Giáo án Sinh học Lớp 6 -Tiết 27: Phần lớn nước vào cây đi đâu? - Đinh Thị Hồng Phương

1. Mục tiêu :

 a. Kiến thức :

 - Lựa chọn được cách thiết kế 1 thí nghiệm chứng minh cho kết luận : phần lớn nước do rễ hút vào cây và được lá thải ra ngoài bằng hiện tượng thoát hơi nước.

 - Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước qua lá.

 - Nắm được những đặc điểm bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá.

 - Giải thích được ý nghĩa của 1 số biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt.

 b. Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết so sánh kết quả thí nghiệm tìm ra kiến thức.

 c. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng say mê môn học, ham hiểu biết.

2. Chuẩn bị:

 a. Giáo viên: - Tranh vẽ phóng to hình 24.3

 - Mô hình cấu tạo phiến lá cắt ngang.

 - Mẫu thí nghiệm 1, 2.

 b. Học sinh: - Kết quả thí nghiệm 1, 2.

 - Nghiên cứu trước nội dung bài và dự đáon trả lời các câu hỏi thảo luận sgk /81,82.

3. Phương pháp: thực hành thí nghiệm, quan sát, tìm tòi, hỏi đáp và thảo luận theo nhóm.

4. Tiến trình:

 a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh và kiểm tra vệ sinh lớp học. (1)

 b. Kiểm tra bài cũ: ( 4)

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 -Tiết 27: Phần lớn nước vào cây đi đâu? - Đinh Thị Hồng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
diện các nhóm trả lời, các HS ở các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Các em tự rút ra kết luận bài. I.THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU ? 1.Thí nghiệm 1: -Chứng minh sự thoát hơi nước là do các lỗ khí nằm ở mặt dưới của lá. 2.Thí nghiệm 2: -Chứng minh rễ hút nước và vận chuyển lên thân, lá. Lá thoát hơi nước ra ngoài qua các lỗ khí. 3. Kết luận: - Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước qua lá. II. Ý NGHĨA CỦA SỰ THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ. - Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá, và giữ cho lá khỏi bị khô. III. NHỮNG ĐIỀU KIỆN BÊN NGOÀI NÀO ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THOÁT HƠI NUỚC QUA LÁ ? - Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự htoát hơi nước qua lá như : nhiệt độ, độ ẩm, không khí. - Cần phải tưới đủ nước cho cây nhất là vào thời kì khô hạn, nắng nóng. d. Củng có và luyện tập: ( 5’) Câu 2/ sgk: Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa quan trọng đối với cây ? (tạo sức hút ->vận chuyển nước và MK từ rễ lên lá; đồng thời làm dịu mát cho lá khỏi bị đốt nóng bởi ánh nắng mặt trời ) Câu 3/ sgk: Vì làm như vậy sẽ giúp cho cây không bị mất nước nhiều, rễ khi nhổ lên khỏi mặt đất ít nhiều đã bị tổn thương, cần có thời gian cho rễ phục hồi lại. Câu 4/ sgk: Nhóm 2 có thể thay cân bằng 2 túi nilông để bọc kín cả cây có lá và cây không có lá. Quan sát sau 1 giờ ta sẽ thấy mức nước trong lọ A bị giảm rõ rệt do cây rễ cây có lá đã hút vào 1 lượng nước, thành túi nolông bọc cây bị mờ đi ( do nước đã hút được thoát ra từ lá và bị đọng lại). MưÙc nước ở lọ B gần như vẫn giữ nguyên, thành túi bọc cây không lá vẫn còn trong, chứng tỏ trong thời gian thí nghiệm cây không có lá không hút nước và cũng không thoát hơi nước. e. Hướng dẫn tự học ở nhà : ( 2’) * Bài cũ : - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4, sgk/ 82 - Nghiên cứu lại các thí nghiệm và làm thử ở nhà. * Bài mới: Biến dạng của lá - Nghiên cứu nội dung bài và dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận sgk/ 83, 85. - Mỗi nhóm tìm và sưu tầm 1 nhánh xương rồng, 1 củ hoàng tinh, 1 cành mướp có tua cuốn, 1 cành mây, 1 củ hành, 5. Rút kinh nghiệm : SGK GV HS Tiết : 28 Ngày dạy : BIẾN DẠNG CỦA LÁ 1. Mục tiêu : a. Kiến thức : - Nêu được đặc điểm hình thái và các chức năng của một số loại lá biến dạng; Từ đó hiểu được ý nghĩa về sự biến dạng của lá. b. Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, so sánh đối chiếu giữa tranh ảnh và mẫu vật thật. c. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ thực vật. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: - Tranh vẽ phóng to hình 25.1, 25.2, 25.3, 25.4, 25.5, 25.6, 25.7 - Mẫu vật thật : cây mây, cây hành còn đủ lá xanh, củ dong ta, cành xương rồng. - Bảng phụ kẻ sẵn bảng sgk/ 85. b. Học sinh: - Nghiên cứu nội dung bài và dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận sgk/ 83, 85. - Mỗi nhóm tìm và sưu tầm 1 nhánh xương rồng, 1 củ hoàng tinh, 1 cành mướp có tua cuốn, 1 cành mây, 1 củ hành, 3. Phương pháp: quan sát, so sánh vật thậ với tranh, nghiên cứu tìm tòi, hỏi đáp và thảo luận theo nhóm. 4. Tiến trình: a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh và kiểm tra vệ sinh lớp học. (1’) b. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) Câu hỏi Trả lời Điểm HS1: * Trình bày thí nghiệm của nhóm Tuấn và Hải ? * Từ thí nghiệm có thể rút ra được kết luận gì ? HS2: * Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước của cây? * Cho biết sự thoát hơi nước của cây có ý nghĩa gì ? HS1:* Lọ A: đặt 1 cây có đủ rễ, thân, lá và lọ B đặt 1 cây chỉ có rễ và thân. Đặt cả 2 lọ lên bàn cân cho mũi kim đồng hồ cân bằng giữa 2 bên. Quan sát sau 1 giờ thấy đĩa cân bị nghiêng về lọ B đồng thời mực nước trong lọ A bị mất đi 1 ít. * Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước qua lá. HS2: * Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự htoát hơi nước qua lá như : nhiệt độ, độ ẩm, không khí. * Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá, và giữ cho lá khỏi bị khô 8 2 5 5 c. Giảng bài mới :( 32’) Họat động của thầy và trò Nội dung * Mở bài: Sgk/ 83 HĐ1:Tìm hiểu về một số loại lá biến dạng (17’) Mục Tiêu: HS biết nhận diện và quan sát được các loại lá biến dạng khác nhau cũng như cấu tạo của nó. GV: yêu cầu HS đặt tất cả các mẫu thật mà nhóm đã chuẩn bị lên bàn. Đồng thời yêu cầu HS quan sát vật thật, đối chiếu với tranh và nghiên cứu thông tin sgk / 83, tìm thông tin để trả lời các câu hỏi thảo luận trong sgk/83. GV: treo tranh lên bảng và yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ( 5’) HS: tiến hành thảo luận nhóm và mỗi em tự điền các thông tin đã tìm vào bảng liệt kê đã kẻ sẵn trong vở (hoặc trong vở bài tập) GV: chuẩn bị sẵn bảng kẻ và phiếu bốc thăm và tổ chức cho HS chữa bài bằng cách chơi trò “thi điền bảng liệt kê”.Phổ biến luật chơi cho HS( 2’) HS: đại diện nhóm lên điền vào phần đặc điểm và chức năng của các loại lá biến dạng.Các nhóm khác nhận xét, bổ sung lẫn nhau. GV chốt lại ý đúng của bảng. GV mở rộng:cây bèo đất và cây nắp ấm do sống nơi thiếu chất khoáng, thiếu chất dinh dưỡng nên tự bắt mồi để chuyển hoá thành chất hữu cơ nuôi mình. Cây nắp ấm và bèo đều có khả năng toả ra mùi thơm rất quyến rũ để thu hút ong bướm đến. Sau khi sâu bọ đã chui vào bình thì tự động nắp bình sẽ đậy lại nhốt con mồi ở bên trong cho đến khi con mồi bị tiêu hoá thì nó sẽ hút dịch tiêu hoá đó để sống.Tương tự, GV giảng cho HS nghe về cách bắt mồi của cây bèo đất. HS: cử đại diện bốc thăm và xác định lại các thông tin cần điền.Các HS khác nhận xét bổ sung. GV lưu ý HS khi lên điền cần quan sát lại mẫu thật kỹ cho chính xác. GV: treo bảng kiến thức chuẩn, yêu cầu HS hoàn thiện kiến thức và rút ra kết luận. HĐ2:Tìm hiểu ý nghĩa về sự biến dạng của lá.(15’) Mục Tiêu: So sánh đặc điểm hình thái và chức năng chủ yếu của lá biến dạng với lá bình thường để khái quát về ý nghĩa biến dạng của lá. GV: yêu cầu HS xem lại kết quả bảng ở hoạt động 1. Treo bảng phụ ghi câu hỏi yêu cầu HS thảo luận nhanh (5’) ?Nêu chức năng của các loại lá biến dạng? ? Có nhận xét gì về đặc điểm hình thái của các lá biến dạng so với lá bình thường ? ( hình dáng, cấu tạo không giống lá bình thường và chúng cũng mang nhiều chức năng không giống lá bình thường) ? Những đặc điểm biến dạng đó có tác dụng gì đối với cây ? ( thích nghi với những điều kiện sống khác nhau của chúng ) HS: Đại diện các nhóm trả lời, các HS ở các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Các em tự rút ra kết luận bài. I.CÓ NHỮNG LOẠI LÁ BIẾN DẠNG NÀO ? * Một số loại lá biến dạng như : + Lá biến thành gai: xương rồng + Lá biến thành tua cuốn: mướp, đậu Hà Lan + Lá biến thành tay móc: cây mây + Lá vảy: dong ta, gừng, nghệ + Lá dự trữ: củ hành,tỏi + Lá bắt mồi: cây bèo đất, cây nắp ấm. II. BIẾN DẠNG CỦA LÁ CÓ Ý NGHĨA GÌ ?. - Lá biến thành gai à giúp hạn chế sự thoát hơi nước. - Lá vảy à giúp che chở, bảo vệ thân. - Lá tua cuốn, tay móc à giúp cây leo lên cao. - Lá dự trữ à dự trữ chất dinh dưỡng cho cây. - Lá bắt mồi à bắt và tiêu hoá mồi thành chất dinh dưỡng nuôi cây. * Lá của một số loại cây biến đổi hình thái giúp chúng có thể thích nghi với những chức năng ở những môi trường sống khác nhau. d. Củng có và luyện tập: ( 5’) Câu 1/ sgk: Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì? Vì sao lá của một số loại cây xương rồng lại bị biến thành gai? (Lá của một số loại cây biến đổi hình thái giúp chúng có thể thích nghi với những chức năng ở những môi trường sống khác nhau. Lá của một số loại cây xương rồng biến thành gai vì chúng sống trong môi trường thiếu nước nên lá buộc phải biến thành gai để giảm bớt sự thoát hơi nước giúp nó có thể tồn tại được nơi đó ) Câu 2/ sgk: Có những loại lá biến dạng phổ biến nào ? Chức năng của mỗi loại lá? Lá biến thành gai à giúp hạn chế sự thoát hơi nước. Lá vảy à giúp che chở, bảo vệ thân Lá tua cuốn, tay móc à giúp cây leo lên cao. Lá dự trữ à dự trữ chất dinh dưỡng cho cây. Lá bắt mồi à bắt và tiêu hoá mồi thành chất dinh dưỡng nuôi cây e. Hướng dẫn tự học ở nhà : ( 2’) * Bài cũ : - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 sgk/ 85 - Làm bài tập 3 vào vở bài tập. ( Mang vào nộp cho GV để lấy điểm khuyến khích ) * Bài mới: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. - Nghiên cứu nội dung bài và dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận sgk/ 87, 88. - Mỗi nhóm tìm và sưu tầm 1 nhánh cây rau má có đủ rễ, thân, lá; củ gừng có mầm, củ khoai lang có mầm, lá thuốc bỏng (lá sống đời) có mọc những cây con. - Nghiên cứu bảng kẻ sách giáo khoa trang 88.( Có thể làm trước ngoài nháp) - Ôn tập theo đề cương HKI. 5. Rút kinh nghiệm : SGK GV HS

File đính kèm:

  • docSinh 6 tiet 2728.doc