Giáo án Sinh học Lớp 6 - Chương 1: Tế bào thực vật

Mục tiêu Chương

 1.Kiến thức :

 HS biết:

 - Kể các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật.

 - Nêu được khái niệm mô, kể tên được các loại mô chính của thực vật.

 - Nêu sơ lược sự lớn lên và phân chia của tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của thực vật.

 - Nhận biết được các bộ phận của kính lúp, kính hiển vi. Biết cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi

 HS hiểu:

 - Hoạt động sống cơ bản của tế bào.

 - Hiểu được chức năng của kính.

 - Y nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào và chỉ các tế bào ở mô phân sinh mới có khả năng phân chia

 2. Kỹ năng: Rèn các kỹ năng:

 - Sử dụng kính lúp, kính hiển vi để quan sát tế bào thực vật .

 - Chuẩn bị tế bào thực vật để quan sát kính lúp và kính hiểm vi.

 - Thực hành : Quan sát tế bào biểu bì lá hành hoặc vảy hành, tế bào cà chua.

 - Vẽ tế bào quan sát được.

 - Hợp tác và chia sẽ thông tin trong hoạt động làm tiêu bản, quan sát tế bào.

 - Đảm nhận trách nhiệm được phân công trong hoạt động nhóm.

 - Quản lí thời gian trong quan sát tế bào thực vật và trình bày kết quả quan sát.

 3. Thái độ: GDHS tính cẩn thận, tỉ mĩ và yêu thích môn học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Chương 1: Tế bào thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : TẾ BÀO THỰC VẬT Mục tiêu Chương 1.Kiến thức : HS biết: - Kể các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật. - Nêu được khái niệm mô, kể tên được các loại mô chính của thực vật. - Nêu sơ lược sự lớn lên và phân chia của tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của thực vật. - Nhận biết được các bộ phận của kính lúp, kính hiển vi. Biết cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi HS hiểu: - Hoạt động sống cơ bản của tế bào. - Hiểu được chức năng của kính. - Yù nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào và chỉ các tế bào ở mô phân sinh mới có khả năng phân chia 2. Kỹ năng: Rèn các kỹ năng: - Sử dụng kính lúp, kính hiển vi để quan sát tế bào thực vật . - Chuẩn bị tế bào thực vật để quan sát kính lúp và kính hiểm vi. - Thực hành : Quan sát tế bào biểu bì lá hành hoặc vảy hành, tế bào cà chua. - Vẽ tế bào quan sát được. - Hợp tác và chia sẽ thông tin trong hoạt động làm tiêu bản, quan sát tế bào. - Đảm nhận trách nhiệm được phân công trong hoạt động nhóm. - Quản lí thời gian trong quan sát tế bào thực vật và trình bày kết quả quan sát. 3. Thái độ: GDHS tính cẩn thận, tỉ mĩ và yêu thích môn học. THỰC HÀNH: KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG Bài: 5; Tiết: 4 Tuần dạy: 2 Mục tiêu : Kiến thức : HS biết: Nhận biết được các bộ phận của kính lúp, kính hiển vi. Biết cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi. HS hiểu: Chức năng của kính. Kỹ năng : Sử dụng kính lúp, kính hiển vi để quan sát tế bào thực vật . Thái độ : GDHS tính tỉ mĩ ,cẩn thận , chính xác khi điều chỉnh kính và có ý thức trong việc bảo vệ kính. Trọng tâm: Nhận biết được các bộ phận của kính lúp, kính hiển vi. Biết cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi. Chuẩn bị : 3.1 GV : Kính lúp, kính hiển vi. Vật mẫu: Hoa vạn thọ 3.2. HS : Mang mẫu vật hoa vạn thọ. Tiến trình : 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1: ;6A2: ;6A3: 4.2 KTBC : Câu 1: Cơ thể thực vật có mấy loại cơ quan? Chức năng chủ yếu của từng loại cơ quan? (10đ) Cơ thể thực vật có hoa gồm 2 loại cơ quan : HS: - Cơ quan sinh dưỡng: Rễ, thân, lá. Có chức năng nuôi dưỡng cây. - Cơ quan sinh sản: Hoa, quả, hạt. Có chức năng sinh sản duy trì và phát triển nòi giống. Câu 2: Phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa (10 đ) HS: - Thực vật không có hoa cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả (5đ) - Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả (5đ) 4.3. Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Khi muốn quan sát một vật nhỏ bé bằng mắt thường hoặc những vật mà mắt thường không nhìn thấy ví dụ như con vi khuẩn, muốn có hình ảnh phóng to hơn vật thật ta phải dùng kính để quan sát đó là kính lúp và kính hiển vi. Vậy chúng có cấu tạo như thế nào. Các em sẽ tìn hiểu ở tiết học ngày hôm nay . Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo kính lúp và cách sử dụng kính MT: Nhận biết được các bộ phận của kính lúp và biết cách sử dụng kính để quan sát vật. -GV: Giới thiệu kính lúp. Yêu cầu HS quan sát mô tả cấu tạo của kính lúp -HS: Đọc thông tin, quan sát kính.Cần nêu được: Cấu tạo của kính gồm 2 phần : - Tay cầm bằng kim loại - Tấm kính trong lồi 2 mặt -GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 5.2. Cho biết cách cầm kính lúp để quan sát vật mẫu như thế nào? -HS: Tay trái cầm kính để sát mẫu vật mắt nhìn vào mặt kính di chuyển kính lên cho đến khi nhìn rỏ vật. -GV: Thực hiện mẫu các HS theo dõi. -HS: Thực hành sử dụng kính để quan sát mẫu vật mang theo thời gian thực hiện là 5’ -GV: Giới thiệu thêm một loại kính lúp để bàn, hướng dẫn học sinh cách bảo quản kính. Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo kính hiển vi và cách sử dụng kính MT: Nhận biết được các bộ phận của kính và biết cách sử dụng kính hiển vi. -GV: Cho học sinh quan sát sơ lược kính hiển vi và giới thiệu tính phóng đại của kính. Yêu cầu học sinh theo dõi thông tin SGK và hình 5.3 thực hiện lệnh 2. - Gọi tên và nêu chức năng của từng bộ phận kính hiển vi - Bộ phận nào của kính là quan trọng nhất ? Vì sao ? -HS: Trao đổi nhóm trong 3 phút trả lời câu hỏi -GV: Tổ chức cho học sinh phát biểu các học sinh khác theo dõi nhận xét . -GV: Chỉ lên kính yêu cầu học sinh nêu tên và chức năng. -HS: Cử đại diện nhóm phát biểu .cần nêu được : Kính hiển vi gồm 3 phần : - Chân kính - Thân kính + Ống kính:Thị kính, đĩa quay gắn các vật kính, vật kính + Oác điều chỉnh: Ốc to và ốc nhỏ Bàn kính: Gương phản chiếu ánh sáng * Bộ phận quan trọng nhất là thấu kính vì có ống kính để phóng to ảnh -GV: Hướng dẫn học sinh quan sát sử dụng kính hiển vi của GV theo từng bước ghi nhớ -HS: Trả lời cần nêu được : Các bước cơ bản –HS nhắc lại nhiều lần -GV: Hướng dẫn học sinh bảo quản kính: Phần mục em có biết và lưu ý HS cẩn thận khi di chuyển và sử dụng kính . Nếu còn thời gian GV hướng dẫn HS tập điều chỉnh các ốc nhỏ, ốc lớn 1. Kính lúp và cách sử dụng . a. Cấu tạo : Gồm hai phần : - Tay cầm bằng kim loại - Tấm kính trong lồi hai mặt . b. Cách sử dụng : Để mặt kính sát vật mẫu từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rỏ vật. c. Giữ gìn và bảo quản: - Cầm kính cẩn thận khi sử dụng. - Khi dùng xong phải lau kính ngay 2. Kính hiển vi và cách sử dụng a. Cấu tạo : Kính hiển vi gồm 3 phần : - Chân kính - Thân kính + Ống kính:Thị kính, đĩa quay gắn các vật kính, vật kính + Oác điều chỉnh: Ốc to và ốc nhỏ - Bàn kính: Gương phản chiếu ánh sáng b . Cách sử dụng: - Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng. - Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính. - Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rỏ vật mẫu. c. Giử gìn và bảo quản: - Khi di chuyển kính phải sử dụng cả hai tay. - Khi dùng xong phải lau kính ngay. 4.4. Câu hỏi, bài tập Củng cố: GV: Yêu cầu học sinh lên xác định từng bộ phận của kính hiển vi? HS: Kính hiển vi gồm 3 phần: - Chân kính - Thân kính + Ống kính :Thị kính, đĩa quay gắn các vật kính, vật kính + Oác điều chỉnh: Ốc to và ốc nhỏ - Bàn kính: Gương phản chiếu ánh sáng GV: Trình bày các bước sử dụng kinh hiển vi? HS: - Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng. - Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính. - Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rỏ vật mẫu. 4.5. Hướng dẫn HS tự học: - Đối với bài học tiết này: + Học bài cấu tạo và cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi. + Trả lời câu hỏi 1,2 SGK trang 19 + Đọc kỹ mục em có biết. - Đối với bài học tiết tiếp theo: + Chuẩn bị bài mới: Đọc bài thực hành. + Mang mẫu vật: Củ hành, Quả cà chua đã chín. Rút kinh nghiệm : *. Nội dung: *. Phương pháp: *. Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

File đính kèm:

  • docGiao an sinh 6 hkI(4).doc