Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật - Năm học 2013-2014 - Lê Mai Anh

I. Mục tiêu bài giảng:

1. Về kiến thức:

-Biết được các nhân tố bên trong chi phối sự sinh trưởng và phát triển của động vật

-Liệt kê được và giải thích cơ chế tác động của nhóm hoocmon sinh trưởng (tuyến yên) và tiroxin (tuyến giáp) đối với sự sinh trưởng.

- Liệt kê được các nhóm hoocmon và vai trò của chúng trong sự điều hoà biến thái ở sâu bọ, ở ếch nhái; điều hoà sự tạo thành các tính trạng sinh dục thứ sinh; điều hoà chu kỳ sinh sản.

Giải thích được sơ đồ các hiện tượng trong chu kỳ kinh nguyệt.

2. Về kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, thảo luận nhóm.

- Giải thích được một số bệnh có liên quan đến sinh trưởng và phát triển

(Có thế giới quan khoa học khi nghiên cứu, giải thích một số hiện tượng như người lùn, người khổng lồ, )

II. Phương pháp và phương tiện dạy học:

1. Phương pháp:

- Sách giáo khoa – hỏi đáp.

- Trực quan – hỏi đáp.

- Hoạt động nhóm – phiếu học tập.

2. Phương tiện:

- SGK sinh học 11

 

III. Kiến thức trọng tâm

Sự sinh trưởng ở động vật chịu tác động của các yếu tố bên trong cơ thể như giới tính và hoocmon, trong đó hoocmon là quan trọng nhất.

Sự sinh trưởng của động vật được điều hòa bởi hoocmoon sinh trưởng và hoocmoon tiroxin.

Sự phát triển qua biến thái được điều hòa bởi hoocmon ecđixơn (sâu bọ) và hoocmon tiroxin (ếch).

Chu kì động dục ở động vật, chu kì kinh nguyệt ở người được điều hòa bởi hoocmon ơstrôgen, progesterone, HCG.

IV. Nội dung và tiến trình lên lớp:

 

Câu hỏi vào bài: Theo các em,chiều cao của một người phụ thuộc vào các yếu tố nào?

 +HS: dinh dưỡng,di truyền, chế độ tập luyện TDTT

 +GV: Sự sinh trưởng và phát triển phụ thuộc vào những yếu tố nào?

 +HS:Yếu tố bên trong và bên ngoài chi phối.

 +GV:Sinh trưởng và phát triển là một trong những đặc trưng của cơ thể sống chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài cơ thể động vật tác động. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tác động của nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng của động vật.

 

docx7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật - Năm học 2013-2014 - Lê Mai Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c động của nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng của động vật. Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động cuả học sinh I. Ảnh hưởng cuă các yếu tố bên trong: 1. Giới tính: - Ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và kích thước tối đa của con đực và cái. Thường con cái có tốc độ lớn nhanh và sống lâu hơn. - Thực chất là do hệ gen quy định. . 2. Các hoocmon sinh trưởng và phát triển : a. Hoocmon điều hòa sinh trưởng: ª Hoocmon sinh trưởng GH: - Tiết ra ở thùy trước tuyến yên. - Tác dụng : + Kích thích phân chia tế bào. + Tăng cường quá trình tổng hợp prôtêin trong tế bào, mô, cơ quan + Kích thích phát triển xương. * Lưu ý : hiệu quả sinh trưởng còn phụ thuộc từng loại mô và giai đoạn phát triển của chúng. ª Hoocmon tirôxin: - Sản sinh từ tuyến giáp. - Tác dụng : + Tàm tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản. + Tăng cường sinh trưởng và phát triển bình thường. b. Hoocmon điều hòa sự phát triển: ª Hoocmon điều hòa sự biến thái: Có 2 loại hoocmon điều hòa sự biến thái ở sâu bọ : ecđixơn và juvenin, hoocmon tirôxin ở ếch. - Tuyến trước ngực tiết ra. - Tác dụng : điều hòa sự phát triển biến thái. + Juvenin : Ức chế biến đổi sâu thành nhộng và bướm. + Ecđixơn : gây lột xác, kích thích sâu biến đổi thành nhộng và bướm. + Tiroxin: điều hòa sự biến thái ở ếch. ª Điều hòa các tính trạng sinh dục thứ sinh : * Tính trạng sinh dục nguyên sinh : con đực có cơ quan sinh dục đực (tinh hoàn, ống dẫn tinh, cơ quan giao cấu, các tuyến phụ), con cái có cơ quan sinh dục cái (buồng trứng, ống dẫn trứng, dạ con,...) * Tính trạng sinh dục thứ sinh : là những tính trạng hình thái hoặc sinh lí khác nhau của con đực và con cái. VD : con đực có sừng (hươu), bờm (sư tử), giọng hót hay (họa mi), râu (nam) Caon cái : ngực phát triển (nữ), có kinh nguyệt. - Các tính trạng sinh dục thứ sinh được điều hòa bởi 2 loại hoocmon : ơstrôgen và testostêron. + Ơstrôgen: do buồng trứng tiết ra. Điều hòa sự phát triển các tính trạng sinh dục cái. + Testostêron: Do tinh hoàn tiết ra. Điều hòa sự phát triển các tính trạng sinh dục đực. ª Điều hòa chu kì kinh nguyệt : - Thời gian độ dài của chu kì : 28 ngày gồm pha nang trứng (14 ngày) và pha thể vàng (14 ngày). - Thời gian rụng trứng : 14 ngày kể từ ngày bắt đầu có kinh. + Nếu trứng được thụ tinh → hợp tử. Thể vàng tiết prôgesterôn phối hợp với ơstrogen ức chế tiết FSH và LH, ức chế phát triển nang trứng. Niêm mạc dạ con dày lên giúp phôi làm tổ. Nhau thai hình thành và tiết HCG duy trì thể vàng nên trứng không chín và rụng được. + Nếu trứng không được thụ tinh và không làm tổ ở dạ con thì thể vàng teo đi, trứng tiếp tục chín và lặp lại chu kì tiếp theo. Hoạt động 1: VD: Mối chúa lớn rất nhanh, cơ thể dài gấp đôi và nặng gấp 10 lần mối đực. Qua ví dụ trên, em nào có thể cho cô biết giới tính có ảnh hưởng như thế nào đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật? Đó là ở các loài động vật, còn ở người thì sao ? Em nào có thể phân tích câu“Nữ thập tam,nam thập lục”chứng tỏ giới tính có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ? Lứa tuổi bắt đầu có sự thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lí khác nhau ở nam và nữ(dậy thì) Quan sát hình 38.1: + Có nhận xét gì về tốc độ sinh trưởng ở nam và nữ? + Từ đó rút ra kết luận gì về sự phụ thuộc của tốc độ sinh trưởng vào giới tính? Như vậy là chúng ta đã biết giới tính có ảnh hưởng như thế nào đối với sinh trưởng và phát triển, thế còn các hoocmon có ảnh hưởng như thế nào ? Để tìm hiểu điều đó, chúng ta qua phần 2 Hoạt động 2: - Hãy kể tên các hoocmon điều hòa sinh trưởng và phát triển ở động vật. - Hoocmon điều hòa sinh trưởng có những loại nào? - Quan sát hình 38.1 SGKvà hoàn thành bảng: Tên hoocmon Nơi sản xuất Tác dụng a. Hoocmon điều hòa sinh trưởng - GH - Tiroxin - Thảo luận nhóm 2 phút: Quan sát hình, + Hãy cho biết trường hợp nào do tuyến yên tiết ra quá ít hoặc quá nhiều GH? + Tại sao tuyến yên tiết ra quá ít hoặc quá nhiều GH lại gây hậu quả như vậy? + Nếu muốn chữa bệnh lùn cần tiêm GH ở giai đoạn nào? Tại sao? (Nghiên cứu SGK) Thiếu iôt trong thức ăn nước uống còn gây ra hiện tượng gì ở trẻ em? Giải thích tại sao? Ta cần làm gì để hạn chế bệnh bướu cổ? Iôt có trong những loại thức ăn nào? - - Hoocmon điều hòa sự phát triển có những loại nào? Do tuyến nào tiết ra? Có tác dụng gì? Tên hoocmon Nơi sản xuất Tác dụng b. Hoocmon điều hòa phát triển - Điều hòa sự biến thái + Ecđixơn + Tiroxin + Juvenin Biến thái ở ếch được điều hòa bới loại hoocmon nào? - Điều gì xảy ra khi cắt bỏ tuyến giáp ở nòng nọc? hoặc thêm tiroxin vào nước. Mức độ tác động khác nhau của 2 loại hoocmon này mà sâu bọ biến thái hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. - Quan sát hình SGK SH11 + Vì sao lúc đầu sâu chỉ lột xác? + Khi nào thì sâu lột xác thành nhộng và bướm? Dựa vào hình 38.2, trình bày sự tác động hỗ trợ của 2 hoocmôn đó. - Thế nào là tính trạng sinh dục nguyên sinh, thứ sinh?Phân biệt và cho ví dụ. -Tính trạng sinh dục nguyên sinh là những tính trạng được hình thành trong quá trình hình thành thai nhi....(sinh ra đã có) - Tính trạng sinh dục thứ sinh được điều hòa bởi loại hoocmon nào? - Quan sát hình 38.1 SGK SH 11 cơ bản: Hãy chỉ ra tuyến tiết. tác dụng của ơstrôgen và testostêron. Tên hoocmon Nơi sản xuất Tác dụng b. Hoocmon điều hòa phát triển - Điều hoà sự tạo thành các tính trạng sinh dục thứ sinh + Ơstrogen +Testosteron - Điều hoà chu kỳ kinh nguyệt + FSH +LH + Ơstrogen + Prôgestêron - Liệt kê các đặc điểm sinh dục thứ cấp của gà trống. Gà trống sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường: Mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục,Tại sao? - Quan sát hình 38.2: + Hãy kể tên các hoocmon điều hòa chu kì kinh nguyệt. + Thời gian và độ dài của chu kì kinh nguyệt. + Thời gian có kinh. + Nếu trứng rụng và thụ tinh thì điều gì xãy ra? Và ngược lại. -Khẳng định lại Trong cùng một loài, sự sinh trưởng và phát triển của con đực và con cái có thể khác nhau. Con trai: trốc độ sinh trưởng tăng lúc 6 tuổi và lúc 17 tuổi. Con gái: tốc độ sinh trưởng nhanh ở 13 tuổi. Thường thì con cái có tốc độ lớn nhanh hơn, sống lâu hơn con đực. GH, Ecdixon, Jvernin, tiroxin, - GH, tiroxin. Tên hoocmon Nơi sản xuất Tác dụng a. Hoocmon điều hòa sinh trưởng - GH - Tiroxin Thùy trước tuyến yên. Tuyến giáp. Kích thích phân chia tế bào. Tăng cường quá trình tổng hợp prôtêin trong tế bào, mô, cơ quan Kích thích phát triển xương. Tàm tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản. Người bé nhỏ: tuyến yên tiết ít GH, Người khổng lồ: tuyến yên tiết nhiều GH. + Nếu GH quá nhiều sẽ thúc đẩy sinh trưởng nhanh hơn bình thường.(Tăng cường quá trình phân chia tế bào,tang số lượng và kích thước TB) +Nếu ít GH tốc độ sinh trưởng sẽ chậm lại và bị lùn.(Kìm hãm sự phân chia TB,giảm số lượng và kích thước TB) + Giai đoạn trẻ em, vì GH chỉ có tác dụng kích thích phát triển xương vào giai đoạn trẻ em,không có tác dụng với người lớn. Trẻ em chậm lớn,chịu lạnh kém,não ít nếp nhăn,trí tuệ thấp. Tiroxin giúp cơ thể phát triển bình thường, Iot là thành phần cấu tạo tiroxin. Nếu thiếu iot thì tiroxin không được tạo ra, do đó cơ thể phát triển không bình thường. Thiếu iốt sẽ dẫn đến thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hóa,giảm sinh nhiệt ở tế bào(chịu lạnh kém) giảm phân chia tế bào->số lượng tế bào não giảm->trí tuệ kém phát triển. Tảo biển,cá biển,trứng sữa Tên hoocmon Nơi sản xuất Tác dụng b. Hoocmon điều hòa phát triển - Điều hòa sự biến thái + Ecđixơn + Juvenin + Tiroxin Tuyến trước ngực của côn trùng Tuyến giáp trạng của nòng nọc. Gây lột xác, kích thích sâu biến đổi thành nhộng và bướm. Ức chế biến đổi sâu thành nhộng và bướm. Điều hòa sự biến thái ở ếch. Tiroxin - Cắt bỏ tuyến giáp: Tiroxin không được tạo ra, nòng nọc không biến thành ếch. Thêm tiroxin vào nước: nòng nọc nhanh chóng thành ếch nhưng kích thước rất nhỏ. + Lúc đầu nồng độ Juvernin nhiều nên sâu chỉ lột xác và lớn lên. + Sâu chỉ biến thành nhộng và bướm khi juvernin ngừng tiết và Ecdixon lúc nãy sẽ phát huy tác dụng, biến sâu thành nhộng và bướm. - ơstrôgen và testostêron. - HS trả lời. -Hoocmon testosterone do tinh hoàn tiết ra kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành các đặc điểm sinh dục thứ sinh ở đông vậtè thiếu testosterone gây hậu quả gà trống con phát triển không bình thường. - HS trả lời. -Hoocmon testosterone do tinh hoàn tiết ra kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành các đặc điểm sinh dục thứ sinh ở đông vậtè thiếu testosterone gây hậu quả gà trống con phát triển không bình thường. - HS trả lời. CỦNG CỐ: Phiếu học tập? Tên hoocmon Nơi sản xuất Tác dụng a. Hoocmon điều hòa sinh trưởng - GH - Tiroxin b. Hoocmon điều hòa phát triển - Điều hòa sự biến thái + Ecđixơn + Tiroxin + Juvenin - Điều hoà sự tạo thành các tính trạng sinh dục thứ sinh + Ơstrogen +Testosteron - Điều hoà chu kỳ kinh nguyệt + FSH +LH + Ơstrogen + Prôgestêron Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Sự biến thái của sâu bọ được điều hoà bởi những hoocmôn nào? A. tirôxin B. ơstrôgen C. Testostêrôn D. ecđixơn và juvenin Câu 2: Ở nữ, hoocmôn nào kích thích sự phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp? A. tirôxin B. ơstrôgen C. testostêrôn D. ecđixơn và juvenin Câu 3:Tác dụng của hoocmôn tirôxin? A- gây lột xác ở sâu, bướm B- kích thích sự phát triển xương C- ức chế quá trình biến đổi nhộng thành bướm D- gây biến thái nòng nọc thành ếch Câu 4: Hậu quả của việc thiếu Iôt ở động vật non? A- sự phát triển trí tuệ kém B- chậm lớn hoặc ngừng lớn C- chịu lạnh kém D- cả a, b và c Câu 5 : Hoocmoncó tác dụng chủ yếu là kích thích phân hóa tế bào, kích thích phát triển xương: Testôstêron Hoocmôn sinh trưởng Juvenin và ecđixơn Ơstrôgen và testôstêron Câu 6:Ecđixon có tác dụng: Cản trở sự lột xác của côn trùng, biến sâu à nhộng và bướm Tăng kích thước tế bào Gây lột xác ở côn trùng, biến sâuà nhộng và bướm A, B đều đúng Câu 7:Ở nam, hoocmôn nào có tác dụng hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp: Tirôxin Testôstêron Ơstrôgen Ecđixơn

File đính kèm:

  • docxGiao an bai 38 lop 11 Sinh hoc.docx