1/ Kiến thức:
- Nêu được 1 số bệnh truyền nhiễm. Trình bày khái niệm, cơ chế & phân biệt các loại bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, các loại miễn dịch, interferon.
- Mô tả được phương thức lây truyền của bệnh truyền nhiễm, từ đó đề xuất cách phòng tránh.
2/ Kĩ năng:
- Phân tích hình, kênh chữ, nhận biết kiến thức, khái quát, hệ thống tổng hợp kiến thức và vận dụng vào thực tế.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát trong các hoạt động nhóm & hoạt động cá nhân.
- Hình thành khả năng làm việc khoa học.
3/ Thái độ:
- Xác định mọt cách đúng đắn nguyên nhân của các loại dịch bệnh, từ đó có ý thức & có pp thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng chống dịch bệnh. Giáo dục, tuyên truyền mọi người cùng phòng chống bệnh truyền nhiễm.
- Có niềm tin vào khoa học hiện đại.
1/ GV:
a) Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
b) Phương tiện: - SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Tranh ảnh có liên quan.
2/ HS: Đọc bài trước ở nhà. Chuẩn bị bài mới bằng câu hỏi: Sưu tầm tranh ảnh một số bệnh truyền nhiễm ở người & ĐV. Đọc lại các vấn đề liên quan về miễn dịch & bệnh truyền nhiễm – SGK Sinh học 8
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Tiết 49, Bài 45: Khái niệm bệnh truyền nhiễm và miễn dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 45:
KHÁI NIỆM BỆNH TRUYỀN NHIỄM & MIỄN DỊCH
I.MỤC TIÊU:
TUẦN:31
TIẾT:49
NS:16/3/2008
MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Nêu được 1 số bệnh truyền nhiễm. Trình bày khái niệm, cơ chế & phân biệt các loại bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, các loại miễn dịch, interferon.
Mô tả được phương thức lây truyền của bệnh truyền nhiễm, từ đó đề xuất cách phòng tránh.
2/ Kĩ năng:
Phân tích hình, kênh chữ, nhận biết kiến thức, khái quát, hệ thống tổng hợp kiến thức và vận dụng vào thực tế.
Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát trong các hoạt động nhóm & hoạt động cá nhân.
Hình thành khả năng làm việc khoa học.
3/ Thái độ:
Xác định mọt cách đúng đắn nguyên nhân của các loại dịch bệnh, từ đó có ý thức & có pp thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng chống dịch bệnh. Giáo dục, tuyên truyền mọi người cùng phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Có niềm tin vào khoa học hiện đại.
- II. CHUẨN BỊ:
1/ GV:
a) Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
b) Phương tiện: - SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Tranh ảnh có liên quan.
2/ HS : Đọc bài trước ở nhà. Chuẩn bị bài mới bằng câu hỏi: Sưu tầm tranh ảnh một số bệnh truyền nhiễm ở người & ĐV. Đọc lại các vấn đề liên quan về miễn dịch & bệnh truyền nhiễm – SGK Sinh học 8
III. NỘI DUNG &TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’).
2 / Kiểm tra bài cũ (5’) : Trình bày các loại virut gây bệnh ở TV, kí sinh trên VSV.
Nêu các ứng dụng của virut trong thực tiễn.
3/ Tiến trình bài mới :
NỘI DUNG
HĐGV
HĐHS
HĐ1: TÌM HIỂU VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM (14’)
I.KN BỆNH TRUYỀN NHIỄM: 1. KN:
- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
- Tác nhân: Vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh hoặc virút,..
- Điều kiện gây bệnh:
+ Độc lực (mầm bệnh, độc tố).
+ Số lượng nhiễm đủ lớn.
+ Con đường xâm nhập thích hợp.
2. Phương thức lây truyền:
a) Truyền ngang: Qua đường hô hấp, đường tiêu hoá, tiếp xúc trực tiếp (qua da & niêm mạc tổn thương, động vật cắn hoặc côn trùng đốt).
b) Truyền dọc: Từ mẹ sang thai nhi
3. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do vi rút:
- Bệnh đường hô hấp (90% do virút): Viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh, viêm đường hô hấp cấp (SARS), cúm.
- Bệnh đường tiêu hoá: Viêm gan, quai bị, tiêu chảy,
- Bệnh thần kinh: Virut vào cơ thể theo nhiều con đường: hô hấp, tiêu hoá, niệu rồi vào máu đến hệ thần kinh trung ương gây bệnh: viêm não Nhật Bản, bại liệt.
- Bệnh đường sinh dục: HIV, hecpec, viêm gan B.
- Bệnh da: đậu mùa, mụn cơm, sởi,..chúng lây qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp.
HĐ2: TÌM HIỂU SƠ LƯỢC CÁC VẤN ĐỀ MIỄN DỊCH (15’)
II. MIỄN DỊCH:
1/ KN:
Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
2/ Các loại miễn dịch
a. Miễn dịch không đặc hiệu:
Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.
VD: Các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể: Da, niêm mạc, dịch do cơ thể tiết ra ( dịch tiêu hóa, dịch mật, nước mắt,), dịch nhầy & lông rung, đại thực bào, bạch cầu trung tính,
Đặc diểm:
- Không đòi hỏi tiếp xúc trước với kháng nguyên.
- Có vai trò quan trọng khi cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng.
b. Miễn dịch đặc hiệu:
Là miễn dịch sản xuất ra kháng thể khi có kháng nguyên xâm nhập vào.
Có 2 loại:
a) Miễn dịch thể dịch:
- Là miễn dịch sản xuất ra kháng thể (do tb limphô B tiết ra) nằm trong thể dịch (máu, sữa, dịch bạch huyết, dịch nước ối,)
- Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể.
b) Miễn dịch tế bào:
Là miễm dịch có sự tham gia của các tế bào T độc. Tế bào T khi phát hiện ra tế bào nhiễm thì sẽ tiết ra protein để làm tan tế bào nhiễm khiến virut không nhân lên được. Miễn dịch tb đóng vai trò chủ đạo trong các bệnh do virut.
HĐ3: TÌM HIỂU KN, VAI TRÒ & TÍNH CHẤT CỦA INTERFERON
III. INTERFERON (5’)
1/ KN: Interferon là loại prôtêin đặc biệt do nhiều loại tb tiết ra chống lại virut, chống lại tb ung thư & tăng cường khả năng miễn dịch.
2/ Vai trò – tính chất cơ bản của interferon (IFN):
a. Tính chất:
- IFN có bản chất là prôtêin, khối lượng phân tử lớn.
- Bền vững trước các loại enzim (trừ prôtêaza), chịu axit, t0 cao.
- Có tính đặc hiệu loài. Nhưng đặc biệt virut là ngoại lệ (ức chế nhân lên của bất kì loại virut nào).
b. Vai trò
Bảo vệ tb, ngăn cản sự nhân lên của virut, kích thích tăng số lượng tb miễn dịch a Chống tb ung thư & virut.
Dựa vào sự hiểu biết của mình, trả lời các câu hỏi:
- Bệnh truyền nhiễm là gì?
- Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm?
- Điều kiện gây bệnh truyền nhiễm.
Cho biết các phương thức lây truyền của bệnh truyền nhiễm?
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập (Bảng 46/ SGK trang 155).
Yêu cầu HS trả lời câu lệnh phần 3/ SGK trang 156.
Hiện tượng bạch cầu thực bào giết chết các vi sinh vật được gọi là gì? Thế nào là miễn dịch? Gồm có những loại miễn dịch nào?
Miễn dịch không đặc hiệu là gì?
Đặc điểm của miễn dịch không đặc hiệu?
Miễn dịch đặc hiệu khác với miện dịch không đặc hiệu ở điểm nào?
Giải thích kháng nguyên là gì, kháng thể là gì?
- Kháng nguyên là chất lạ, thường là protein, có khả năng kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn
- Kháng thể là protein được sản xuất ra để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ.
Phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào? Trong các bệnh do virut, miễn dịch nào đóng vai trò chủ lực?
V y/c HS đọc nội dung III/ SGK trang 156 để thảo luận nhóm & trả lời câu hỏi:
Interferon là gì?
Vai trò – tính chất cơ bản của interferon.
HS dựa vào hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi:
- BTN là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
- Tác nhân: Vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh hoặc virút,..
- Điều kiện gây bệnh: Độc lực.
Số lượng nhiễn đủ lớn. Con đường xâm nhập thích hợp.
Quan sát hình vẽ, nêu các phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm.
- Truyền ngang: Qua sol khí, đường tiêu hoá, tiếp xúc trực tiếp, động vật cắn hoặc côn trùng đốt.
- Truyền dọc: Từ mẹ sang thai nhi.
HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập (Bảng 46/ SGK trang 155).
HS trả lời câu lệnh phần 3/ SGK trang 156.
Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Vd:
- Da và niêm mạc là bức tường thành không cho VSV xâm nhập.
- Hệ thống nhung mao đường hô hấp chuyển động liên tục để hất các VSV ra khỏi cơ thể.
- Dịch axit dạ dàyphá huỷ VSV mẫn cảm axit, dịch mật phá huỷ vỏ ngoài chứa lipit.
- Nước mắt, nước tiểu rửa trôi sinh vật ra khỏi cơ thể.
- Đại thực bào và bạch cầu trung tính thực bào VSV.
Không đòi hỏi tiếp xúc trước với kháng nguyên. Có vai trò quan trọng khi cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng.
Miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập
Phân biệt được miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào:
- MDTD: Là miễn dịch sản xuất ra kháng thể nằm trong thể dịch
- MDTB: Là miễm dịch có sự tham gia của các tế bào T độc.
Trong bệnh virut, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực, vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể.
Interferon là loại prôtêin đặc biệt do nhiều loại tb tiết ra chống lại virut, chống lại tb ung thư & tăng cường khả năng miễn dịch.
- IFN có bản chất là prôtêin, khối lượng phân tử lớn.Bền vững trước các loại enzim (trừ prôtêaza), chịu axit, t0 cao. Có tính đặc hiệu loài. Nhưng đặc biệt virut là ngoại lệ (ức chế nhân lên của bất kì loại virut nào).
- Bảo vệ tb, ngăn cản sự nhân lên của virut, kích thích tăng số lượng tb miễn dịch a Chống tb ung thư & virut.
4. Củng cố: (4’)
Miễn dịch đặc hiệu khác với miễn dịch không đặc hiệu ở điểm nào?
Phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào?
TRẮC NGHIỆM:
1. Phát biểu nào không đúng với bệnh truyền nhiễm:
A. Lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. B. Bệnh say nắng, giun sán, đau bụng.
C. Do vi sinh vật gây ra D. Có thể phát triển thành dịch.
2. Miễn dịch là
A. khả năng của cơ thể chống lại vi khuẩn. B. khả năng của cơ thể chống lại vi nấm.
C. khả năng của cơ thể chống lại vi rút. D. khả năng của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.2. 3. Trường hợp nào là miễn dịch không đặc hiệu?
A. Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập. B. Miễn dịch sản xuất ra kháng thể.
C. Miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh. D. Miễn dịch có sự tham gia của tế bào T độc.
4. Điều kiện để miễn dịch không đặc hiệu phát huy tác dụng:
A. Đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên.
B. Không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên.
C. Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.
D. Có sự tham gia của tế bào T độc.
5. Dặn dò: (1’)
- Học bài cũ. Trả lời câu hỏi SGK/ trang 157.
- Tìm kiếm các tư liệu về các bệnh truyền nhiễm ở địa phương.
File đính kèm:
- GAB46(T49)SH10NC.doc