I. MỤC TIU BI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Giải thích được các đặc điểm thích nghi của thực vật với các loại môi trường khác nhau.
2. Kĩ năng: Hình thành kỹ năng quan sát, kết hợp với phân tích.
3. Thái độ: Có ý thức trong việc trồng trọt và chăn nuôi.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đề kiểm tra 15 phút + đáp án.
- Tranh vẽ 1 vài cây thuỷ sinh trong đó có cây mà lá hoàn toàn chìm dưới mặt nước (rong đuôi chó, rong mái chèo).
- Có cây lá nổi trên mặt nước (bèo) cây lá vươn khỏi mặt nước (lá sen).
- Tranh vẽ, hoặc ảnh chụp các cây như trong các hình 36.3, 36.4, 36.5 SGK
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài và đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 6A1: .; 6A3: . ;
6A4: . .; 6A5: .;
6A6: . .
2. Kiểm tra 15 phút:
2.1. Mục đích kiểm tra:
2.1.1. Kiến thức:
+ Trình bày được khái niệm thụ tinh, sự hình thành quả và hạt.
+ Nêu được đặc điểm của các loại quả chính.
+ Giải thích được vì sao quả và hạt có thể phát tán đi xa .
+ Nêu được những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
+ Giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên.
2.1.2. Đối tượng: Học sinh trung bình – khá.
2.2. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm
2.3. Đề kiểm tra:
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 36: Tổng kết về cây có hoa (Tiếp theo) - Năm học 2013-2014 - Ông Hà Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Ngày soạn 16/01/2014
Tiết 45 Ngày dạy 20/01/2014
Bài 36: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA (TT)
I. MỤC TIU BI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Giải thích được các đặc điểm thích nghi của thực vật với các loại môi trường khác nhau.
2. Kĩ năng: Hình thành kỹ năng quan sát, kết hợp với phân tích.
3. Thái độ: Có ý thức trong việc trồng trọt và chăn nuôi.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đề kiểm tra 15 phút + đáp án.
- Tranh vẽ 1 vài cây thuỷ sinh trong đó có cây mà lá hoàn toàn chìm dưới mặt nước (rong đuôi chó, rong mái chèo).
- Có cây lá nổi trên mặt nước (bèo) cây lá vươn khỏi mặt nước (lá sen).
- Tranh vẽ, hoặc ảnh chụp các cây như trong các hình 36.3, 36.4, 36.5 SGK
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài và đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 6A1:..........................................................; 6A3:........................................................;
6A4:............ ..........................................; 6A5:........................................................;
6A6:...........................................................
2. Kiểm tra 15 phút:
2.1. Mục đích kiểm tra:
2.1.1. Kiến thức:
+ Trình bày được khái niệm thụ tinh, sự hình thành quả và hạt.
+ Nêu được đặc điểm của các loại quả chính.
+ Giải thích được vì sao quả và hạt có thể phát tán đi xa .
+ Nêu được những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
+ Giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên.
2.1.2. Đối tượng: Học sinh trung bình – khá.
2.2. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm
2.3. Đề kiểm tra:
Câu I. Hãy khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất trong những câu hỏi sau:
1. Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
a. Do bầu. b. Do nhuỵ. c. Do noãn. d. Do đầu nhụy.
2. Thụ tinh là hiện tượng:
a. Ống phấn tiếp xúc với nõan.
b. Tế bào sinh dục đực chui vào nõan.
c. Tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tại nõan tạo thành hợp tử.
d. Hạt phấn tiếp xúc với noãn
3. Quả do bộ phận nào phát triển thành?
a. Hạt phấn. b. Tràng hoa. c. Bầu nhụy. d. Nõan.
4. Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì?
a. Giúp giao phấn cho hoa, tạo năng suất cao cho vườn cây.
b. Ong cho mật để làm thuốc.
c. Ong lấy mật và phấn hoa làm cho hoa bị hỏng.
d. Ong châm vào quả làm cho quả bị hỏng.
5. Vì sao người ta không trồng cỏ may nhưng bờ đê nào cũng mọc đầy cỏ may?
a. Vì cỏ may sinh trưởng bằng thân bò.
b. Vì cỏ may có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
c. Vì quả cỏ may thích nghi với sự phát tán nhờ gió và nhờ động vật
d.Vì quả cỏ may thích nghi với sự phát tán nhờ nước.
6. Vì sao khi gieo đậu người ta thường ngâm hạt vào nước rồi vớt các hạt nổi vứt đi?
a. Cung cấp nước cho hạt nảy mầm.
b. Tạo nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm.
c. Loại bỏ hạt kém phẩm chất, bị sâu mọt, non, thiếu bộ phận.
d. Tạo điều kiện tốt nhất cho hạt nảy mầm.
7. Những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn. Đúng hay sai? Vì sao?
a. Đúng. Vì hạt nhẹ. b. Đúng. Vì hạt nặng. c. Sai. Vì hạt nhẹ. d. Sai. Vì hạt nặng.
8. Sự phát tán là gì?
Hiện tượng quả và hạt có thể bay đi xa nhờ gió.
Hiện tượng quả và hạt có thể mang đi xa nhờ động vật.
Hiện tượng quả và hạt được chuyển đi xa chỗ nó sống.
Hiện tượng quả và hạt có thể tự vung vi nhiều nơi.
Câu II. Chọn cụm từ sau: quả thịt, qủa khô, vỏ quả, quả hạch để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp. (2đ)
Dựa vào đặc điểm cuả (1)có thể chia quả làm 2 nhóm là (2)và quả thịt. Có hai loại quả khô là quả khô nẻ và quả khô không nẻ. (3) khi chín thì mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả. Quả thịt gồm hai loại quả là quả mọng và quả.(4)
Trả lời: 1.. 2.. 3.. 4
2.4. Đáp án – Biểu điểm:
Câu
I
II
1
2
3
4
5
6
7
8
1
2
3
4
Đáp án
c
c
c
a
c
c
a
c
vỏ quả
qủa khô
quả thịt
quả hạch
Điểm
1
1
1
1
1
1
1
1
0.5
0.5
0.5
0.5
3. Hoạt động dạy và học:
* Mỡ bài: Tiết trước các em đã tìm hiểu sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của cây, hôm nay thầy cùng các em sẽ tìm hiểu đặc điểm của một số loài cây sống trong môi trường đặc biệt.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm thích nghi của cây ở nươc
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV giới thiệu tranh vẽ hình 36.2 và vài nét về đặc điểm môi trường nước, yêu cầu HS chú ý đến vị trí của lá so với mặt nước trong các trường hợp.
- Cho các nhóm báo cáo kết quả, cho nhận xét thống nhất.
- GV chốt : Hình 36.2A kí trên mặt nước, phiến lá rộng dẹp để nổi trên mặt nước dễ hô hấp quang hợp, hình 36.2B lá trong nước như dạng hình kim, nhiều lá " tận dụng nguồn ôxi trong nước.
- 36.3A lá cây bèo tây có cuống phình to giống như phao " cây nổi trên mặt nước.
- 36.3B cuống lá dài không phình to vươn lên lấy ánh sáng.
- HS quan sát thảo luận để giải thích trong các trường hợp ở cả 3 câu hỏi.
- Đại diện 3 nhóm báo cáo .
- Cho các nhóm khác nhận xét thống nhất.
*Tiểu kết : Các cây sống ở nước, lá có những đặc điểm khác nhau để phù hợp với môi trường như: Lá biến đổi 1 số cây có cuống phình to chứa không khí giúp cây nổi
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vài đặc điểm thích nghi của cây sống trên cạn:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- Gọi 1 HS đọc thông tin và lệnh:
+ Ở nơi khô hạn vì sao rễ ăn sâu lan rộng?
+ lá cây ở nơi khô hạn có lông sáp có tác dụng gì?
+ Vì sao cây mọc trong rừng rậm thường vươn cao?
- Trên đồi trống điều kiện ánh sáng và nước như thế nào? (ánh sáng mạnh, nước ngầm )
- Trong thung lũng điều kiện ánh sáng như thế nào? (ánh sáng yếu)
- Cây có cấu tạo như thế nào để thích nghi với 2 nơi ấy? - Cấu tạo đó có ý nghĩa gì cho cây?
- Gọi HS khác bổ sung, nhận xét .
- HS đọc thông tin " suy nghĩ để trả lời các câu hỏi yêu cầu:
- Cây mọc ở đất khô hạn rễ ăn sâu hút được nước ngầm, lan rộng hút được sương đêm
- Lá cây trên đồi trống lá có lông hoặc sáp phía ngoài để giảm sự thoát hơi nước.
- Cây mọc nơi rậm hoặc thung lũng thân thường vươn cao " lá cành tập trung ở ngọn để thu nhận ánh sáng.
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
*Tiểu kết :
- Cây mọc ở nơi đất khô hạn nắng gió nhiều: rễ ăn sâu lan rộng, thân thấp, phân cành nhiều, lá thường có lớp lông hoặc sáp phủ ngoài
- Cây mọc ở nơi râm mát và ẩm nhiều thân vươn cao, các cành tập trung ở phần ngọn
Hoạt động 3 : Tìm hiểu đặc điểm thích nghi thực vật sống trong 1 vài môi trường đặc biệt
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- Thế nào là môi trường sống đặc biệt ?
- Kể tên những cây sống ở môi trường này .
- Cho 1 HS đọc thông tin, cả lớp nghe và quan sát hình 36.4 để giải thích những đặc điểm thực tế
- Gọi HS báo cáo kết quả. Cho HS khác nhận xét, bổ sung
- GV chốt: Sống trong những môi trường khắc nhiệt khác nhau cây đã có những biến đổi để phù hợp và sống được
- HS đọc thông tin cả lớp nghe và quan sát để giải thích sự thích nghi của cây ở 2 môi trường nước và sa mạc
- HS báo cáo trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung
Tiểu kết: Sống trong các môi trường khác nhau trải qua quá trình lâu dài cây xanh đã hình thành 1 số đặc điểm thích nghi. Nhờ khả năng thích nghi đó mà cây có thể phân bố rộng rãi khắp nơi trên trái đất, trên cạn, vùng nóng, vùng lạnh.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1.Củng cố:
- Cho HS đọc kết luận trong SGK
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài
2. Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi đọc thêm: em có biết
- Ôn lại kiến thức chung
- Lấy 1 đám rêu tường có mang túi bào tử
* Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Sinh 6 - Tiet 45.doc