Giáo án Sinh học Lớp 6 - Chương 4: Sự sinh sản của thực vật bậc cao

Kiểu sinh sản này đặc trưng cho cả thực vật bậc thấp lẫn thực vật bậc cao nhằm tăng nhanh số lượng cá thể mới, được thực hiện nhờ tế bào, mô, cơ quan sinh dưỡng mà không qua giai đoạn hình thành tế bào sinh sản. Trong sinh sản sinh dưỡng, cơ thể mới được tạo thành bằng sự phân chia trực phân như vi khuẩn, tảo lam. Nấm men sinh sản sinh dưỡng bằng cách nẩy chồi. Ở nhiều tảo đa bào, sự sinh sản sinh dưỡng bằng cách phân đoạn, mỗi đoạn khôi phục lại cá thể mới như tảo xoắn trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm. Ở thực vật bậc cao, sinh sản sinh dưỡng rất đa dạng, các cá thể mới được hình thành từ sự phân mảnh của các cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá.

 Rễ của nhiều loại cây tạo ra chồi phụ. Từ những chồi đó, phát triển thành những cây mới, sống độc lập như cây ngấy, cây cọ phèn, rễ củ khoai lang. Từ lá cây cũng mọc ra chồi phụ. Những lá cây này rụng xuống hoặc có khi đang còn trên cây, mọc các chồi mới như cây thuốc bỏng, lá thu hải đường. Sinh sản sinh dưỡng bằng các đoạn thân hay những dạng biến thái của thân như thân củ, hành, thân rễ . Ví dụ như thân xương rồng bà, thân cây hoa quỳnh, cỏ tranh, cỏ gấu, rễ củ khoai lang, thân củ khoai tây, thân hành, thân bò. Cơ sở tế bào học của sự sinh sản sinh dưỡng là phân bào nguyên nhiễm ở tế bào soma, nên chương trình thông tin di truyền được sao chép y hệt từ cơ thể mẹ sang cơ thể con, ít khi xẩy ra tái tổ hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các tế bào soma khi phân bào nguyên nhiễm cũng có thể xảy ra sự trao đổi chéo, mặc dù tần số rất thấp.

 

doc73 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Chương 4: Sự sinh sản của thực vật bậc cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lis, Thuốc lá/họ Cà). . Bầu một ô đính noãn bên [họ Recedaceae, họ Long đởm (Gentianaceae)]. · Quả nang mở dọc theo đường lưng: . Bầu nhiều ô dính noãn trục, quả nang xẻ vách dọc: cũng còn có chừng ấy van như lá noãn, nhưng các van là hỗn hợp (mỗi van được cấu tạo một nữa của hai lá noãn bên cạnh) và kéo theo một vách và một đoạn của cột trục được tách vách. Kiểu quả nang là phổ biến nhất. . Bầu một ngăn đính noãn bên (họ Hoa tím/Violaceae, họ Hoa bán nhật/Cistaceae). · Quả nang mở dọc giá noãn bên: . Bầu nhiều ô đính noãn trục: các vách bao xung quanh các ô bị gãy (quả nang nứt theo vách). Cách mở này bắt buộc kết hợp với một cách mở khác (xẻ vách hay vách chẻ ô). Ở họ Thầu dầu chẳng hạn, sự mở đồng thời là xẻ vách, nứt theo vách và xẻ ô. · Bầu một ô đính noãn bên (họ Lan). Quả cải của họ Cải, vì "vách giả của nó" là một trường hợp đặc biệt của vách quả nang đính noãn bên và mở giá noãn bên (hai van lép). · Quả nang mở bằng răng quả: các van tiêu giảm thành các răng nằm ở đỉnh quả nang (họ Cẩm chướng). · Quả nang mở ngang: quả hộp của họ Mã đề · Quả nang mở lỗ của cây Thuốc phiện (họ Thuốc phiện) b. Quả thịt (hình 53) - Quả mọng là quả có các hạt mà vỏ quả là thịt hóa trong toàn bộ độ dày của nó. · Quả mọng một hạt như Họ Hồ tiêu (một số họ Cau dừa) (Quả Chà là có một hạt do hai trên ba noãn của bầu ba ô bị thui chột). · Quả mọng nhiều hạt (quả Lý chua/Ribes, quả nho, quả cà chua). Các quả của một số họ Cam (Cam, chanh) là các quả mọng đặc biệt phát triển từ bầu năm ô hay nhiều hơn, mỗi ô có nhiều noãn. Vỏ quả ngoài vàng, rất nhiều túi chứa tinh dầu, vỏ quả giữa trắng, xốp và vỏ quả trong là dạng màng cấu tạo các vách bao xung quanh các múi. Mỗi múi trong chúng là một ngăn chứa đầy các lông có thịt ăn được. - Quả hạch, quả có nhân, mỗi nhân bao gồm vỏ quả trong hoá cứng hay hóa sụn bao quanh hạt. · Quả hạch một hạt phát sinh từ bầu một ô (có một hay nhiều noãn) và chỉ một noãn phát triển thành hạt (quả Anh đào, quả mận, quả đào, quả mơ/họ Hoa hồng (quả cây ô liu/họ Nhài là một quả hạch một hạt do sự thui chột một ô bầu và của một noãn của ô còn lại. Sự quy tụ hình thái với quả mọng một hạt của họ Cau - Chà là rõ ràng). · Quả hạch nhiều hạt: quả cà phê (họ Cà phê) là một quả hạch có hai phần, mỗi phần chứa một hạt có nội nhũ sừng đó là hạt cà phê. B. Quả kép Trong họ Mao lương, người ta thường gặp các quả đóng kép (chi Mao lương, Chi Dây ông lão/Clematis, cây hoa xuân/Anemones) cũng như các quả đại kép (cây trị điên/Hellbeborus) Quả dâu tằm và quả ngấy dâu, quả ngấy/Robus/họ Hoa hồng gồm nhiều quả hạch con (H.54). Quả giả Họ Hoa hồng cung cấp nhiều ví dụ về quả giả. Trong quả Dâu tây, phần thịt ăn được là vùng đế hoa nằm ở trên cánh hoa (hoa dưới bầu)./ Bằng cách phát triển vùng đế hoa tách các quả đóng nguyên thủy xích gần lại trong hoa còn non. Quả hoa hồng (hay đế hoa chén) còn là đế hoa thịt và đỏ, nhưng ở đây có dạng cái cốc (hoa trên bầu), ở đáy của nó có các quả đóng kép. Quả Táo tây và quả lê đều là hạch đặc biệt phát sinh từ bầu dưới có năm ô. Tuỳ theo cách giải thích mà có các tác giả cho bầu dưới này, phần thịt ăn được có nguồn gốc của đế hoa và một phần có nguồn gốc lá noãn, còn vách của các ô, biểu thị vỏ quả trong. Đối với các tác giả khác, phần thịt của quả táo mới là nguồn gốc của đế hoa, còn phần trong không ăn được của chúng tương ứng với toàn bộ lá noãn. Theo họ phấn trong của quả táo mặc dù bao xung quanh hạt nhưng nó không có cấu tạo tương ứng với vỏ quả trong hoá gỗ của các quả hạch thông thường (H.55). Các cụm hoa của cây Vả, họ Dâu tằm được cấu tạo bởi đế hoa, ở bên trong nó có các hoa. Trong quả vả, chính đế hoa thịt hoá ăn được, các "hạt" trong thực tế là các quả đóng. Ví dụ này, thể hiện sự chuyển tiếp giữa các quả giả và các quả phức, bởi vì mỗi quả vả là một cụm hoa có biến đổi khác với cụm hoa thông thường, trong đó các hoa cũng như quả tách rời với nhau không nằm trên cùng một trục, điều này không phải là trường hợp của các quả phức. C. Quả phức Cụm hoa cái của Dâu tằm (họ Dâu tằm) là cụm hoa đuôi sóc mà mỗi bộ nhụy của chúng cho một quả đóng được phát triển bởi đài đồng trưởng và thịt hoá. Ngoài ra, các quả hạch giả cũng được hình thành liên kết với nhau tạo thành một cụm quả hoàn toàn tương tự với quả kép của cây ngấy. Quả dứa (họ Dứa) là toàn bộ sự dính lại của các quả mọng, của các lá bắc và của trục cụm hoa bông, tất cả yếu tố của các thành phần này đều thịt hoá. Hai ví dụ này, sau ví dụ của quả vả, chỉ ra rằng sự phân biệt giữa quả giả và quả phức là tương đối nhân tạo, cũng như tất cả sự phân loại của các quả khác. 4.4. Sự nẩy mầm của hạt "Sự nẩy mầm của hạt xuất hiện như giai đoạn quyết định của cây thế hệ mới được tạo ra bởi thụ tinh, nó đã bắt đầu phát triển một ít trong các mô cây mẹ như ở động vật đẻ con, được giúp đỡ bởi các chức năng của cây mẹ, nó phải được định cư trên đất trên cơ sở sử dụng một lượng lớn chất dự trữ của loài chuyển cho nó, để nó kế thừa và khởi đầu cho cuộc sống độc lập tự dưỡng" (Plantefol). 4.4.1. Các điều kiện và các giai đoạn nẩy mầm + Để cây mầm của hạt lấy lại cuộc sống tự chủ và để sinh trưởng phát triển được thì cần phải có các điều kiện thiết yếu: - hạt được bảo tồn khả năng nẩy mầm của nó. - Các trạng thái ức chế (trạng thái ngủ bắt nguồn từ vỏ hay từ phôi) phải được hủy bỏ. - các điều kiện bên ngoài thuận lợi cho sự nẩy mầm như nước, nhiệt độ, thành phần khí quyển và ánh sáng là không thể thiếu được. + Sự phục hồi sinh trưởng của cây mầm luôn luôn phải có điều kiện tiên quyết là sự hấp thụ nước của các keo ưa nước của các hạt. Sự hydrat hoá nẩy mầm, làm trương phồng hạt gây ra sự đứt gãy các vỏ hạt của nó. Khi hạt này nhốt trong quả đóng hay trong nhân quả hạch, vách của chúng sẽ bị bị đứt gãy dưới áp lực trương phồng của hạt. Tiếp theo, nó được thiết lập thang tăng trưởng theo thời gian từ rễ mầm đến chồi mầm, sự tăng trưởng của trụ dưới lá mầm, hoặc tăng trưởng mạnh từ loài này đến loài khác, từ đó, mà có các hiện tượng hình thái cây mầm khác nhau tuỳ theo các loài khác nhau. Sự tăng trưởng này luôn luôn nhờ vào các chất dự trữ, các lá mầm chuyển hoá các chất của phôi nhũ (các hạt có phôi nhủ), hay các chất dự trữ riêng của chúng (hạt không có phôi nhủ). 4.4.2. Các hiện tượng hình thái của sự nẩy mầm Tuỳ theo cấu tạo của các hạt và các thể thức sinh trưởng theo chiều dài của trục dưới lá mầm, người ta phân biệt các kiểu nẩy mầm khác nhau được bắt đầu hoàn toàn từ sự xuất phát rễ mầm. + Thực vật Hai lá mầm. Nếu sự nẩy mầm dưới đất (đậu Hà Lan), hạt ở lại trong đất, các lá mầm không thoát ra khỏi vỏ, trụ dưới hai lá mầm lớn lên một ít, và chỉ trụ trên hai lá mầm được phát triển nhanh bởi chồi mầm đi ra từ đất. Ngược lại, khi nẩy mầm trên đất chẳng hạn như đậu đỗ, hạt không phôi nhũ, hoặc như thầu dầu, hạt có phôi nhũ, các lá mầm vươn lên từ từ, trụ dưới hai lá mầm kéo dài ra mạnh, nâng hai lá mầm lên trên đất. Hai lá mầm xanh dần và có vai trò của các lá quang hợp đầu tiên (H.56). + Thực vật Một lá mầm. Sự nẩy mầm có thay đổi hơn, mặc dù thông thường nẩy mầm dưới đất. Sự nẩy mầm của các hạt không có phôi nhũ là rất đơn giản. Lá mầm ôm lá đầu tiên, đó là lá thứ hai, và cứ như thế tiếp tục các lá tiếp theo. Ngược lại, trong một số họ hạt có phôi nhũ, như ở họ Hoà thảo, rễ mầm và chồi mầm có chụp lên bao rễ mầm và bao chồi mầm, sau khi xé rách, chúng để lộ ra các rễ non và lá đầu tiên. Đối với Cau dừa - Chà là, sau khi rễ xuất phát, cuống của lá mầm chịu sự kéo dài ra rất mạnh làm đẩy cây mầm vào đất. Về sau, các lá non xé rách bao lá mầm và thoát ra ngoài. + Các hạt với các phôi không đầy đủ hay không phân hóa. Các loài hoại sinh hoàn toàn, nửa kí sinh hay kí sinh hoàn toàn thường có phôi không đầy đủ, hay thậm chí hoàn toàn không phân hoá (Pyrolaceae, họ Lệ dương, (Orobanchaceae), họ Lan). Trong trường hợp phôi hoàn toàn không phân hoá, cây mầm có thể sinh ra mà phôi bình thường không đạt sự phân hoá hoàn toàn. Ở họ Pyrolaceae (Pyrola, Monotropa) chẳng hạn, hạt không sinh ra cây thông thường với rễ, thân, lá nhưng chỉ là thể sợi và phân nhánh có cấu tạo rễ. Chính từ cơ quan rễ này sống tự do mà về sau các trục hoa được hình thành. Với họ Lan, sự nẩy mầm phụ thuộc vào các hiện tượng cộng sinh. Trong thực tế, Noel Bernard đã chứng minh rằng, các hạt của chúng chỉ có thể nẩy mầm một cách tự nhiên, sau khi làm nhiễm Nấm bầu của chi Nấm cổ rễ /Rhizoctonia (nấm rễ nội dinh dưỡng). Khi các tế bào phôi phân chia và một củ dưới đất được hình thành, đó chính là mầm rễ với các rể giả. Ở đầu trên của nó, với nách lá đầu tiên, hình thành một chồi mà từ nó, thân có hoa mang các rễ phụ xuất hiện ở phía gốc của nó. 4.5. Chu kì phát triển cá thể của thực vật Hạt kín Có thể tóm tắt chu kì phát triển cá thể chủ yếu của thực vật Hạt kín như sau: TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT Nguyễn Bá. 1978. Hình thái học thực vật (Tập I và II). NXB - KT, Hà Nội. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến. 1978. Phân loại thực vật, Tập I và II, NXB- ĐH &THCN, Hà Nội. Nguyễn Như Đối, Nguyễn Khoa Lân. 1995. Hình thái giải phẫu thực vật. NXB- Trung tâm Đào tạo Từ xa, Đại học Huế. Nguyễn Như Đối.1997. Bài giảng Hình thái giải phẫu thực vật. Trường Đại học Sư phạm Huế. Nguyễn Như Đối. 2002. Sinh học tế bào tập I và II. Trường Đại học Sư phạm Huế. Esau K, 1980. Giải phẫu thực vật. (Tài liệu dịch). NXB- KHKT, Hà Nội. Nguyễn Khoa Lân. 2001. Giải phẫu Hình thái Thích nghi thực vật. NXB- Giáo Dục. Thái Duy Ninh. 1996. Tế bào học. NXB- Giáo dục, Hà Nội. Hoàng Thị Sản, P N Hồng, N T Chỉnh. 1980. Hình thái và giải phẫu thực vật. NXB- Giáo Dục, Hà Nội. Takktajan AL, 1971. Những nguyên lý tiến hoá hình thái của thực vật Hạt kín. (Tài liệu dịch) NXB- KHKT, Hà Nội. TÀI LIỆU TIẾNG ANH Dainat J, La membrane et la cellule. Josph Fourrier Éditeur. Fahn A, 1989. Plant Anatomy. Robert Maxwell MC. Gorenflot R, 1997. Biologic Végétale: Plantes superieures: Appareil reproducteur Masson Éditeur. Maillet M, 1997. Biologie cellulaire. Masson Éditeur. Sandor S, 1973. Növényzervezettan. Budapest.

File đính kèm:

  • docchuong 4 sinh san o tv bac cao.doc