1.Mục tiêu:
a.Kiến thức :
- HS hiểu được thụ tinh là gì ? Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, thấy được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.
- Có thể nhận biết dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.
- Xác định sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi thụ tinh.
b.Kỹ năng : Rèn luyện và củng cố các kỹ năng :
- Rèn luyện khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
- Kỹ năng quan sát, nhận biết các tranh ảnh, mẫu vật để tự hình thành kiến thức.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng tự nhiên xảy ra trong đời sống.
c.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong việc trồng và bảo vệ cây xanh.
2.Chuẩn bị:
a.Giáo viên: Tranh phóng to “Quá trình thụ phấn và thụ tinh” sgk/ 31
Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận.
b.Học sinh: Nghiên cứu thông tin và nội dung bài “Thụ tinh, kết hạt và tạo quả”
Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài trong sgk/ 103, 104
Vẽ hình 31.0 sgk/ 103 vào vở bài học.
3.Phương pháp: giảng giải, thảo luận trao đổi nhóm, so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức từ hình vẽ.
4.Tiến trình:
a.Ổn định tổ chức :Kiểm tra sỉ số học sinh và vệ sinh lớp học. (1)
b.Kiểm tra bài cũ : (4)
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 -Tiết 38 + 39 - Đinh Thị Hồng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu nhuỵ và vòi nhuỵ vào trong bầu.
2.THỤ TINH
- Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.
- Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính.
3.KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ
- Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi.
- Noãn phát triển thành hạt chứa phôi.
- Bầu nhuỵ phát triển thành quả chứa hạt.
d. Củng cố và luyện tập: (3’)
Câu hỏi1/104 : Thụ phấn xảy ra bên ngoài hoa, thụ tinh xảy ra bên trong hoa. Thụ tinh có sự kết hợp giữa tbsd đực và tbsd cái tạo thành hợp tử. Không có sự thụ phấn thì không xảy ra hiện tượng thụ tinh.
Câu hỏi2/104 : Quả do bầu nhuỵ phát triển thành, hạt do noãn phát triển thành.
Những cây khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa như : quả lựu, quả ổi, quả măng cụt, Bộ phận đó là đầu nhuỵ.
e. Hướng dẫn tự học ở nhà: (2’)
* Bài cũ : Học bài và làm bài tập sgk / 104 vào vở bài tập.
Đọc mục “Em có biết” sgk/ 102
* Bài mới : Nghiên cứu thông tin và nội dung bài “Các loại quả”
Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài trong sgk/ 106.
Mỗi nhóm sưu tầm tranh ảnh hoặc một số loại quả :chanh, cà chua, táo, nhãn,
5. Rút kinh nghiệm:
SGK:
GV:
HS:
CHƯƠNG VII. QUẢ VÀ HẠT
* MỤC TIÊU CHƯƠNG:
1.Kiến thức:
- Biết cách phân chia quả thành các nhóm khác nhau.
- Dựa vào đặc điểm của vỏ quả để chia thành 2 nhóm chính là quả khô và quả thịt.
- Kể tên được các bộ phận của hạt.
- Phân biệt được hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm.
- Biết cách nhận biết hạt trong thực tế.
- Phân biệt được các cách phát tán của quả và hạt.
- Tìm ra những đặc điểm của quả và hạt phù hợp với cách phát tán.
- Thông qua thí nghiệm học sinh phát hiện ra các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
- Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kỹ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống.
- Hệ thống hoá kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của các cơ quan của cây xanh có hoa.
- Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn.
2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, tổng hợp để rút ra kết luận và thực hành.
- Vận dụng kiến thức để biết cách bảo quản, chế biến quả và hạt sau khi thu hoạch.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hoạt động theo nhóm.
- Rèn kỹ năng biết thiết kế thí nghiệm thực hành.
- Rèn kỹ năng vận dụng các kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế trong trồng trọt.
3.Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ và chăm sóc thực vật trong thiên nhiên.
- Biết cách lựa chọn và bảo quản hạt giống.
- Giáo dục học sinh có ý thức yêu thích bộ môn.
Tiết : 39
Ngày dạy:
CÁC LOẠI QUẢ
1.Mục tiêu:
a.Kiến thức:
- Biết cách phân chia quả thành các nhóm khác nhau.
- Dựa vào đặc điểm của vỏ quả để chia thành 2 nhóm chính là quả khô và quả thịt.
b.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, tổng hợp để rút ra kết luận và thực hành.
- Vận dụng kiến thức để biết cách bảo quản, chế biến quả và hạt sau khi thu hoạch.
c.Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ và chăm sóc thực vật trong thiên nhiên.
2.Chuẩn bị:
a.Giáo viên: Sưu tầm trước một số quả khô và quả thịt khó tìm.
Mẫu vật thật :quả chanh, quả dưa hấu, quả nhãn, quả táo, quả đậu xanh,
Tranh một số loại quả thịt và quả khô.
b.Học sinh: Nghiên cứu thông tin và nội dung bài “Các loại quả”
Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài trong sgk/ 106.
Mỗi nhóm sưu tầm tranh ảnh hoặc một số loại quả :chanh, cà chua, táo, nhãn,
3.Phương pháp: Giảng giải, thảo luận trao đổi nhóm, so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức từ hình vẽ, mẫu vật thật.
4.Tiến trình:
a.Ổn định tổ chức :Kiểm tra sỉ số học sinh và vệ sinh lớp học. (1’)
b.Kiểm tra bài cũ : (5’)
Câu hỏi
Trả lời
Điểm
HS1:Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh? Thụ phấn có quan hệ ntn với thụ tinh ?
*Trình bày hiện tượng nảy mầm của hạt?
HS2:Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành? Em có biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại 1 bộ phận của hoa? Tên của bộ phận đó?
*Thụ tinh là gì?
HS1: Thụ phấn xảy ra bên ngoài hoa, thụ tinh xảy ra bên trong hoa. Thụ tinh có sự kết hợp giữa tbsd đực và tbsd cái tạo thành hợp tử. Không có sự thụ phấn thì không xảy ra hiện tượng thụ tinh.
* Hạt phấn hút chất nhầy trương lên nảy mầm thành ống phấn. Tế bào sinh dục đực chuyển đến phần đầu ống phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhuỵ và vòi nhuỵ vào trong bầu.
HS2: Quả do bầu nhuỵ phát triển thành, hạt do noãn phát triển thành.
Những cây khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa như : quả lựu, quả ổi, quả măng cụt, Bộ phận đó là đầu nhuỵ.
* Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính.
5
5
5
5
c. Giảng bài mới: (35’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Mở bài: Hãy kể tên những loại quả mang theo và một số loại quả mà em biết? Chúng giống và khác nhau ở những điểm nào? [Phân biệt loại quả sẽ có tác dụng thiết thực trong đời sống.
HĐ1: Tập chia nhóm các loại quả (25’)
MT: HS tập chia quả thành các nhóm khác nhau theo tiêu chuẩn tự chọn.
GV: yêu cầu HS trình bày các quả lên bàn, hướng dẫn HS quan sát mẫu vật thật và xếp chúng vào các loại giống nhau để chia thành các nhóm.
HS: quan sát kĩ và tiến hành chia các loại quả thành các nhóm quả theo yêu cầu của GV.
GV:yêu cầu HS tìm hiểu và nghiên cứu thông tin sgk và tiến hành thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi (2’).
?Dựa vào những đặc điểm nào để chia nhóm?
(vỏ quả,hình dạng, số hạt, đặc điểm của hạt, )
HS: nghiên cứu thông tin, quan sát mẫu thật và tiến hành thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV và sgk .Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận và kết quả chia các nhóm quả. Các HS khác nhận xét bổ sung, cả lớp trao đổi kết quả với nhau.
HĐ2: Tìm hiểu về các loại quả (10’)
MT: HS biết cách phân chia các loại quả thành nhóm.
GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục sgk để biết tiêu chuẩn của 2 nhóm quả chính : quả khô và quả thịt
HS: nghiên cứu thông tin sgk và cho các nhóm nhận xét kết quả chia nhóm quả của nhau.
GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm quan sát: vỏ quả khô khi chín xem có thể chia chúng thành mấy nhóm nữa?
Ghi lại đặc điểm của từng nhóm quả khô? Gọi tên các nhóm quả khô đó? (4’)
HS:tiến hành thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét và bổ sung cho nhau.Yêu cầu nêu được
Quả khô chia thành 2 nhóm:
Quả khô nẻ:khi chín khô vỏ, quả có khả năng tách ra.
Quả khô không nẻ:khi chín khô vỏ, quả không tự tách ra.
GV: yêu cầu HS cho ví dụ mỗi loại.
GV: tương tự, yêu cầu HS tiến hành thảo luận tìm đặc điểm của quả thịt.(3’)
HS:dùng dao cắt ngang quả cà chua, đu đủ, táo, chanh tìm đáp án đúng. Yêu cầu nêu được:
Quả thịt gồm 2 nhóm:
Quả mọng: phần thịt quả dày, mọng nước.
Quả hạch: có hạch cứng chứa hạt ở bên trong
GV: giải thích thêm về quả hạch và yêu cầu HS tìm thêm 1 số ví dụ về quả hạch, quả mọng.
1. CĂN CỨ VÀO ĐẶC ĐIỂM NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT CÁC LOẠI QUẢ?
- Dựa vào đặc điểm của vỏ quả có thể chia các loại quả thành 2 nhóm chính là quả khô và quả thịt.
2.CÁC LOẠI QUẢ CHÍNH
* Có 2 nhóm quả chính là : nhóm quả khô và nhóm quả thịt.
- Nhóm quả khô khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng. Có 2 nhóm quả khô là :
+ Quả khô nẻ :đậc xanh, quả cải, móng tay
+ Quả khô không nẻ:quả chò,
- Nhóm quả thịt khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả. Gồm 2 nhóm là:
+ Quả mọng gồm toàn thịt: cà chua, đu đủ
+ Quả hạch có hạch cứng bọc lấy hạt :táo, mơ, nhãn, xoài,
d. Củng cố và luyện tập: (2’)
Câu hỏi1/107 :(phần 2, quả khô: đậu xanh, móng tay, quả bông. Quả thịt : cà chua, táo, đu đủ)
Câu hỏi2: treo bảng tóm tắt sơ đồ phân loại quả còn khuyết, yêu cầu HS hoàn thành.
Quả khô Quả thịt
(Khi chín vỏ quả cứng, mỏng, khô) (Khi chín vỏ mềm nhiều thịt quả)
Quả khô nẻ Quả khô không nẻ Quả hạch Quả mọng
(Khi chín vỏ ( Khi chín vỏ quả (Hạt có hạch ( Quả mềm
quả tự nứt) không tự nứt cứng) bao bọc ) chứa đầy thịt)
e. Hướng dẫn tự học ở nhà: (2’)
* Bài cũ : Học bài và làm bài tập sgk / 107 vào vở bài tập.
Đọc mục “Em có biết” sgk/ 107
* Bài mới : Nghiên cứu thông tin và nội dung bài “Hạt và các bộ phận của hạt”
Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài trong sgk/108, 109.
Mỗi nhóm chuẩn bị một số loại hạt : đậu xanh, đậu phộng, ngô, lúa, đã được ngâm trong nước hoặc bông ẩm trước từ 1 - 4 ngày ( tuỳ theo từng loại dưới hướng dẫn của GV)
5. Rút kinh nghiệm:
SGK:
GV:
HS:
File đính kèm:
- Sinh 6 tiet 3839.doc