dụ?
? Cây có hoa sống ở những môi trường như thế nào/ ví dụ về điều kiện thích nghi.
HS quan sát, thảo luận nhóm. Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét.
Quả khô: khi chín vỏ quả khô cứng, mỏng. Gồm quả khô nẻ và quả khô không nẻ.
- Quả thịt: khi chín mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả. Gồm quả mọng và quả hạch.
Hạt gồm:
+ Vỏ
+ Phôi: Rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm.
+ Chất dinh dưỡng dự trữ.
Hạt một lá mầm có 1 lá mầm trong phôi, chất dinh dưỡng dự trữ ở phôi nhũ; Hạt 2 lá mầm có hai lá mầm trong phôi, chất dinh dưỡng dự trữ ở lá mầm
Phát tán.
+ nhờ gió
+ nhờ động vật
+ tự phát tán
* Điều kiện:
+ Đủ nước, không khí, điều kiện thích hợp.
+ Hạt giống chắc, mẩy, không sứt, sẹo.
HS trả lời câu hỏi, lấy VD minh họa.
Hoạt động 3:: Ôn kiến thức về tảo, rêu, dương xỉ.
? Nêu đặc điểm chung của tảo? Tảo có vai trò gì?
? So sánh cấu tạo, sinh sản của tảo, rêu, dương xỉ.
* tảo: cơ thể chưa có rễ, thân, lá.
+ cơ thể có rễ, thân, lá.
Đặc điểm
Tảo
Rêu
dương xỉ
Cấu tạo
- sống ở nước
- cấu tạo cơ thể là 1 khối tế bào đồng nhất, chưa có rễ, thân, lá.
- Sống ở nơi ẩm ướt (là thực vật lên cạn đầu tiên)
- Cơ thể đó có thân, lá, rễ giả. Thân nhỏ không phân nhánh, là nhỏ không có gân ở giữa, chưa có mạch dẫn.
- Sống ở nơi ẩm, râm.
- Cơ thể có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn.
+ Lá già có cuống dài.
+ Lá non cuộn tròn.
Sinh sản và
phát triển
- Sinh sản sinh dưỡng và tiếp hợp.
- Sinh sản bằng bào tử. (nhờ nước)
- Bào tử phát triển thành cây rêu.
- Sinh sản bằng bào tử (nhờ nước)
- Bào tử phát triển thành nguyên tán -> cây dương xỉ.
4. Củng cố - đánh giá
- GV giải đáp thắc mắc của HS(nếu có)
5. Hướng dẫn về nhà.
- Làm đề cương ôn tập, ôn lại toàn bộ kiến thức đã học từ đầu học kỳ II.
- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết.
Tổ trưởng duyệt
Nguyễn Thị Thúy Hà
File đính kèm:
- sinh 6 tiet 41-48.doc